Ông Hồ Đức Phớc, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An được giới thiệu để bầu làm Tổng kiểm toán Nhà nước
Ông Hồ Đức Phớc, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An được giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Tổng kiểm toán Nhà nước, thay ông Nguyễn Hữu Vạn.
Bí thư Nghệ An Hồ Đức Phớc được giới thiệu làm Tổng kiểm toán Nhà nước
Sáng nay, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân trình danh sách đề cử để QH bầu Chủ tịch Hội đồng Dân tộc và Chủ nhiệm một số UB của QH, cũng như Tổng kiểm toán Nhà nước.
Theo đó, người được giới thiệu giữ chức Tổng kiểm toán nhà nước là ông Hồ Đức Phớc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND Nghệ An. Ông Phớc sinh năm 1963, quê quán Nghệ An, là tiến sĩ Kinh tế.
Ông Phớc từng kinh qua các chức vụ Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò, Phó chủ tịch, Chủ tịch UBND tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy.
Người được đề cử giữ chức Chủ tịch Hội đồng Dân tộc QH là ông Hà Ngọc Chiến, hiện là Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc QH.
Đề cử cho chức Chủ nhiệm UB Văn hoá, giáo dục, thanh thiếu niên, nhi đồng QH là bà Nguyễn Thanh Hải, hiện là Phó chủ nhiệm UB; cho chức Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội là bà Nguyễn Thuý Anh, hiện là Phó chủ nhiệm UB; cho chức Chủ nhiệm UB Tư pháp là bà Lê Thị Nga, hiện là Phó chủ nhiệm UB;
Video đang HOT
Đề cử cho chức Chủ nhiệm Quốc phòng An ninh là Thượng tướng Võ Trọng Việt, hiện là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; cho chức Chủ nhiệm UB Tài chính Ngân sách là ông Nguyễn Đức Hải, hiện là Phó chủ nhiệm UB Kiểm tra TƯ.
Các vị trên đều đã được QH bầu làm ủy viên UB Thường vụ QH ngày hôm qua. Kết quả bầu các chức danh trên được công bố trong chiều nay.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
"Nói thật với Quốc hội, càng làm càng thấy đau đầu"
"Nói thật với Quốc hội, chúng tôi càng làm càng thấy đau đầu", Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước Ksor Phước giãi bày trước Quốc hội.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Nguyễn Minh Quang giải trình thêm trước Quốc hội
Ngày 10/11, Quốc hội dành thời gian thảo luận tại Hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông trường, lâm trường quốc doanh, giai đoạn 2004-2014.
"Càng làm càng đau đầu"
Trình bày báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nhận định, trong 10 năm qua, kết quả nổi bật là việc quản lý, sử dụng đất đai của phần lớn các nông, lâm trường trong cả nước đã có bước chuyển khá tích cực, tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng đất đai của các nông, lâm trường còn nhiều tồn tại, hạn chế trong việc tiến độ thực hiện rà soát, sắp xếp, đổi mới về quản lý sử dụng đất của các nông, lâm trường còn chậm; chất lượng công tác quản lý, sử dụng đất đai chưa được nâng cao.
Tình trạng bản đồ và hồ sơ quản lý đất đai kém chất lượng, thiếu chính xác, không được chỉnh lý kịp thời, không phản ánh đúng thực tế quản lý, sử dụng đất chưa được khắc phục; việc xác định, cắm mốc và lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất chưa được thực hiện đối với hầu hết các nông, lâm trường.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cho rằng vấn đề chính là tổ chức thực hiện nhưng thời gian qua công tác giám sát thanh tra còn yếu, nhiều trường hợp phát hiện sai phạm rồi xử lý không nghiêm minh, các cơ quan chính quyền rất lúng túng, "nhìn nhau để xử lý".
"Nói thật với Quốc hội, chúng tôi càng làm càng thấy đau đầu", ông Ksor Phước giãi bày trước Quốc hội.
Đánh giá cao công tác giám sát, nhưng, nhiều ĐBQH cũng thẳng thắn nêu thực trạng về tình trạng vi phạm pháp luật như giao khoán đất nông, lâm nghiệp cho những người không thuộc đối tượng trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp.
Đặc biệt, có nhiều nông, lâm trường, nhất là những nơi khoán trắng, không quản lý chặt chẽ quá trình sử dụng đất sau khi giao khoán, để xảy ra tình trạng người nhận khoán đất của công ty nông, lâm nghiệp tự do chuyển nhượng, mua bán hợp đồng giao khoán, chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật, tự ý xây dựng nhà ở, công trình dịch vụ kiên cố trên đất nhận khoán là phổ biến, nhất là đất vùng ven đô thị gây nhiều bức xúc.
Phó đoàn ĐBQH Hà Nội Chu Sơn Hà nhận xét, qua giám sát, tại nhiều địa phương, trường hợp không có bản đồ, hồ sơ gốc về đất đai sai lệch lớn với hiện trạng; có khi sai lệch đến hàng trăm héc ta nên đề nghị Chính phủ quan tâm bố trí đủ ngân sách cho các địa phương trong 2 năm 2015 - 2016 để thực hiện việc rà soát, xác định ranh giới, cắm mốc giới; đo đạc, lập bản đồ địa chính và hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các công ty nông, lâm nghiệp...
Trước tình trạng đó, các ĐB kiến nghị cần hoàn chỉnh hồ sơ địa chính đất đai, lập quy hoạch rồi mới giao cho nông, lâm trường lập kế hoạch sử dụng đất, lập phương án kinh doanh.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát
Hai Bộ trưởng nhận khuyết điểm
Giải trình thêm về vấn đề này trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Nguyễn Minh Quang và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát đều thẳng thắn nhận phần khuyết điểm của mình trong vấn đề quản lý Nhà nước.
Bộ trưởng Bộ TN-MT Nguyễn Minh Quang cho hay Bộ thấy rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ đối với những tồn tại yếu kém kéo dài trong quản lý đất đai nông lâm trường như các ĐB đã nêu. Cụ thể, Bộ TN-MT có khuyết điểm trong chậm ban hành một số văn bản hướng dẫn công tác quản lý đất nông lâm trường; chưa tổ chức thanh tra tất cả các nông lâm trường trong sử dụng đất; chưa quan tâm xử lý sau thanh tra dẫn đến vi phạm về đất đai kéo dài, gây bức xúc trong xã hội.
Với quá trình nhiều năm làm việc và rất trăn trở về nông, lâm trường, Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng thấy rằng nhiều nông lâm trường hoạt động kém hiệu quả và còn có vi phạm (nhất là ở Tây Nguyên).
Theo ông Phát, với trách nhiệm quản lý Nhà nước, Bộ đã phối hợp với địa phương để kiểm tra, giám sát các nông lâm trường thuộc quản lý địa phương nhưng còn thiếu và yếu, khi thanh tra, xử lý các tồn tại chậm và không dứt điểm. Về tất cả những khuyết điểm này, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng rất thấm thía và xin nhận khuyết điểm với Quốc hội.
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm hỗ trợ các địa phương số kinh phí khoảng 1.000 tỷ đồng để hoàn thành đo vẽ hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong năm 2016.
Theo_Giáo dục thời đại
Đại tướng Đỗ Bá Tỵ được bầu làm Phó chủ tịch Quốc hội Quốc hội Việt Nam chính thức có 2 Phó chủ tịch mới là vị tướng quân đội Đỗ Bá Tỵ và ông Phùng Quốc Hiển, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách. Kết quả kiểm phiếu được công bố sáng 5/4/2016, Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc...