Ông Huỳnh Văn Nén kêu cứu bị chiếm đoạt tiền bồi thường oan sai
Hiện nay ông Huỳnh Văn Nén chưa nhận được số tiền bồi thường sau khi chuyển vào tài khoản người thân và nhận nhiều cuộc điện thoại từ số máy lạ gọi đến doạ giết…
Trao đổi với phóng viên Phapluatplus.vn, ông Huỳnh Văn Nén cho biết: Đến thời điểm hiện nay ông chưa nhận được số tiền bồi thường sau khi đã chuyển vào tài khoản người thân. Nhiều khi còn nhận được nhiều cuộc điện thoại từ số máy lạ gọi đến doạ giết.
Ông Huỳnh Văn Nén đề nghị luật sư Nguyễn Đình Hải – Công ty Luật Hải Châu, Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai – trợ giúp pháp lý về việc bị chiếm đoạt số tiền bồi thường oan sai.
Đồng thời ông Huỳnh Văn Nén chia sẻ số tiền bị “chia năm, sẻ bay” như vậy không thoả đáng; hiện ông Nén đang nhờ luật sư Nguyễn Đình Hải – Công ty Luật Hải Châu, Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai – giúp đỡ.
Theo ông Nén, nguyên nhân mà ông chưa nhận được tiền là do khi tiền từ Trung ương chuyển về Toà án Nhân dân tỉnh Bình Thuận, sau đó Toà án nhân dân tỉnh Bình Thuận chuyển số tiền vào tài khoản đứng tên cha đẻ ông Nén là cụ Huỳnh Văn Truyện và bà Huỳnh Kim Ngân (chị gái Nén).
Khi nhận được thông tin số tiền bồi thường được chuyển vào tài khoản chị gái và cha đẻ ông Nén, nhiều lần ông Nén ra ngân hàng xin rút số tiền trên nhưng bị từ chối giao dịch.
Ông Huỳnh Văn Nén thẳng thắn chia sẻ quá trình thực hiện kêu oan, đòi bồi thường, các lần đàm phán ông luôn có mặt, là người trong cuộc; nhưng khi đi rút tiền bồi thường thì ông Nén không hề hay biết.
Trao đổi với phóng viên Phapluatplus.vn, luật sư Nguyễn Đình Hải – Công ty Luật Hải Châu, Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai – xác nhận gần một tuần nay ông Nén đã lên TP.HCM, đến văn phòng chia sẻ những khó khăn, xin được trợ giúp pháp lý về việc bị chiếm đoạt số tiền bồi thường oan sai.
Video đang HOT
Luật sư Hải cho biết, qua xem xét quyết định bồi thường của Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Thuận và biên bản về việc thương lượng bồi thường cuối cùng vào ngày 12.1.2017 thì thấy có dấu hiệu làm trái quy định pháp luật.
Hiện nay phía luật sư Nguyễn Đình Hải – Công ty Luật Hải Châu – đang hoàn tất thủ tục cần thiết để giúp đỡ ông Nén theo đề nghị của ông Nén với luật sư Hải và Công ty Luật Hải Châu.
Trong hoàn cảnh không có tiền chi tiêu trong những ngày ở TP.HCM, ông Huỳnh Văn Nén đã nhờ sự giúp đỡ của luật sư Nguyễn Đình Hải chỗ ăn, ở để tiếp tục hành trình kêu cứu của mình.
Ông Huỳnh Văn Nén trong buổi giao lưu trực tuyến với độc giả Pháp luật Plus ngày 8.5 chia sẻ: “Trong vụ án bà Lê Thị Bông bị giam 17 năm 6 tháng 11 ngày, nếu 2 bản án mà bồi thường 10 tỷ 1 triệu 335 nghìn đồng là chưa thỏa đáng”, nay lại đối mặt với việc đứng trước nguy cơ bị chiếm đoạt số tiền bồi thường oan sai.
Trước đó Phapluatplus.vn đã đưa tin, ngày 4.5 TAND tỉnh Bình Thuận thông qua Kho bạc Nhà nước tỉnh chuyển số tiền hơn 10 tỷ đồng vào tài khoản của người thân ông Huỳnh Văn Nén.
Ngày 17.1.2017, Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Thuận đã công bố mức bồi thường cho ông Huỳnh Văn Nén là 10.001.335.000 đồng; ông Huỳnh Văn Nén đã chấp nhận mức bồi thường.
Khoản bồi thường thì số tiền hơn 10 tỷ đồng mà ông Huỳnh Văn Nén được bồi thường bao gồm gần 5,3 tỷ đồng bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần; 2,3 tỷ đồng thiệt hại do tổn hại về sức khỏe; gần 1,2 tỷ đồng bồi thường thu nhập thực tế bị mất và 1,2 tỷ đồng cho các thiệt hại khác.
Vụ án oan của ông Huỳnh Văn Nén được bắt đầu từ ngày 23.4.1998, bà Lê Thị Bông, ngụ tại thôn 2, xã Tân Minh nay là thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân, Bình Thuận bị giết chết và cướp đi chiếc nhẫn một chỉ vàng.
