Ông Kerry nghi Nga, Trung Quốc đọc trộm email
Trong bản tin tối 11/8 của đài CBS, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cáo buộc Trung Quốc và Nga “rất có thể” đã đọc trộm thư điện tử của ông, đồng thời cho biết Mỹ đã và sẽ tiếp tục thảo luận với Trung Quốc về các vụ tấn công mạng.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Khi được hỏi về khả năng Nga và Trung Quốc đọc trộm email cá nhân của mình, Ngoại trưởng Kerry nhấn mạnh rằng điều này “rất có thể xảy ra” và “chúng tôi biết rằng họ đã tấn công một số lợi ích của Mỹ trong nhiều ngày qua”.
Bên cạnh đó, ông Kerry còn tiết lộ rằng các vụ tấn công mạng vẫn là chủ đề của các cuộc thảo luận đang diễn ra giữa Mỹ với Trung Quốc và vấn đề này sẽ lại được nhắc tới khi Tổng thống Barack Obama tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Washington vào tháng 9 tới.
Trước đó, Trung Quốc từng bị nghi ngờ đứng sau các vụ tấn công mạng được công bố hồi tháng 6 vừa qua, trong đó, lượng lớn thông tin cá nhân của các nhân viên liên bang Mỹ đã bị đánh cắp. Tuy nhiên, Trung Quốc đã phủ nhận các cáo buộc trên.
Trong một diễn biến khác, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 11/8 cho biết, cộng đồng tình báo nước này đã đề xuất rằng một phần các thư điện tử chưa được công bố trong nhiệm kỳ Ngoại trưởng của ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ Hillary Clinton nên được nâng lên cấp độ tuyệt mật.
Video đang HOT
Trong một tuyên bố, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby cho biết, các nhân viên bộ này không xếp các thư điện tử trong giai đoạn 2009-2011 vào dạng thông tin mật, thậm chí còn gửi chuyển tiếp một số thư cho bà Clinton, khi đó là Ngoại trưởng Mỹ. Tuy nhiên, tuyên bố khẳng định: “Các thư điện tử này không hề được công khai”. Theo ông Kirby, trong khi Bộ Ngoại giao làm việc với Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ để xem xem liệu những tài liệu này có thực sự được phân loại mật hay không, họ đã thực hiện các bước đi để đảm bảo rằng những thông tin đó được bảo vệ và lưu giữ hợp lý.
Cùng ngày, tờ “Washington Post” đưa tin luật sư của bà Clinton đã trao cho Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) ổ cứng cá nhân có chứa hàng nghìn thư điện tử mà bà sử dụng trong thời gian đảm nhiệm cương vị Ngoại trưởng Mỹ. Trước đó, những bức thư này đã được chuyển cho Bộ Ngoại giao Mỹ.
Theo TN/AFP
baotintuc.vn
Mỹ - Trung tranh cãi nảy lửa về vấn đề Biển Đông
Trong chuyến thăm đến Bắc Kinh, Ngoại trưởng Kerry bày tỏ quan ngại sâu sắc trước tiến trình cải tạo đảo phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông. Trong khi đó, Bắc Kinh tuyên bố nước này có quyền cải tạo các bãi đá và sẽ kiên định trong vấn đề chủ quyền trên Biển Đông.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị. (Ảnh: EPA)
Sau cuộc gặp riêng với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 16/5, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị không có bất kỳ một dấu hiệu thỏa hiệp nào, dù người đồng cấp Mỹ Kerry hối thúc Bắc Kinh phải hành động làm giảm căng thẳng trên Biển Đông.
"Việc xây dựng trên quần đảo Nam Sa và cải tạo các bãi đá hoàn toàn nằm trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc", ông Vương nói với các phóng viên tại cuộc họp báo ngày 16/5, nhắc đến "Nam Sa" - cái tên mà Bắc Kinh ngang nhiên dùng để gọi quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
"Tôi muốn tái khẳng định rằng quyết tâm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc "vững như bàn thạch"", Ngoại trưởng Vương bổ sung. "Đây là yêu cầu của người dân đối với chính phủ và cũng là quyền hợp pháp của chúng tôi".
Bình luận của ông Vương được đưa ra trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Mỹ Kerry, người đang trong chuyến thăm kéo dài 2 ngày tới Bắc Kinh nhằm thể hiện quan ngại sâu sắc của Washington trước "giấc mộng Trung Hoa" trên Biển Đông.
