‘Ông hoàng off-road’ Mercedes-Benz G-Class sẽ có phiên bản sử dụng động cơ điện trong tương lai
Điện hóa một dòng xe nặng nề, ngốn xăng như Mercedes-Benz G-Class là nhiệm vụ không hề dễ dàng.
G-Class không chỉ là một dòng xe biểu tượng của Mercedes-Benz, mà thậm chí là cả làng xe toàn cầu nhờ thiết kế mạnh mẽ, nam tính vượt thời gian. Động cơ mạnh mẽ, ồn ào và không kém phần ngốn xăng của các phiên bản AMG cũng là một trong những điểm mạnh làm nên thương hiệu G-Class.
Video đang HOT
Trong năm 2019, G-Class đời mới đã chứng minh được giá trị trong đội hình Mercedes-Benz toàn cầu, với doanh số tăng mạnh 60% (xấp xỉ 35.000 xe), phá vỡ kỷ lục thiết lập hồi 2017 hơn gấp rưỡi. Ý định ngưng sản xuất dòng xe đã có mặt trên thị trường từ 1979 vì áp lực tiêu chuẩn khí thải châu Âu cũng vì thế tan theo mây khói.
Theo CEO Ole Kallenius, mô hình G-Class hiện tại đủ bền vững để họ khai thác trong nhiều năm nữa. Để đáp ứng được chuẩn khí thải mới, G-Class sẽ có phiên bản thuần điện và Mercedes-Benz hiện tại “đã hoàn thiện các bản vẽ nháp cũng như ý tưởng đầu tiên”. Lịch ra mắt dự kiến không sớm, ít nhất phải 2022 tới 2023 vì SUV cỡ lớn hạng sang có lẽ là dòng xe khó điện hóa nhất trên thị trường.
Nội thất G-Class 2019 nay sang trọng và hiện đại không kém các dòng tên khác trong đội hình Mercedes-Benz thay vì thiên về hướng “nồi đồng cối đá” như xưa.
Trong thời gian chờ đợi G-Class EV, khách hàng Mercedes còn rất nhiều lựa chọn khác cũng tới từ thương hiệu số 1 làng xe sang toàn cầu hiện tại thuộc phân nhánh EQ. Khởi đầu với SUV EQC từ 2018, tới nay họ đã có thêm 3 concept chuẩn bị hiện thực hóa trong vòng 12 tháng tới là EQA ở phân khúc xe điện hạng sang giá phổ thông, EQV MPV thương mại và EQS sedan cỡ lớn hạng sang. Cuối cùng, EQE nằm ở phân khúc sedan hạng sang cỡ trung cũng đang rục rịch chạy thử.
Theo Trí Thức Trẻ
Mercedes-Benz G-Class và S-Class sắp có thay đổi lớn để giúp khách hàng... bớt nhầm lẫn
Mercedes-Benz đang cân nhắc cắt giảm đội hình xuống mức tối thiểu để hạn chế chi phí đầu tư cho các khung gầm và động cơ ít dùng tới.
Giám đốc mảng nghiên cứu và phát triển của thương hiệu Đức là Markus Schafer chia sẻ với Autocar rằng đây là động thái tất yếu sau khi Mercedes chuyển hướng dần sang xe điện. Các phương thức cắt giảm tùy thuộc vào độ quan trọng của xe trong đội hình Mercedes: doanh số thấp thì có thể bỏ hẳn trong khi nếu là chủ lực thì có thể thay đổi khung gầm, chuyển sang dùng chung linh kiện với một mẫu xe khác hay cắt đi một số linh kiện "hiếm" không chia sẻ với dòng sản phẩm nào khác.
"Chúng tôi đang nghiêm túc nhìn nhận lại đội hình đặc biệt là khi đang có ngày một nhiều xe thuần điện mới chào sân. Linh kiện, khung gầm, động cơ... tất cả cần được đơn giản hóa vừa phục vụ sản xuất vừa giúp khách hàng bớt nhầm lẫn", ông nhận định.
Đội hình của Mercedes ở thời điểm hiện tại có tới... 45 dòng tên khác nhau vậy nên quyết định này 100% là chính xác. Trong số trên, các dòng xe có khung gầm độc quyền nhiều khả năng sẽ bị sờ gáy tới nhiều nhất, bao gồm G-Class, S-Class, SL và AMG GT.
Chia sẻ thêm một chút về động cơ AMG V8 cũng như V12, Schafer khẳng định chúng tạm thời nằm trong vùng an toàn miễn là khách hàng vẫn còn nhu cầu mua. Dù vậy, họ cũng cần dè chừng các chuẩn khí thải mới cũng như tiêu chuẩn Euro 7 sắp được áp dụng. Nếu cần thiết hãng sẽ dồn sức cho các phiên bản động cơ 2.0L (hiện có 4) và loại bỏ các dòng lớn hơn.
Theo Trí Thức Trẻ
Mercedes tiếp tục "chơi khô máu" với chiến lược điện hoá, trang bị động cơ điện cho loạt xe nhỏ giá mềm Sau khi ra mắt các phiên bản hybrid của A-Class và B-Class, Mercedes-Benz đã hoàn thiện dòng xe lai cỡ nhỏ của mình bằng các model mới thuộc CLA-Class và GLA-Class. Cụ thể, thương hiệu xe sang nước Đức mới đây đã công bố 3 sản phẩm mới. Đó là CLA 250e, CLA 250e Shooting Brake và GLA 250e. Điểm chung của bộ...