Hành trình vụ án bắt đầu từ ngày 17.5.1998, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bình Thuận bắt tạm giam ông Huỳnh Văn Nén vì nghi ông đã giết bà Bông. Ngày 31.8.2000, tại phiên tòa sơ thẩm, ông Nén khai do bị bức cung, nhục hình nên buộc phải nhận tội giết bà Bông để cướp chiếc nhẫn vàng. Tuy nhiên, Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Thuận vẫn tuyên phạt bị cáo án tù chung thân. Do người thân cũng bị oan mà rơi vào lao lý nên mất hết tinh thần, ông Nén không biết làm đơn kháng cáo nên bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật.
Sau nhiều năm ông Nén phải ngồi tù và gia đình ông đi kêu oan, đến tháng 9.2014, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao kháng nghị tái thẩm vụ án, sau đó Tòa án Nhân dân Tối cao hủy án để điều tra lại. Tháng 10.2015, Nguyễn Thọ hung thủ giết chết bà Lê Thị Bông bị bắt sau 18 năm gây án.
Ngày 22.10.2015, ông Huỳnh Văn Nén được tại ngoại để chữa bệnh. Ngày 28.11.2015, Công an tỉnh Bình Thuận công bố quyết định đình chỉ điều tra bị can đối với ông Huỳnh Văn Nén.
Tiếp đến, ngày 3.12.2015, Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Thuận tổ chức xin lỗi công khai đối với ông Huỳnh Văn Nén, người bị kết án chung thân, phải ngồi tù oan hơn 17 năm.
Theo Quang Thuận (PL )
Nhận hơn 10 tỷ tiền bồi thường, ông Huỳnh Văn Nén sử dụng thế nào?
Số tiền hơn 10 tỷ đồng mà ông Huỳnh Văn Nén được bồi thường bao gồm gần 5,3 tỷ đồng bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần; 2,3 tỷ đồng thiệt hại do tổn hại về sức khỏe; gần 1,2 tỷ đồng bồi thường thu nhập thực tế bị mất và 1,2 tỷ đồng cho các thiệt hại khác.
Như Dân Việt đã đưa tin: Đại diện TAND tỉnh Bình Thuận cho biết đã làm thủ tục chuyển số tiền hơn 10 tỷ đồng bồi thường oan sai cho ông Huỳnh Văn Nén.
Ông Huỳnh Văn Nén. Ảnh: Infonet
Cụ thể, theo Zing: Ông Biện Văn Hoan - Chánh án TAND tỉnh Bình Thuận - cho biết đã làm thủ tục chuyển hơn 10 tỷ đồng từ TAND Tối cao bổ sung dự toán kinh phí năm 2017 cho TAND tỉnh Bình Thuận để chi trả tiền bồi thường cho ông Nén. "TAND tỉnh Bình Thuận nhận được quyết định bổ sung số tiền trên vào chiều 3.5", ông Hoan thông tin.
Để nhận được khoản tiền bồi thường trên, "người tù thế kỷ" Huỳnh Văn Nén phải dự nhiều buổi thương lượng với cơ quan chức năng. Theo đó, cuối năm 2015, sau khi TAND tỉnh Bình Thuận cùng cơ quan chức năng địa phương tổ chức xin lỗi công khai, khôi phục danh dự cho ông Nén, gia đình "người tù thế kỷ" đề nghị bồi thường với tổng số tiền 18 tỷ đồng. Sau 7 lần thương lượng, số tiền giảm dần và gia đình ông Nén đồng ý nhận số tiền hơn 10 tỷ đồng.
Số tiền hơn 10 tỷ đồng mà ông Huỳnh Văn Nén được bồi thường bao gồm gần 5,3 tỷ đồng bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần; 2,3 tỷ đồng thiệt hại do tổn hại về sức khỏe; gần 1,2 tỷ đồng bồi thường thu nhập thực tế bị mất và 1,2 tỷ đồng cho các thiệt hại khác.
Theo PL : Sau khi nhận được số tiền bồi thường, ông Nén sẽ sử dụng vào việc trang trải cuộc sống, lo cho vợ con và mua khu đất để làm nương mà trước đó khi ông bị đi tù oan người thân của ông đã phải bán để trang trải cho việc theo kiện. Tiếp đó, một phần sẽ được sử dụng mua ô tô tải cho các con của ông có phương tiện kiếm sống. Số tiền còn lại tiết kiệm để trang trải cuộc sống và đi chữa bệnh.
Ông Nén hiện nay tình hình sức khoẻ rất yếu, có nhiều biểu hiện của việc mất kiểm soát, thường xuyên đau đầu, mờ mắt.
Bố ông Nén là cụ Huỳnh Văn Truyện gần 100 tuổi, sức khoẻ yếu đi nhiều, cần phải chăm sóc. Công việc của 3 đứa con ông Nén không được tốt, thường chỉ đi làm thuê kiếm tiền trang trải cuộc sống.
