Ông giám đốc phẩy tay cho cơ quan 240 cây vàng
Vừa đến cơ quan Bảo hiểm Xã hội tỉnh Sóc Trăng, PV đã được một số người kể cho nghe việc làm đáng khâm phục của Giám đốc Lưu Hòa Bình.
Tặng cơ quan 240 cây vàng
Trụ sở Bảo hiểm Xã hội tỉnh Sóc Trăng có mặt tiền hướng ra đường Nguyễn Trung Trực, một trong những con đường lớn ở trung tâm TP Sóc Trăng. Đối diện bên kia đường Nguyễn Trung Trực là trụ sở Tỉnh ủy Sóc Trăng. Còn phía sau trụ sở Bảo hiểm Xã hội là đường Trần Bình Trọng. Hai con đường cách nhau chừng 70m.
Mảnh đất mặt tiền dài 20 m đường Trần Bình Trọng của trụ sở Bảo hiểm Xã hội tỉnh Sóc Trăng, do ông Bình tặng.
Cách nay chục năm, khi cấp đất cho Bảo hiểm Xã hội xây dựng trụ sở thì chỉ có mặt tiền đường Nguyễn Trung Trực, còn đường Trần Bình Trọng ở phía sau là đất của ông Lưu Hòa Bình: Một mảnh đất dài theo đường 20 m, sâu vô khoảng 15m. Như thế, trụ sở Bảo hiểm Xã hội sẽ không có cổng hậu ra đường Trần Bình Trọng.
Ông Lưu Hòa Bình kể, lúc đầu ông tính đổi đất với cơ quan, đất của ông thu hẹp mặt tiền lại và dịch sâu vào trong, ông có bị thiệt thòi nhưng trụ sở cơ quan có cổng hậu. Tuy nhiên, thấy thủ tục phức tạp nên cuối cùng, ông cho luôn cơ quan mảnh đất ấy.
“Giá cả mảnh đất của ông Bình, thời điểm cho cơ quan, cứ một mét tới theo đường Trần Bình Trọng là 12 cây vàng, 20 m tổng cộng 240 cây vàng”, một cán bộ hành chính của Bảo hiểm Xã hội cho biết. Bây giờ, trụ sở Bảo hiểm Xã hội tỉnh Sóc Trăng có hai mặt tiền đường lớn, cả trước lẫn sau, mỗi mặt tiền dài đúng 20 m, vuông vức nom bề thế, khang trang. Ông Bình tươi cười: “Tôi cho không chứ không lấy tiền cũng không ra điều kiện gì cả. Cũng có lý do là vợ tôi sống ở huyện, không chịu ra thành phố”.
Giám đốc bảo hiểm xã hội tỉnh Sóc Trăng Lưu Hòa Bình
Nhà đất của ông Bình ở thị trấn Phú Lộc, huyện lỵ huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng), do ông mua với người dân mà tạo dựng lên, không phải xin hoặc mua rẻ của nhà nước như nhiều quan chức khác. Trong lúc, theo tiêu chuẩn của thời đó thì ông được cấp đất cấp nhà. Ông sinh năm 1954, vào rừng tham gia kháng chiến lúc còn nhỏ, sau giải phóng mới ngoài hai mươi tuổi đã làm Bí thư xã Lâm Kiết, chưa đầy ba mươi tuổi làm Phó chủ tịch UBND huyện Thạnh Trị.
“Làm cán bộ phải biết liêm sỉ, trung thực, chứ cứ gian dối nói mà không làm hoặc nói một đằng làm một nẻo thì sẽ làm hại đất nước, còn bản thân cũng chẳng hơn ai” Giám đốc bảo hiểm xã hội tỉnh Sóc Trăng Lưu Hòa Bình
Cỡ tuổi ông khi đảm trách những chức vụ ấy đều vào hàng nhỏ nhất trong tỉnh và cả vùng ĐBSCL. Hồi ông mới về xã Lâm Kiết, người dân xì xào “tại sao đưa thằng con nít về làm Bí thư xã nghèo nhất huyện?”, được thời gian dân phát hiện ra “con nít nhưng chịu làm” nên các mặt công tác của xã đều lên.
