Ông Jeb Bush rút khỏi cuộc đua tranh chức Tổng thống Mỹ
Ông Jeb Bush năm nay 63 tuổi, là con của cựu Tổng thống George H. W. Bush (Bush cha) và em trai cựu Tổng thống George W. Bush (Bush con).
Ông Jeb Bush.
Hãng tin Kyodo của Nhật Bản ngày 21/2 đưa tin cho biết, ứng viên tranh cử Tổng thống Mỹ Jeb Bush gần như chắc chắn sẽ rút khỏi cuộc đua tranh chức Tổng thống Mỹ đang diễn ra gay gắt.
Trước đó, hôm thứ Bảy cuối tuần qua, cựu Thống đốc bang Jeb Bush tuyên bố rằng ông đang từ bỏ cuộc đua giành chiếc ghế quyền lực nhất nước Mỹ.
Ông Jeb Bush năm nay 63 tuổi, là con của cựu Tổng thống George H. W. Bush (Bush cha) và em trai cựu Tổng thống George W. Bush (Bush con) đã bắt đầu để mất vị thế trong cuộc chạy đua để trở thành ứng viên sáng giá đại diện cho đảng Cộng Hoà.
Trong khi đó, tỷ phú Donald Trump (69 tuổi), ứng viên đồng đảng với ông Jeb Bush đã tuyên bố chiến thắng trong bầu cử sơ bộ ở Nam Carolina sau khi chiến thắng tại New Hampshire.
Cùng ngày, bà Hillary Clinton, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ, ứng viên sáng giá nhất của đảng Dân Chủ, người năm nay bước vào tuổi 68 cũng đã tuyên bố chiến thắng tại bang các bang Iowa, Nevada dù thua ở New Hampshire so với ứng viên – Thượng nghị sỹ Bernie Sanders.
Cả hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ sẽ quyết định đề cử ứng viên sáng giá nhất của mình để tham gia chạy đua giành chiếc ghế quyền lực ở Nhà Trắng trong tháng 7 này để tham gia bầy cử vào ngày 8/11 cuối năm nay.
Video đang HOT
Hoà Bình
Theo_Người Đưa Tin
Nga ngày càng nóng ruột muốn rút khỏi Syria?
IS trở về tuyển quân ở Nga trong khi ông Putin đang tìm các giải pháp chính trị trên bàn ngoại giao.
Nga đang chịu một sức ép rất lớn từ việc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đang thực hiện việc tuyển quân tại một số tỉnh Dagestan, Eduard Urazayev của nước này.
Tỉnh Dagestan là điểm nóng bạo lực ở Bắc Caucasus (Nga) đang cung cấp hàng trăm chiến binh cho IS. Hiện các chiến binh này đã trở về quê hương với kinh nghiệm từ các cuộc chiến ở Syria.
Chiến binh Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Sharaputdin Arslanbekov, một quan chức cảnh sát ở Makhachkala phụ trách chống chủ nghĩa cực đoan cho hay, con số cư dân Dagestan rời tới Syria chiến đấu cho IS là khoảng 419 trong khi các nguồn tin tình báo cho rằng, con số thực tế phải khoảng 700 người.
Arslanbekov nói thêm, IS tuyển dụng tích cực ở các trường học, lợi dụng các vấn đề kinh tế và xã hội trong vùng: "Những kẻ tuyển quân khá tinh ranh và chuẩn bị kỹ càng. Chúng cũng biết cách truyền bá tư tưởng và là những nhà tâm lý học thực thụ".
Cảnh sát Nga đang nỗ lực theo dõi sát sao những đối tượng trở về. Chính quyền Dagestan đã cố kiểm soát các tín đồ của Salafism- một nhánh cực đoan của Hồi giáo Sunni, bằng cách lấy mẫu ADN và dấu vân tay của nhóm này.
Trong một phát biểu gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố: "Chúng tôi không thể cho phép các đối tượng đó vận dụng kinh nghiệm đạt được ở Syria để về áp dụng tại quê hương".
Lửa Syria trên bàn ngoại giao
Trong khi đó, cuộc chiến tại Syria trong điều kiện kinh tế đang suy giảm gây ảnh hưởng đến Nga. Liên quân chống IS do Mỹ dẫn đầu hiện vẫn chưa thể hiện một thái độ thiện chí nào.
Nhiều quan chức EU cho rằng Nga sẽ tiếp tục sa lầy ở Syria nếu không kiến tạo được tiến trình chuyển tiếp chính trị.
Ngày 28/10, người phụ trách chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu, bà Federica Mogherini đã hối thúc Moscow tìm giải pháp chính trị cho xung đột đã kéo dài hơn 4 năm qua ở Syria, hối thúc Nga nên kiến tạo một quá trình chuyển tiếp chính trị ở Syria nếu không muốn sa lầy như ở Afghanistan.
Đồng quan điểm với bà Mogherini, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, Antony Blinken, nhất trí rằng Moscow chịu áp lực phải tạo ra được một thỏa thuận chính trị sau khi đã can thiệp vào Syria về mặt quân sự.
Ông Blinken nói với kênh France 24, "Nga hiện có nhiều động lực và ảnh hưởng hơn để có thể hướng Tổng thống Assad và chính quyền Syria đến quá trình chuyển tiếp. Các bên đều nhận thức rằng không có giải pháp quân sự cho Syria và phía Nga cũng ngày càng ý thức được điều đó".
Một nỗ lực từ phía Nga có thể đưa ra vào lúc này là ưu tiên sức mạnh từ những người ủng hộ mình để chia lẻ liên minh này theo ý chí người Nga. Đơn cử như Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy.
Ông Putin và ông Sarkozy có mối quan hệ lâu năm, gần gũi.
Hãng TASS dẫn nguồn tin từ Điện Kremlin cho biết ông Putin sẽ gặp Cựu Tổng thống Pháp Sarkozy vào cuối ngày 29/10 để bàn về vấn đề châu Âu, hợp tác giữa Nga-Pháp và cả tình hình Syria.
Trong khi Pháp đang cùng Mỹ tiến hành không kích ở Syria nhắm vào lực lượng IS, Tổng thống Nga không gặp mặt bàn luận với Tổng thống đương nhiệm nước này mà chọn ông Sarkozy, môt người có mối quan hệ lâu dài và gần gũi với mình.
Cựu Tổng thống Pháp lâu nay có quan điểm ủng hộ ông Putin. Ngay sau khi đặt chân đến Moscow hôm 28/10, ông Sarkozy lên tiếng kêu gọi các nước châu Âu, kể cả nước Pháp, tăng cường đối thoại với Nga thay vì cô lập Moscow.
"Không có Nga, chúng ta không thể giải quyết những vấn đề mà thế giới đang đối mặt", Cựu tổng thống Pháp phát biểu trước các sinh viên của trường đại học MGIMO ở Moscow, theo hãng tin Sputnik.
"Có 2 liên minh đang can thiệp vào Syria với cùng mục tiêu. Cần phải thống nhất 2 liên mình này để có thể tiêu diệt IS. Cách duy nhất để đạt được giải pháp chính trị là thông qua liên minh quốc tế với sự can thiệp của Nga, quốc gia đóng vai trò quan trọng cho đất nước này (Syria)", ông Sarkozy hết lời ca ngợi Nga, theo TASS.
Trong khi đó, phản ứng trước việc Mỹ có ý định đưa đặc nhiệm tới Syria, Nga đã thẳng lời chỉ trích hành động này của Mỹ và yêu cầu Mỹ đừng làm gia tăng bạo lực ở Trung Đông.
Thạch Tú
Theo_Báo Đất Việt
Con trai George Herber Bush ra tranh cử Tổng thống Con trai của cựu Tổng thống Mỹ George Herbert Bush và là em trai cựu Tổng thống George Walker Bush, đã chính thức ra tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Cựu Thống đốc bang Florida Jeb Bush chính thức tham gia cuộc tranh cử Tổng thống 2016. (Ảnh: AP) Ngày 15/6, ông Jeb Bush, con trai của cựu Tổng thống Mỹ George...