Như Dân Việt đã thông tin, tháng 4.1998, ông Nén bị ghép vào tội sát hại bà Lê Thị Bông cướp nhẫn vàng. Hơn hai năm sau TAND Bình Thuận xử sơ thẩm, tuyên phạt ông Nén tù chung thân về tội giết người, ba năm tội cướp tài sản và hai năm về tội cố ý hủy hoại tài sản; tổng hợp hình phạt là tù chung thân.
Trong thời gian bị điều tra vụ án này, ông Nén và 9 người bên gia đình vợ bị cáo buộc giết bà Dương Thị Mỹ trong "kỳ án vườn điều" xảy ra năm năm trước. Do không chứng minh được hành vi phạm tội, 12 năm sau đó cơ quan điều tra phải minh oan cho họ, bồi thường gần 1 tỷ đồng. Riêng ông Nén đang thi hành bản án chung thân nên không được giải quyết.
Cuối năm 2015, ông Nén được TAND Bình Thuận công khai xin lỗi tại địa phương do cảnh sát tìm được hung thủ giết bà Bông.
Đề nghị cán bộ gây oan sai hoàn trả tiền bồi thường Bộ Tài chính cho biết cơ quan này đã thống nhất bổ sung dự toán năm 2017 của TAND Tối cao là hơn 10 tỷ đồng từ nguồn chi quản lý hành chính ngân sách trung ương. Đây là số tiền TAND tỉnh Bình Thuận bồi thường cho người bị oan là ông Nén. Bộ này cũng đề nghị TAND Tối cao chỉ đạo cơ quan có trách nhiệm bồi thường xác định trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ theo đúng quy định. Để làm rõ hơn vấn đề này, chiều 3.5, PV đã trao đổi với Phó Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước Trần Việt Hưng. Ông Hưng cho biết theo quy định hiện hành, ngay sau khi thực hiện xong việc chi trả tiền bồi thường, thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường (Chánh án TAND tỉnh Bình Thuận - PV) phải ra quyết định thành lập Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả. Hội đồng này có trách nhiệm: Xem xét, đánh giá mức độ thiệt hại, mức độ lỗi của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại; xác định điều kiện kinh tế của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại sau đó kiến nghị với thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường về mức hoàn trả và phương thức hoàn trả. Việc xác định mức hoàn trả được xác định theo nguyên tắc sau: Trường hợp người thi hành công vụ có lỗi cố ý gây ra thiệt hại nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường căn cứ vào mức độ thiệt hại gây ra, điều kiện kinh tế của người đó để quyết định họ phải hoàn trả một khoản tiền nhất định nhưng tối đa không quá 36 tháng lương của người đó tại thời điểm quyết định việc hoàn trả. Trường hợp người thi hành công vụ có lỗi cố ý gây ra thiệt hại mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự do việc thực hiện hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại đó thì phải hoàn trả toàn bộ số tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự. Trường hợp người thi hành công vụ có lỗi vô ý gây ra thiệt hại thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường căn cứ vào mức độ thiệt hại gây ra, điều kiện kinh tế của người đó để quyết định họ phải hoàn trả một khoản tiền nhất định nhưng tối đa không quá ba tháng lương của người đó tại thời điểm quyết định việc hoàn trả, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 56 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. (Người thi hành công vụ có lỗi vô ý gây ra thiệt hại quy định tại Điều 26 của luật không phải chịu trách nhiệm hoàn trả - PV). Ông Hưng cũng cho biết TAND tỉnh Bình Thuận chỉ là cơ quan hành chính có trách nhiệm xem xét trách nhiệm hoàn trả. "Lỗi chưa chắc đã ở khâu xét xử mà có thể ở giai đoạn điều tra hoặc truy tố" - Phó Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước nói. Ngay cả trường hợp lỗi thuộc về tòa án, do xét xử hội đồng, quyết định theo đa số nên về mặt pháp lý, nếu hai hội thẩm nhân dân bỏ phiếu kết tội ông Nén trong khi thẩm phán không bỏ phiếu thì bản án đó có thể không phải do lỗi của thẩm phán chủ tọa. "Thẩm phán gây oan sai không nhất thiết phải hoàn trả cả 10 tỷ đồng, trừ khi thẩm phán này cố ý làm oan cho ông Nén và có bản án xét xử thẩm phán này thì phải tuyên bồi hoàn 100%" - ông Hưng kết luận. Nguồn: Pháp luật TP.HCM
Theo Danviet
Tòa án đã chuyển hơn 10 tỷ bồi thường oan sai cho ông Huỳnh Văn Nén Đại diện TAND tỉnh Bình Thuận cho biết đã làm thủ tục chuyển số tiền hơn 10 tỷ đồng bồi thường oan sai cho ông Huỳnh Văn Nén. Trao đổi qua điện thoại vơi Zing.vn, ông Nén cho biết ông đang đi công việc xa nhà, chỉ mới nhận được thông tin tiền đã chuyển vào tài khoản của gia đình. "Tôi chỉ...