Ông giám đốc không bằng cấp
Học không kém, ráng hết sức cũng vào nổi trường nào đó nhưng anh lại chọn lối đi khác. Ông giám đốc chỉ tốt nghiệp phổ thông có những triết lý học hành rất thiết thực mà không ít người bỏ quên trong vòng quay chạy theo bằng cấp.
Dân làm kính ở TPHCM ít ai không biết đến anh Trần Công Minh, giám đốc công ty Minh Sáng, sản xuất bàn kệ kính có tiếng từ khu vực Đà Nẵng đổ vào. Nhiều người gọi anh là Minh “dị nhân” bởi không chỉ cách sống, làm việc kỳ quái mà còn vì so với nhiều giám đốc bằng cấp đầy mình thì “gã dị nhân” này chỉ tốt nghiệp phổ thông.
Làm thợ trước khi làm thầy
Quê ở Phú Yên, hồi nhỏ lực học của anh Minh không kém nhưng tốt nghiệp lớp 12, thay vì thi vào trường này trường nọ như bạn bè, anh đi học nghề thợ kính. Gia đình khi đó có sẵn cơ sở làm kính nhỏ, học nghề xong lẽ ra anh có thể tiếp quản ngay nhưng từ chối sự “sắp đặt” đó mà bỏ ra ngoài làm thuê. Anh đã xác định cho mình: “Không làm thợ giỏi thì đừng mong làm thầy tốt”.
Với mục tiêu rất cụ thể mình phải cứng nghề nên anh học hỏi mọi lúc mọi nơi để trau dồi tay nghề. Người người thợ khác, làm việc chỉ chờ hết giờ để nghỉ thì riêng anh chỉ khi nào xong việc mới chịu đứng dậy, mặc đói mặc khát.
Ông giám đốc Trần Công Minh xuất thân từ thợ kính.
Nhiều bạn thợ gọi anh là thằng Minh “điên”, người thợ làm công ăn lương mà còn bày đặt học hỏi, mày mò tìm hiểu cho thêm cực. Ít ai dám nghĩ đến việc có thể làm giàu và khẳng định mình từ chính tay nghề của mình. Còn khi đó, nhờ tay nghề vững lại chịu khó nên làm việc ở đâu anh cũng được chủ xem như là “người tài” và phải tìm mọi cách để giữ.
Nhờ ham học hỏi nên anh Minh không chỉ nắm vững các kiến thức về nghề làm kính mà còn ít nhiều biết về thị trường kinh doanh. Sau cả chục năm làm thợ, đến năm 2007, anh mới quyết tâm mở xưởng làm kính riêng với số tiền trong tay là 150 triệu đồng và vay mượn thêm bạn bè, người quen.
Kinh nghiệm đến thế mà anh phải đối mặt với rất nhiều tình huống không ngờ đến. Chiếc lò uốn kính mà anh và một người bạn tự chế hoạt động không như ý, bao nhiêu sản phẩm làm ra chỉ được vài hôm là… nổ tung. Từ mẻ hàng đến mẻ hàng khác làm rồi hỏng, anh Minh hết sạch vốn liếng, ngay cả những người thân thấy “tên Minh gọi điện là không dám nghe máy vì sợ… bị vay tiền”.
“Tôi dừng lại tìm hiểu và nhận ra rằng, vấn đề không chỉ ở cái máy mà còn ở kỹ thuật uốn kính và tìm cách khắc phục cả hai. Nếu như không có những năm tháng bươn chải học nghề, chắc tôi bỏ cuộc rồi”, anh nói.
Video đang HOT
Học hỏi từ… lính
Không phủ nhận nhờ làm thợ giỏi mới có ngày làm sếp nhưng anh Minh thấy rõ những hạn chế của mình do không được đào tạo cơ bản nên thiếu kiến thức về kinh doanh, về thị trường, về chiến lược phát triển, xây dựng thương hiệu…
Tuy nhiên, xác định không chạy theo bằng cấp hay tìm mọi cách để đi theo đại học khi thấy không hiệu quả nên ông giám đốc chọn con đường học hỏi từ nhân viên. Anh Minh tuyển những người tốt nghiệp đại học và có kinh nghiệm ở những lĩnh vực mình cần học hỏi đưa vào công ty làm việc và trả mức lương cao ngất ngưởng.
Nếu ở nơi khác nhân viên làm việc theo điều hành của sếp thì anh để họ phát huy tối đa sự sáng tạo. Qua đó, anh học hỏi nhân viên từ các cách thức giao tiếp, cách đám phán, marketing, chiến lược giữ khách hàng… Mỗi điều học được anh đều ghi vào cuốn sổ tay để nhắc nhở mình. Chẳng nhân viên nào ngờ được có lúc họ đến làm việc với các đại lý thì ông giám đốc của mình cũng trút bỏ áo vest, cặp táp ở nhà rồi âm thầm bám theo để… học việc.