Theo AP, Trung Quốc ngang nhiên đưa ra yêu sách chủ quyền với khoảng 90% diện tích Biển Đông. Hiện nước này đang và đang đẩy mạnh yêu sách này thông qua tăng tốc cải tạo đảo ở 7 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1988.
Những bức ảnh vệ tinh mới nhất còn cho thấy dường như Trung Quốc đang xây đường băng tại quần đảo này. Đường băng này đủ dài để đón các máy bay chiến đấu và máy bay do thám của Trung Quốc, tạo một căn cứ quân sự trên Biển Đông cho Bắc Kinh. Mỹ cũng từng chỉ trích rằng Trung Quốc đang âm mưu xây một "Vạn Lý Trường Thành bằng cát" trên Biển Đông.
Trong khi đó, Trung Quốc cùng lúc bày tỏ quan ngại trước thông tin về việc Mỹ lên phương án điều tàu và máy bay quân sự trong phạm vi 12 hải lý quanh các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa để bảo vệ an toàn tự do hàng hải tại đây. Bắc Kinh gọi đây là một kế hoạch "nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền" với các đảo nhân tạo nước này đang xây dựng.
Về phần mình, Ngoại trưởng Kerry cho biết Mỹ rất lo ngại về quy mô cũng như tốc độ của hoạt động cải tạo mà Trung Quốc đang ráo riết thực hiện trên Biển Đông. Ông nhấn mạnh luật pháp quốc tế không cho phép hay công nhận việc "tạo ra" chủ quyền bằng cách xây dựng trên những rạn san hô.
"Qua tiếp xúc với Ngoại trưởng Vương Nghị, tôi hối thúc Trung Quốc hành động để cùng tất cả các nước giảm căng thẳng và tăng triển vọng tìm ra một giải pháp ngoại giao cho vấn đề trên Biển Đông", ông Kerry tuyên bố.
Ngoại trưởng Kerry cho rằng Biển Đông cần các hoạt động "ngoại giao thông minh" để có thể thống nhất bộ quy tắc ứng xử giữa Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc, thay vì chỉ có thêm "những tiền đồn và các đường băng quân sự" tại đây. Trong bình luận này, Ngoại trưởng Mỹ rõ ràng đã nhắc đến đường băng và các công trình quân sự mà Trung Quốc đang xây dựng trái phép trên Biển Đông.
Biển Đông là một trong những vấn đề gây tranh cãi mới nhất trong quan hệ của hai siêu cường kinh tế Mỹ- Trung, bên cạnh các vấn đề liên quan đến giao thương, nhân quyền cho đến vấn đề an ninh mạng. Ngoài ra, hai nước này hợp tác trên nhiều vấn đề như Triều Tiên và Iran.
Theo BBC, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sáng 16/5 đã đến Bắc Kinh, kêu gọi Trung Quốc dừng những động thái mang tính hiếu chiến trên Biển Đông.
Theo dự kiến, bên cạnh cuộc gặp với Ngoại trưởng Vương Nghị, ông Kerry sẽ còn có một loạt cuộc gặp với các lãnh đạo Trung Quốc, gồm có Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Uỷ viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì, và sĩ quan quân sự hàng đầu nước này.
BBC dẫn lời các quan chức Mỹ cho hay dù mục tiêu ban đầu của chuyến đi là nhằm chuẩn bị cho Đối thoại Kinh tế Chiến lược Mỹ - Trung diễn ra vào tháng tới và chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Washington trong tháng 9, hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ là chủ đề bao trùm trong chương trình nghị sự lần này.
Thoa Phạm
Theo Dantri/ AP, BBC
Ngoại trưởng Mỹ đến Bắc Kinh, kêu gọi Trung Quốc kiềm chế trên Biển Đông Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sáng nay 16/5 đã đến Bắc Kinh, kêu gọi Trung Quốc dừng những động thái mang tính hiếu chiến trên Biển Đông. Ngoại trưởng John Kery sẽ có các cuộc gặp các lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc. (Ảnh: AP) Theo BBC, Ngoại trưởng Kerry sáng nay đã tới Bắc Kinh, chuẩn bị có một loạt cuộc...