Ông Hưng gặp ông Hối bắt tay nhau nuôi cá dìa, cả 2 thành tỷ phú
Một ngày, trở về vùng biển Vinh Thanh (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế), ông Nguyễn Văn Hưng gặp ông Nguyễn Hối- một người nắm vững kỹ thuật nuôi cá dìa ở vùng đất này và “bắt tay” hợp tác làm ăn. Ông Hưng cho ông Hối thuê lại 50% diện tích hồ nuôi trong thời hạn 5 năm.
Với 7 ha (14 hồ) nuôi cá dìa, mỗi năm 2 nông dân ở xã Phú Diên (Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) “bỏ túi” khoảng 2,5 tỷ đồng.
Năm 2012, ông Nguyễn Văn Hưng gom góp tiền mua lại 14 hồ (7 ha) của các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thôn Mỹ Khánh (Phú Diên) với giá 10 triệu đồng/hồ. Đây là số diện tích mặt nước bà con Mỹ Khánh nuôi tôm thẻ chân trắng thất bại phải “treo hồ” nhiều năm.
Ban đầu, ông Hưng chọn mô hình nuôi xen ghép tôm, cua, cá để thí điểm trên một số diện tích. Mô hình tuy an toàn nhưng lãi rất thấp, chỉ 10-15 triệu đồng/hồ. Nhiều đêm trăn trở, ông Hưng vẫn chưa chọn được mô hình nuôi phù hợp, để có thể phát triển đại trà trên diện tích 7 ha đất của mình.
Với 7 hồ nuôi (3,5 ha) cá dìa, mỗi năm ông Nguyễn Văn Hưng lãi khoảng 1,2 tỷ đồng
Một ngày, trở về vùng biển Vinh Thanh (Phú Vang), ông Hưng gặp ông Nguyễn Hối- một người nắm vững kỹ thuật nuôi cá dìa ở vùng đất này và “bắt tay” hợp tác làm ăn. Ông Hưng cho ông Hối thuê lại 50% diện tích hồ nuôi trong thời hạn 5 năm.
Hai ông Hưng và ông Hối với cách nghĩ, không đầu tư “táo bạo” thì khó mà có lãi lớn; đầu tư táo bạo nhưng phải đảm bảo tiêu chuẩn, hạ tầng kỹ thuật mới tránh được dịch bệnh và sản xuất lâu dài.
Video đang HOT
Từ nguồn vốn vay gia đình và số tiền tích lũy trong mấy năm khi tham gia xuất khẩu lao động, ông Hưng và ông Hối đầu tư gần 3,5 tỷ đồng để cải tạo hồ nuôi, xây dựng hệ thống xử lý, tiêu thoát nước thải độc lập cùng hệ thống điện, đường và thiết bị máy móc. Hai ông còn xây dựng thêm hồ nuôi ươm cá dìa giống riêng biệt, khi đủ kích thước thì thả vào hồ nuôi chính.
Cá dìa với đặc tính thịt thơm ngon, mang lại giá trị kinh tế cao cho người nuôi
Ngay trong năm đầu tiên, gia đình ông Hưng mạnh dạn đầu tư tổng cộng 1,5 tỷ đồng chi phí cho 30 vạn cá dìa giống, thức ăn và nhân công phụ việc.
Kết quả sau 6 tháng, tỷ lệ cá dìa sống đạt trên 85%, trọng lượng thu hoạch trung bình 160g-200g/con. Bình quân mỗi hồ cho thu hoạch 3 tấn cá dìa thương phẩm, giá thị trường 150.000đ/kg. Với 7 hồ nuôi cá dìa, cho doanh thu gần 2,5 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí, gia đình ông Hưng lãi gần 1,2 tỷ đồng/năm, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 4 lao động với mức lương 7 triệu đồng/tháng.
Một trong những điều kiện thuận lợi là tất cả các hồ nuôi cá dìa của ông Hưng đều là hồ cao triều, không bị ảnh hưởng bởi mưa lũ, nên mỗi năm thả được cả 2 vụ cá dìa. Tỷ lệ rủi ro vì thời tiết hầu như rất thấp bởi ngoài tuân thủ kỹ thuật nuôi cá dìa do ông Hối tư vấn, hạ tầng kỹ thuật đảm bảo, được đầu tư bài bản đã “đẩy lùi” dịch bệnh trong nhiều vụ nuôi. Con cá dìa giống cũng được ông lấy ở Nha Trang đưa ra, đảm bảo chất lượng.
