Ông Hoàng Minh Sơn được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa HN
Sáng ngày 30/7, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức Lễ công bố quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội nhiệm kỳ 2015 – 2020, PGS.TS Hoàng Minh Sơn được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng.
Ông Hoàng Minh Sơn (sinh năm 1969) nguyên là Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội .
Tân Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội Hoàng Minh Sơn
Phát biểu tại buổi lễ bổ nhiệm, ông Hoàng Minh Sơn bày tỏ lòng cảm ơn tới lãnh đạo Bộ GD-ĐT, Đảng uỷ, Ban Giám hiệu, lãnh đạo chủ chốt các đơn vị của Trường ĐHBK Hà Nội cùng toàn thể các thầy cô giáo, cán bộ viên chức Nhà trường đã tín nhiệm và sự ủng hộ quý báu trong suốt thời gian qua, nhất là qua những thời khắc đầy khó khăn và sóng gió để có được niềm vinh dự tại buổi lễ hôm nay, ông Sơn xin hứa: sẽ dành trọn tâm sức và trí lực của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tại buổi lễ, ông Sơn đã đưa ra những công việc cần làm trong nhiệm kỳ tới với các nhiệm vụ trọng tâm như: Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cơ chế quản lý và điều hành, đề cao dân chủ, tinh thần hợp tác và sáng tạo cá nhân; tạo diễn đàn để lãnh đạo lắng nghe và trao đổi thông tin, tạo điều kiện cho mỗi cán bộ có thể đóng góp trí tuệ trong xây dựng và triển khai các quyết sách của trường. Phát huy bản sắc văn hóa Bách khoa, tăng cường tình đoàn kết, bỏ qua những định kiến, tháo gỡ những bất đồng, xóa bỏ hiềm khích, giữ gìn sự ổn định vì sự phát triển chung của Nhà trường;
Tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trên cơ sở phát triển, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ; Đổi mới quản lý và tổ chức, thúc đẩy các hoạt động NCKH: phân cấp mạnh mẽ quản lý KHCN cho các đơn vị, phát huy sự chủ động và khai thác thế mạnh của các đơn vị; Tăng nguồn thu cho trường, cải thiện điều kiện làm việc và thu nhập cho cán bộ trên cơ sở các giải pháp tăng hiệu quả các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và dịch vụ…
Tân Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, ngay trong thời gian sắp tới, trường triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng, đó là kiện toàn nhân sự Ban giám hiệu, hoàn thành các nội dung của Đại hội Đảng bộ Trường lần thứ 29, thành lập Hội đồng trường và hoàn thiện đề án tự chủ đại học, tiến hành đại hội cán bộ công nhân viên chức, và đặc biệt là xúc tiến các hoạt động chuẩn bị kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường.
Video đang HOT
Tân Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội khẳng định: “Trí tuệ tập thể và sự đồng thuận là một trong những giá trị cốt lõi của trường ĐHBK Hà Nội và cũng chính là chìa khóa của mọi thành công.
Trong thời gian tới để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao tôi mong muốn tiếp tục nhận được sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ủy, sự chia sẻ và hỗ trợ quý báu của các đồng chí trong BGH, BCH Công đoàn, Đoàn TN, Hội SV, lãnh đạo các khoa, viện và phòng ban chức năng cùng toàn thể các đồng chí cán bộ, giảng viên, cùng với các đồng chí phát huy tinh thần đoàn kết và trí tuệ tập thể để triển khai các nhiệm vụ đề ra, đưa Trường ĐHBK Hà Nội nhanh chóng vượt qua khó khăn, thách thức, ổn định và phát triển vững mạnh trong thời gian tới, xứng đáng với niềm tin và mong đợi của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước cùng bao thế hệ thầy trò Bách khoa”.
Được biết, từ ngày 1/10/2014 GS Nguyễn Trọng Giảng chính thức thôi chức hiệu trưởng nhà trường. Từ tháng 8/2014 đến nay nhà trường thực hiện quy trình bổ nhiệm hiệu trưởng mới.
Hồng Hạnh
Theo Dantri
Một mình đường xa đi thi với 400 nghìn đồng
Mồ côi cha mẹ từ khi lớp 6, một mình tự chăm lo việc học tập và trang trải cuộc sống, Nguyễn Văn Ý đã vượt quãng đường 200 km từ huyện miền núi Tiên Phước (Quảng Nam) đến Đà Nẵng dự thi THPT quốc gia chỉ với 400 nghìn đồng dành dụm được từ việc làm thêm.
Thí sinh Nguyễn Văn Ý (bên phải) và bố của một người bạn ở cùng phòng trọ thi THPT quốc gia.
Cậu học trò nghèo đầy nghị lực
Ý sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo có hai chị em, năm lên lớp 6, mẹ Ý mất vì căn bệnh ung thư gan. Ít lâu sau, chị gái theo chồng về miền quê thuộc huyện Quế Sơn (Quảng Nam). Kể từ đó, Ý sống một mình trong căn nhà nhỏ nằm trên ngọn đồi (ở thôn 5, huyện Tiên Cảnh, xã Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam), hàng ngày một buổi đi học,một buổi đi làm hương (nhang) thuê cho người ta để kiếm tiền trang trải cho cuộc sống của mình.