Video đang HOT
“Tôi không bao giờ lợi dụng quy hoạch để kiếm chác cá nhân. Tài sản của gia đình tôi, khi kê khai đưa vô hết, không giấu giếm gì cả từ trước cho đến nay. Các cấp phó của tôi và anh em trưởng phòng, phó phòng thuộc diện kê khai tài sản cũng giống vậy cả, kê khai hết trơn, không giấu giếm”, ông Bình nói.
Phải biết liêm sỉ, trung thực
Ông Bình tâm sự: “Làm cán bộ phải biết liêm sỉ, trung thực, chứ cứ gian dối nói mà không làm hoặc nói một đằng làm một nẻo thì sẽ làm hại đất nước, còn bản thân cũng chẳng hơn ai”.
PV nhớ lại lần trò chuyện với Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Võ Minh Chiến, được nghe câu tương tự. Hôm đó chuyện trò về gia đình, con cái, trách nhiệm của người cán bộ đảng viên, ông Võ Minh Chiến nói: “Cán bộ đảng viên phải trung thực giữ gìn bản thân vì lợi ích chung, chứ nếu không sẽ cha làm con phá”.
Ông Bình bộc bạch, cuộc sống có luật nhân quả, thiệt đằng này sẽ được bù vô đằng khác, còn tham lam gian lận thì sẽ bị lấy lại.
Cơ ngơi nhà đất của ông Bình ở dưới huyện hiện nay khá rộng rãi, riêng đất khoảng 7.000 m2, nằm bên con đường lớn. Vợ chồng ông mua nhiều lần, từ lúc đất còn rẻ mấy chục năm trước, lúc đường chưa mở rộng.
Dường như cứ mỗi lần ông nhường nhịn chịu thiệt thòi ở đâu đó thì chuyện làm ăn trong vườn nhà lại khấm khá thêm, hàng xóm láng giềng lại có người muốn bán đất cho ông. Mấy năm nay, vợ ông nuôi heo rừng, vất vả nhưng nuôi sinh thái nên luôn được giá.
Về xã Vĩnh Quới (TX Ngã Năm, Sóc Trăng) nơi chôn rau cắt rốn của ông, cây cầu bê tông “Quê Hương” do ông bỏ tiền xây dựng hơn chục năm trước ở ấp Vĩnh Đồng vẫn vững chãi. Lúc xây dựng trị giá 15 cây vàng, ông tự nguyện vì thấy trẻ con đi học đò giang vất vả. Làm xong, dân ấp và thầy cô giáo muốn lấy tên ông đặt cho cầu là “Hòa Bình” nhưng ông từ chối, xin đặt tên cầu là “Quê Hương”.
Ông tâm sự: Không thể lấy tên ông đặt cho cây cầu được bởi để có cây cầu, nhiều đồng đội của ông đã ngã xuống, ông may mắn còn sống nên thay đồng đội làm cầu cho dân ấp mà thôi.
Theo Tiền phong
Thỏa thuận QP với Mỹ giúp Philippines trong tranh chấp Biển Đông trước TQ?
Thỏa thuận Tăng cường Hợp tác Quốc phòng 10 năm giữa Philippines và Mỹ(EDCA) đem lại gì cho Philippines cũng như liệu có giúp nước này trong tranh chấp trên Biển Đông trước Trung Quốc?
Trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama tới Philippines - điểm dừng chân cuối cùng của ông trong chuyến công du tới 4 nước châu Á, Mỹ và Philippines đã ký một thỏa thuận quốc phòng song phương. Thỏa thuận này được một số nhà quan sát cho rằng là kết quả quan trọng nhất trong chuyến đi của ông Obama.
Liệu thỏa thuận Tăng cường Hợp tác Quốc phòng 10 năm giữa Philippines và Mỹ (EDCA) có giúp nâng tầm quan hệ an ninh giữa hai nước, cũng như liệu bản thỏa thuận này có ảnh hưởng đến các tranh chấp lãnh thổ và hàng hải ở Biển Đông?
Quan hệ Mỹ - Phillippines qua các thời kỳ
Khi chính phủ Philippines của ông Corazon Aquino biểu quyết thông qua việc đóng cửa căn cứ Không quân Clark cũng như căn cứ Hải quân Subic - 2 căn cứ quân sự lớn của Mỹ ở Đông Nam Á vào năm 1991, cả Mỹ và Philippines khi đó đều không còn coi trọng mối quan hệ chiến lược giữa 2 nước do Chiến tranh Lạnh vừa kết thúc.
Mặc dù có mối quan hệ thân mật với Trung Quốc trong quá khứ cũng như chính sách ngoại giao đa phương tích cực với ASEAN, chính phủ Philippines kể từ những năm 1980 đã tìm cách thuyết phục Mỹ trong việc đưa các tuyên bố lãnh thổ của Manila trên Biển Đông vào trong hiệp ước an ninh chung giữa 2 nước. Việc Mỹ không đưa ra các cam kết hỗ trợ vào thời điểm đó khiến nhiều người Philippines cho rằng Hiệp ước Phòng thủ Chung giữa Mỹ và Philippines chỉ mang tính một chiều. Theo đó Philippines phải hỗ trợ cho mục tiêu chiến lược của Mỹ trong khi nước này lại không nhận được sự đảm bảo từ Mỹ trong một vấn đề quốc phòng quan trọng.
Căn cứ Không quân Clark ở Philippines năm 1989.
Cuộc chiến chống khủng bố và thảm họa thiên nhiên đã giúp Mỹ và Philippines duy trì mối quan hệ hợp tác quốc phòng song phương ở mức độ thấp kể từ sau khi nước này đóng cửa các căn cứ Mỹ. Tuy nhiên, kể từ năm 2008 sau khi căng thẳng tăng cao giữa Trung Quốc với một số nước ASEAN và Nhật do tranh chấp lãnh thổ cũng như việc tăng cường cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc trong việc gây ảnh hưởng lên châu Á - mối quan hệ giữa Manila và Washington dần ấm lại do có cùng lợi ích chiến lược.
Chuyến thăm của ông Obama nhấn mạnh tầm quan trọng hơn bao giờ hết của liên minh Manila - Washington, vốn được bắt đầu từ Hiệp ước Phòng thủ chung năm 1951. Ông Obama nhận biết được vị trí chiến lược của Philippines và cho biết Mỹ có quyết tâm sắt thép trong việc bảo vệ Philippines trước các cuộc tấn công từ bên ngoài.
Thỏa thuận EDCA đem lại gì cho Philippines?
Bản thỏa thuận EDCA mới cũng cho phép các binh sĩ Mỹ, tàu chiến và máy bay luân phiên tiếp cận các cơ sở của các lực lượng vũ trang Philippines thay vì có căn cứ quân sự thường trú - điều bị cấm theo luật pháp Philippines. Bản thỏa thuận EDCA cho phép giảm thời gian phản ứng trước cuộc tấn công từ bên ngoài.
Ông Obama không đưa ra bình luận cụ thể về tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông mà chỉ cho biết sẽ ủng hộ Philippines trong việc tìm kiếm trọng tài theo luật pháp quốc tế trong tranh chấp với Trung Quốc đối với nguồn tài nguyên biển và các quyền lợi ở Biển Đông. Tổng thống Mỹ cũng khẳng định quan điểm của Mỹ trong việc các nước phải tôn trọng luật pháp quốc tế, đảm bảo tự do hàng hải và không được cản trở thương mại.
Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm Philippines năm 2014.
Tổng thống Obama cũng cho biết thêm, thỏa thuận mới của Mỹ - Philippines cũng như chính sách tái cân bằng của Mỹ không nhằm kiềm chế Trung Quốc. "Mục tiêu của chúng tôi không phải chống lại cũng như kiềm chế Trung Quốc. Mục tiêu của chúng tôi là đảm bảo quy tắc và luật pháp quốc tế được đảm bảo, bao gồm cả các khu vực tranh chấp hàng hải", ông Obama cho biết.
EDCA sẽ cung cấp cho Philippines cơ hội để hiện đại hóa quốc phòng với sự trợ giúp của Mỹ qua việc huấn luyện và mua sắm trang thiết bị quốc phòng với mục tiêu cuối cùng là Manila đạt được khả năng quốc phòng đáng tin cậy tối thiểu.
Sự hiện diện linh động của Mỹ trong khu vực cũng như việc lực lượng này phối hợp chặt chẽ với nền quốc phòng Philippines sẽ mang tính đe dọa nhiều hơn". Bằng việc tự gọi quyết tâm bảo vệ Philippines của mình là "sắt thép", Mỹ cảnh báo Trung Quốc về việc không đánh giá thấp phản ứng của Mỹ trước các hành động quyết đoán của Trung Quốc.
Có thỏa thuận với Mỹ nhưng Philippines có bớt nỗi lo?
Tuy vậy, Manila vẫn phải chú ý và không nên coi sự hỗ trợ của Washington là hiển nhiên khi Philippines có thể phải đối đầu với Trung Quốc. Mối quan hệ Mỹ - Trung Quốc vẫn đang rất quan trọng với Mỹ. Ngoài ra, các vấn đề nội bộ của Mỹ như hạn chế ngân sách, chia rẽ chính trị tiếp tục làm dấy lên sự lo ngại về tính bền vững của chiến lược chuyển trọng tâm sang châu Á của Mỹ.
Chính phủ Benigno Aquino đã bị Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát Bãi cạn Scarborough trong một cuộc giằng co năm 2012. Bộ Ngoại giao Mỹ lúc đó đã có những sự can thiệp nhưng không hiệu quả. Hiện tại, chính phủ Philippines đã gặp nhiều khó khăn để đảm bảo hậu cần cho binh lính Philippines trên Bãi Cỏ Mây.
Tàu Hải Cảnh 3401 của Trung Quốc đang cố gắng để buộc tàu tiếp tế ra Bãi Cỏ Mây của Philippines chuyển hướng.
Hai sự kiện trên khiến chính phủ của ông Aquino đang phải đối mặt với áp lực từ trong nước cũng như khu vực trong chính sách ở Biển Đông trước Trung Quốc. Trong khi nhiều người Philippines ủng hộ quan hệ hợp tác với Mỹ thì nhiều người vẫn bày tỏ sự hoài nghi về thỏa thuận không bình đẳng từ lâu đã là đặc trưng trong mối quan hệ giữa Mỹ và Philippines. Hiểu rõ điều này, đại sứ Mỹ tại Manila đã lên tiếng: "Con người không thể sống ở quá khứ".
Trong khi đó, nhiều người Philippines không tin tưởng Trung Quốc sẽ chấp nhận giải pháp ngoại giao cho các tranh chấp trong khu vực. Philippines rõ ràng cần hiện đại hóa khả năng phòng thủ sau nhiều thập kỷ bận tâm với các mối đe dọa nội bộ. Nhưng không ai ở Manila mong muốn nhìn thấy sự xấu đi trong mối quan hệ với Trung Quốc, mà có thể dẫn đến một cách tiếp cận chủ nghĩa quân phiệt hơn.
Chuyến thăm của ông Obama sẽ mang một ý nghĩa lớn cho thấy sự ủng hộ của Mỹ với Philippines trong việc duy trì an ninh và ổn định trong khu vực. Hiện thời, cả ông Obama và ông Aquino đều phải cân bằng giữa quyền lợi của quốc gia và các bên trong khu vực. EDCA vẫn chỉ là khung xương trần về hợp tác hậu cần giữa Mỹ và Philippines, các chi tiết cụ thể vẫn chưa được 2 bên đưa ra.
Những chi tiết cụ thể của EDCA sẽ diễn ra như thế nào và lý do cho từng chi tiết sẽ được định hình theo tình hình an ninh trong khu vực - bao gồm cả các hành động trong tương lai của Trung Quốc tại Biển Đông.
Theo Kiến thức
Vụ sập cầu Chu Va: Không khởi tố con rể Bí thư tỉnh Giám đốc CA tỉnh Lai Châu khẳng định, vào đầu tháng 5 tới sẽ khởi tố vụ lật cầu treo Chu Va 6. Còn sai phạm của ông Đỗ Chiến Thắng (con rể Bí thư tỉnh Lai Châu) chưa đến mức phải khởi tố. Đây là thông tin được Thiếu tướng Trần Duân, Giám đốc CA tỉnh Lai Châu khẳng định với báo...