Theo ông Hưng, hồ nuôi cá dìa ở đây được nạo vét theo dạng đáy lòng chảo, chứ không phải đáy bằng như các mô hình nuôi trồng thủy sản khác. Nhờ vậy, khâu vệ sinh hồ rất thuận tiện và đảm bảo khống chế được dịch bệnh. Đáy lòng chảo “gom” hết cặn bã trong một vụ nuôi về một điểm và chỉ cần sử dụng máy hút dọn sạch, vệ sinh hồ theo tiêu chuẩn kỹ thuật là có thể triển khai nuôi vụ cá dìa mới.
“Từ khi triển khai nuôi cá dìa đến nay, tui “ăn ngủ” ngoài đồng cùng với mấy hồ nuôi, luôn theo sát sự phát triển của con cá dìa theo từng giai đoạn, nhờ đó, mấy năm qua, chưa có vụ nuôi nào bị thua lỗ vì dịch bệnh”, ông Hưng phấn khởi.
Ông Hối chia sẻ: “Mỗi ngày cho cá dìa ăn 2 lần, do thức ăn công nghiệp nên mình phải cân đối từng bữa nếu không sẽ rất dễ gây ô nhiễm nguồn nước trong hồ. Thức ăn sẽ đổ xuống làm sao cho cá dìa ăn hết, nếu chưa hết thì phải giảm số lần, giảm lượng thức ăn xuống để tránh tồn đọng”.
Đầu ra của cá dìa hiện nay hầu như có mặt ở các chợ trong và ngoài tỉnh. Đến vụ thu hoạch cá dìa, thương lái đưa xe ra tận hồ nuôi để thu mua nên thuận lợi và yên tâm.
Ông Nguyễn Văn Toàn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Diên đánh giá, với hiệu quả bước đầu từ mô hình nuôi cá dìa, đến nay các hộ nuôi trên địa bàn xã Phú Diên cũng đã chuyển đổi từ mô hình nuôi xen ghép sang nuôi cá dìa thương phẩm. Hiện toàn xã có trên 70 hộ nuôi cá dìa với tổng diện tích khoảng 31 ha chiếm gần 80% tổng số hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.
“Mô hình nuôi cá dìa tạo tiền đề bổ sung đối tượng nuôi mới, luân canh, xen canh với các đối tượng tôm, cua nhằm hạn chế suy thoái môi trường, dịch bệnh, tiến tới nuôi bền vững. Thời gian tới, các hộ dân như ông Hưng, ông Hối dự kiến tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô thêm từ 3-4 hồ nuôi, tận dụng tối đa diện tích nuôi trồng thủy sản bị bỏ hoang nhiều năm nay”, ông Nguyễn Văn Toàn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Diên khẳng định.
Theo Hà Nguyên (Báo Thừa Thiên Huế)
Thủ tướng Chính phủ làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Thừa Thiên - Huế
Chiều 10-6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Thừa Thiên - Huế. Cùng dự có đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành, cơ quan T.Ư.
Thủ tướng làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế (Ảnh: Trần Hải)
Phát biểu ý kiến tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương những nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thừa Thiên - Huế trong nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) địa phương. Theo đó, Thủ tướng đánh giá KTXH tỉnh phát triển khá toàn diện, đồng đều, đời sống nhân dân được cải thiện rõ nét; tỉnh duy trì tốt Festival Huế định kỳ; làm tốt công tác kết nối các Di sản văn hóa; phát triển tốt các loại hình dịch vụ, môi trường. Sông Hương rất thơ mộng và ấn tượng với khách du lịch, do đó, tỉnh phải nỗ lực giữ rừng đầu nguồn và bảo vệ môi trường dòng sông.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng đánh giá cao sáng kiến, nỗ lực của tỉnh trong việc di dời dân khỏi khu vực Đại Nội Huế mà nhiều năm qua chưa làm được. Đây là việc hết sức khó khăn nhưng cần phải làm quyết liệt. Thừa Thiên - Huế đã chủ động phát động chiến dịch không sử dụng bao bì nhựa sử dụng một lần, qua đó góp phần làm Huế xanh, sạch đẹp hơn. Thủ tướng nêu rõ, cần nhân rộng để phong trào này đạt hiệu quả tốt hơn nữa thời gian tới.