Với ông giám đốc này, học không chỉ ở trường, học để có bằng cấp mà việc học phải ở mọi lúc mọi nơi.
“Tôi không học đại học nhưng tôi có thể học ngay từ những người rất giỏi, có kinh nghiệm từ các trường đại học lớn ra. Với cách này tôi có thể chủ động được việc mình cần học cái gì và tiếp thu một cách thực tế nhất. Học thầy không tày học bạn là ở chỗ đó”, ông giám đốc bày tỏ.
Một trong những “triết lý” học hỏi và làm việc của anh Minh là phải biết biết sức mình đến đâu để cố gắng chứ đừng ảo vọng. “Khi có các hợp đồng lớn, người nào cũng ham, cứ nhận mà không dám chắc sức mình có làm nổi không. Còn tôi, đã có lúc dám nói không với những đơn hàng cả chục tỉ đồng khi thấy mình chưa thể làm tốt”, anh Minh lý giải thêm cho việc người ta gọi mình là “khùng”. Nhưng nhờ cái “khùng” đó anh ít khi rơi vào cảnh phải loay hoay với những việc quá sức để rồi hỏng hết mọi thứ.
Anh “khùng” đến nỗi khoe rằng nếu có ngày làm ăn thất bại, phá sản thì vẫn sẽ lạc quan, yêu đời như chính lúc này. “Tôi xuất phát từ một người thợ, vốn đã không có tài sản gì ngoài tay nghề và sự chăm chỉ lao động. Nếu có mất hết tôi lại đi làm mướn cho người ta cũng kiếm được chục triệu tháng đủ lo cho vợ con”.
Còn bây giờ, ông giám đốc xuất phát từ người thợ kính, trong lúc kinh tế khủng hoảng nhất vẫn thu về hàng chục tỷ đồng mỗi năm.
Anh Minh chia sẻ, anh chưa bao giờ dạy con phải là học thật giỏi để thi đỗ trường này trường nọ mà cho con bài học về sự chăm chỉ và ham học hỏi trong bất cứ mọi hoàn cảnh.
Hoài Nam
Theo dân trí
Siết chặt đầu vào đào tạo thạc sĩ
Chất lượng đào thạc sĩ đang đi xuống, tình trạng nới lỏng đầu vào, dễ dãi trong giảng dạy và đầu ra trở nên phổ biến.
Bộ Giáo dục đào tạo vừa công bố dự thảo Quy chế đào tạo thạc sĩ, thay thế cho quy định năm 2011, với nhiều quy định mới. Thứ trưởng Bộ Giáo dục Bùi Văn Ga đã có cuộc trả lời xung quanh việc làm thế nào để đảm bảo chất lượng đào tạo bậc thạc sĩ.
Có 2 hướng đào tạo: Nghiên cứu và ứng dụng
- Dự thảo quy chế đào tạo thạc sĩ mới đã có quy định ngoài hướng nghiên cứu như đang thực hiện còn có hướng ứng dụng. Xin ông cho biết giá trị của loại hình đào tạo này như thế nào? Người học có được sử dụng bằng cấp như bằng thạc sĩ nghiên cứu hay không?
- Đào tạo thạc sĩ theo hướng ứng dụng không phải là mô hình mới. Tuy nhiên ở Việt Nam vẫn chỉ quy định một loại hình thạc sĩ chung chung, không ra nghiên cứu cũng không ra ứng dụng khiến cho chất lượng đào tạo thạc sĩ không đảm bảo. LuậtGiáo dục ĐH bắt đầu có hiệu lực từ tháng 1.2013 đã quy định tách bạch chương trình đào tạo nghiên cứu và ứng dụng. Vì vậy, quy định của Bộ phải điều chỉnh cho phù hợp.
Các thạc sĩ trong ngày nhận bằng tốt nghiệp. Quy chế đào tạo thạc sĩ mới có nhiều điểm tăng cường chất lượng ở bậc học này.
Bằng cấp của cả 2 hướng đào tạo đều không phân biệt về trình độ. Người học theo chương trình nào cũng đều có trình độ thạc sĩ. Tuy nhiên, nếu theo học nghiên cứu thì có thể làm tiến sĩ ngay. Người theo học hướng ứng dụng chỉ để đi làm. Nếu muốn học lên trình độ tiến sĩ phải bổ sung thêm kiến thức theo yêu cầu của từng trường.
- Thưa ông, nhưng hiện nay mẫu văn bằng thạc sĩ chỉ có một loại. Vậy làm sao để phân biệt được 2 loại hình đào tạo này?
- Khi quy chế mới được ban hành thì quy định về văn bằng cũng phải sửa đổi. Bằng thạc sĩ sẽ được chia theo 2 hướng. Loại thứ nhất là nghiên cứu, loại thứ hai gọi theo nghề nghiệp như: bằng thạc sĩ kỹ thuật hoặc quản trị kinh doanh... ghi rõ trên văn bằng. Người học sẽ được cấp kèm bảng điểm, thể hiện chương trình đào tạo để phân biệt người học tốt nghiệp loại hình nào.