Ý thức được hoàn cảnh khó khăn, Ý luôn cố gắng học tập thật tốt để thực hiện ước mơ của mình. Nhờ chăm chỉ, quyết tâm, hơn nữa là sự động viên lớn lao từ nhà trường, bạn bè, 12 năm học Ý đều là học sinh khá, giỏi; là tấm gương vượt khó học giỏi nhiều năm liền được huyện nhà tuyên dương, thầy cô bạn bè mến yêu.
Hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng Ý vẫn cố gắng tự trang trải cuộc sống và rất nỗ lực trong học tập.
Trong suốt những năm học, hằng ngày Ý đều phải dậy thật sớm, đi bộ từ nhà xuống chân núi, sau đó mới lấy xe đạp gửi ở nhà người quen tiếp tục vượt quảng đường 10 km đến trường học tập. Dù đường xá xa xôi, tuy nhiên vẫn không thể nào ngăn cản ước mơ được đến trường của cậu học trò hiếu học, suốt mấy năm liền, Ý không hề bỏ lỡ một buổi học nào.
Bắt đầu từ năm lớp 10, ngoài việc làm thêm trái buổi học, vào mỗi dịp nghỉ hè, Ý đều ra Đà Nẵng xin làm phục vụ tại các hàng quán ở thành phố để có một khoản dành dụm tự lo cho mỗi năm học mới sau hè.
"Nhà mình nghèo, nhưng ước mơ không nghèo"
Khăn gói từ Quảng Nam ra Đà Nẵng, chỉ với hơn 400 nghìn đồng Ý dành dụm được từ số tiền đi làm thêm ít ỏi làm lộ phí. May mắn, Ý được sự giúp đỡ của sinh viên tình nguyện và cha con bác Nguyễn Văn Thanh (Tam Kỳ, Quảng Nam) cho ở ghép phòng trọ với giá 200 nghìn đồng/3 người trong suốt những ngày thi. Thấy các bạn thí sinh khác được người nhà đưa đi thi, có chút tủi thân, nhưng Ý ý thức được hoàn cảnh của mình nên không hề buồn mà tập trung cố gắng cho kỳ thi quan trọng.
Ý đăng ký thi vào ngành Chế tạo máy - Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng. Cậu học trò vượt khó học giỏi lạc quan chia sẻ: "Khi mẹ còn sống, mẹ vẫn luôn động viên em cố gắng học hành rồi sau này thích học ngành gì mẹ cũng sẽ lo cho em được học ngành đó. Mẹ nói sẽ tôn trọng và ủng hộ Ý. Bây giờ em vẫn nhớ lời mẹ, quyết tâm theo ngành học mà mình mong muốn là kỹ sư chế tạo máy". Mang theo tâm nguyện đó của mẹ, Ý đi thi và dự tính sẽ dự tuyển vào ĐH Bách khoa Đà Nẵng mà em rất thích.
Ý cho biết dự tính, nếu không vào được đại học, Ý sẽ đăng ký theo học Công nghệ thông tin tại trường Cao đẳng Công nghệ thông tin cùng với suất học bổng ưu đãi cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi mà Ý được chọn vào danh sách học sinh được xét trao học bổng.
Khi được hỏi về ước mơ, bằng ánh mắt lấp lánh hy vọng, Ý cho biết, ước mơ hiện tại của mình là đậu đại học, sau đó sẽ đi kiếm việc làm thêm để lo cho bản thân. Xa hơn nữa, Ý mong muốn khi ra trường sẽ tìm được một công việc ổn định, kiếm ra tiền để chăm sóc, thờ tự cho tổ tiên và chia sẻ với gia đình chị gái một phần khó khăn. "Nhà mình nghèo, nhưng ước mơ không nghèo. Em mơ ước một tương lai tốt hơn bây giờ nhiều như thế đó" - Ý nói
Còn dự định gần nhất sau khi hoàn thành kỳ thi này, Ý sẽ ở lại Đà Nẵng để xin làm thêm tại các hàng quán ở thành phố để kiếm tiền tiếp tục lo cho cuộc sống.
Bác Nguyễn Văn Thanh, phụ huynh của em Nguyễn Văn Danh, người đã cho Ý ở ghép trong kỳ thi chia sẻ: "Tuy mới biết và nghe qua hoàn cảnh của gia đình Ý, nhưng tôi rất thương và cảm phục sự siêng năng và cố gắng của cháu. Tôi coi cháu như con cái trong nhà, mong cháu và con trai tôi đều đạt kết quả tốt trong kỳ thi này, trở thành sinh viên đại học để sau này ở chung với nhau, cùng giúp đỡ nhau tiến bộ".
Phạm Hoàng - Thu Thảo
Theo dantri
Hà Nội: "Dải phân cách sống" dưới nắng nóng 40 độ C Hàng chục sinh viên xếp thành hàng dài, cầm chung 1 sợi dây thừng đứng giữa đường làm "dải phân cách sống" để phân làn giao thông tại các điểm thi; kiên nhẫn đứng như vậy hàng tiếng đồng hồ dưới trời nắng nóng lên tới 40 độ C... "Dải phân cách sống" dưới trời nắng 40 độ C Theo ghi nhận của...