Tuy nhiên, Thủ tướng nêu rõ, quy mô kinh tế của tỉnh còn nhỏ, chưa thấy xuất hiện động lực tăng trưởng mới thiếu vắng nhiều doanh nghiệp (DN) lớn mang tính dẫn dắt; các DN chủ yếu là DN nhỏ. Trên tinh thần đó, tỉnh cần nỗ lực khắc phục các hạn chế, bất cập; cần cải thiện công tác cải cách hành chính, hỗ trợ DN, thu hút đầu tư...
Về một số định hướng lớn thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ, Cố đô Huế là Di sản văn hóa Thế giới, mang đậm giá trị lịch sử, văn hóa của đất nước; Huế có hệ sinh thái đa dạng, di sản văn hóa đặc sắc, do đó, tỉnh phải bám sát nhiệm vụ đã đề ra, hoàn thành toàn diện mọi chỉ tiêu phát triển KTXH năm 2019, chuẩn bị xây dựng kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2020-2025, hướng đến xây dựng Huế là trung tâm văn hóa, khoa học công nghệ, y tế, đào tạo đa ngành, đa nghề, phát triển dịch vụ..., phát triển thành trung tâm của khu vực. Tầm nhìn phát triển của Huế là dài hạn trên các lĩnh vực. Huế phải là trung tâm văn hóa, yên bình.
Thủ tướng nêu rõ, quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế của tỉnh là tích cực nhưng phải dịch chuyển cao hơn, tăng năng suất lao động, trình độ công nghệ, do đó, tỉnh cần vận dụng tri thức trong phát triển. Thủ tướng cũng gợi ý rằng, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Huế rất phong phú, là nguồn lực hết sức quý báu cho phát triển. Trong quá trình phát triển, tỉnh cần áp dụng mô hình tăng trưởng là tối ưu hoá cạnh tranh, tăng cường liên kết hạ tầng, đô thị ven biển, các trường đại học...
Thủ tướng yêu cầu các tỉnh miền trung nói chung phải vươn lên trong quốc phòng an ninh, phòng chống thiên tai. Trong đó, Huế có vai trò kết nối các địa phương khác. Chính vì vậy, Thừa Thiên - Huế phải rà soát công tác quy hoạch để phát triển, sử dụng đất đai hợp lý để có thành phố xanh, hiền hòa; lấy sông Hương, núi Ngự là điểm nhấn; phải bảo tồn văn hóa, nâng cao đời sống nhân dân. Chúng ta phải huy động mọi nguồn lực để phát triển mọi dự án kinh tế, bảo tồn văn hóa, phát triển các tuyến giao thông, bảo đảm an sinh xã hội, y tế, văn hóa; cần thực hiện tốt các dự án giải phóng mặt bằng.
Thủ tướng chỉ đạo Huế cần định vị những đặc thù để thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng trong công tác chỉ đạo, điều hành; đề cao trách nhiệm người đứng đầu, thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực, gắn đào tạo các trường với nhu cầu nhân lực ở địa phương; phấn đấu thực hiện phương châm "Huế không có rác", "Huế thân thiện"... Tỉnh uỷ, UBND, HĐND tỉnh tiếp tục thực hiện cuộc vận động có kết quả tốt nhất trong vấn đề xử lý rác thải nhựa, phấn đấu "Huế không có túi ni-lon", "Huế không có rác thải". Thực hiện tốt cuộc vận động văn hóa công sở để nâng cao trách nhiệm với người dân; cuộc vận động sức khoẻ cho người dân. Thủ tướng nhắn nhủ: Huế phải có khát vọng, hoài bão trong phát triển.
Tại cuộc làm việc, Thủ tướng cũng cho ý kiến về một số đề xuất, kiến nghị của tỉnh Thừa Thiên - Huế.
THANH GIANG
Theo NDĐT
Những làng chài "âm dương nghịch chiều", chạy đua xây lăng mộ Tháng 5, nắng như đổ lửa xuống Thừa Thiên Huế, tôi chạy xe về các xã ven biển thuộc huyện Quảng Điền, Phú Vang. Đây là 2 huyện bọc xung quanh hệ đầm phá lớn nhất của Đông Nam Á mang tên Tam Giang - Cầu Hai đông đúc dân quần cư bên 2 cửa biển Thuận An và Tư Hiền. Có thể...