- Như vậy, Quy chế đào tạo tiến sĩ cũng sẽ phải điều chỉnh về điều kiện văn bằng để được làm tiến sĩ?
- Đúng vậy. Quy chế đào tạo tiến sĩ cũng sẽ phải điều chỉnh cho phù hợp với luậtGiáo dục ĐH. Xu hướng các nước trên thế giới theo thạc sĩ ứng dụng rất đông, hướng nghiên cứu thường ít hơn. Những người theo hướng nghiên cứu sẽ lên làm nghiên cứu sinh tiến sĩ và được đầu tư bài bản để đảm bảo chất lượng. Không như ở Việt Nam hiện nay, mục tiêu đào tạo không rõ ràng nên chúng ta không tập trung đầu tư và khó đảm bảo chất lượng.
Kiểm định và xếp hạng các trường
- Như vậy các trường sẽ phải xây dựng lại chương trình cho phù hợp? Làm thế nào để kiểm soát được chương trình của các trường đảm bảo đúng quy chế, thưa ông?
- Bộ không quy định chương trình khung nữa mà sẽ do các trường tự xây dựng và sẽ được kiểm soát khi đăng ký mở ngành đào tạo. Bộ sẽ xem xét các chương trình trường đăng ký khi mở ngành có đảm bảo đúng các hướng đào tạo hay không. Ngoài ra, các trường đều phải tham gia kiểm định chất lượng và chịu sự giám sát của xã hội. Sắp tới, Bộ sẽ cho phép thành lập các trung tâm kiểm định độc lập để kiểm định và xếp hạng chương trình đào tạo của các trường. Như vậy người học sẽ biết chương trình nào đảm bảo chất lượng để đăng ký theo học
- Thưa ông, dự thảo lần này lại cho miễn thi đầu vào ngoại ngữ với một số đối tượng. Điều này, liệu có nảy sinh tiêu cực vì bằng cấp có thể mua bán được? Tại sao lại không thắt chặt đầu ra như quy định hiện hành?
- Quy chế lần này là nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ và đã xiết chặt ngay từ đầu vào bằng việc quy định học viên phải dự thi môn ngoại ngữ. Đối với môn ngoại ngữ thí sinh phải đạt yêu cầu trình độ ngoại ngữ tương đương cấp độ B1 hoặc bậc 3/6 của khung châu Âu chung; đối với học viên đào tạo trình độ thạc sĩchuyên ngành ngoại ngữ, trình độ năng lực ngoại ngữ thứ hai của học viên cũng phải đạt yêu cầu theo quy định này.
Quy chế chỉ cho phép miễn thi đối với một số trường hợp mà bằng cấp của họ đã đạt yêu cầu như: bằng tốt nghiệp trình độ ĐH được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài; bằng tốt nghiệp ĐH chính quy ngành ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của chương trình đào tạo; Chứng chỉ trình độ ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ...
Trước đây, quy chế không yêu cầu phải thi đầu vào ngoại ngữ mà chỉ cần đạt trình độ khi tốt nghiệp nhưng quy định này không đảm bảo chất lượng đào tạo. Quy chế lần này có thể dẫn đến việc tuyển sinh khó khăn hơn nhưng Bộ vẫn quyết tâm nâng cao chất lượng của trình độ đào tạo này.
- Theo dự thảo, Bộ cho phép đào tạo thạc sĩ theo hướng ứng dụng ở ngoài nhà trường khi cần thiết. Điều này liệu có đảm bảo được chất lượng không, thưa ông?
- Quy chế khẳng định việc đào tạo thạc sĩ phải được thực hiện ở cơ sở đào tạo, không được phép ngoài nhà trường. Tuy nhiên quy chế cũng để mở để có thể cho phép được đào tạo đối với các trường hợp cần thiết. Ví dụ, tại các vùng khó khăn đang thiếu nguồn nhân lực như Tây Bắc, Tây nguyên, Tây Nam bộ. Hoặc đối với những đối tượng đang làm nhiệm vụ đặc biệt không thể đến cơ sở đào tạo để theo học được. Tuy vậy sẽ rất hạn chế việc đào tạo này.
Theo Thanh Niên
Người Hà Nội còn xa mới có thu nhập 80 triệu đồng/năm Thu nhập bình quân đầu người tại Hà Nội năm nay dự kiến đạt 46,6 triệu đồng, còn rất xa mục tiêu mà thành phố đặt ra cho năm 2015 là 82 - 86 triệu đồng. Ảnh minh hoạ - nguồn internet. Báo cáo Kinh tế - xã hội phục vụ kỳ họp Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội ước tính...