Ông già có gần trăm con dòi trong mũi
Ông Hà Văn Tự bị viêm nhiễm vách ngăn, phù nề và có giòi bên trong mũi
Ông Hà Cát Tự (76 tuổi) được đưa vào bệnh viện trong tình trạng có dòi trắng, dòi xanh trong mũi. Trên 90 con dòi đã được gắp ra từ mũi ông Tự.
Ông Hà Cát Tự (76 tuổi) ở huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Cạn bị viêm xoang bỗng thấy đau họng, đau mũi trong thời gian gần đây. Khi người nhà dùng thuốc nam nhỏ vào mũi, đã phát hiện có dòi từ trong lỗ mũi bên phải bò ra. Khoảng 50 con dòi màu trắng, màu xanh dài khoảng 1cm đã được gia đình gắp ra khỏi lỗ mũi ông Tự.
Sáng 25/11, ông Tự được gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa TƯ Thái Nguyên điều trị trong tình trạng sốt nhẹ, mũi phải sưng to và vẫn còn dòi bên trong. Tại đây, các bác sĩ tiếp tục gắp được hơn 40 con dòi nữa trong mũi ông Tự.
Video đang HOT
Những con dòi gắp ra được từ mũi của ông Tự
Theo bác sĩ Nguyễn Mạnh Cường (khoa Tai- Mũi- Họng), bệnh nhân bị viêm nhiễm vách ngăn, hoại tử, niêm mạc phù nề, mũi trái xung huyết. Theo chẩn đoán ban đầu, có thể do bệnh nhân có tiền sử viêm xoang nên trứng côn trùng theo đường ăn uống hoặc sử dụng thuốc nam để chui vào mũi làm tổ.
Bệnh nhân Tự đã được chụp cộng hưởng từ để tiếp tục điều trị.
Hiện bệnh nhân tỉnh táo, không sốt, mũi không chảy máu, không còn thấy dòi bò ra.
Theo 24h
Tử vong vì giun xoắn do ăn thịt thú rừng
Có những người chết không biết lý do vì thưởng thức đặc sản tự nhiên bị nhiễm giun xoắn, nhưng thường bị chẩn đoán điều trị nhầm, khiến tỉ lệ tử vong từ 6-30%.
Bệnh nhân bị nhiễm giun xoắn điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới T.Ư.
Tử vong do thích đặc sản
Anh Nguyễn Văn Đ (quận Tây Hồ, HN) sau 10 ngày đi Hòa Bình thưởng thức món rượu tiết chũi về có biểu hiện sốt, đau cơ, đi lại khó khăn, phù nề, đi ngoài ra máu... Anh được nghi do nhiễm xoắn khuẩn Leptospira nên chỉ điều trị kháng sinh. Bệnh không đỡ mà ngày càng nặng, cơ thể suy kiệt, teo cơ. May mắn, một bác sĩ nghi ngờ ký sinh trùng nên đã chuyển xét nghiệm tới bộ môn ký sinh trùng tại Trường ĐH Y. Kết quả cho thấy anh bị nhiễm giun xoắn do ăn tiết chũi. May mắn do được phát hiện kịp thời, uống thuốc đặc trị nên anh Đ đã qua cơn nguy hiểm.
Anh Nguyễn Văn Tuấn (Hai Bà Trưng, HN) lại không có may mắn như vậy. Vì sợ lợn nuôi công nghiệp có hoá chất tăng trọng nên anh hay cùng bạn bè đặt mua lợn thả, lợn mán ngựa... để làm thịt. Mỗi lần như vậy không thể thiếu món tiết canh, nem chạo. Nhưng một lần ăn anh đã bị nhiễm giun xoắn mà không biết, khi đến viện đã trong tình trạng xuất huyết phủ tạng, suy gan, suy tim... và tử vong.
PGS-TS Nguyễn Văn Đề - Trưởng bộ môn ký sinh trùng Trường ĐH Y Hà Nội - cảnh báo, hiện nay chỉ có dịch giun xoắn diễn ra trên nhiều người thì mới được chú ý, còn các vụ lẻ tẻ thì chưa được quan tâm, thường các bác sĩ cũng không nghĩ đến. Trong khi đó hiện nay, phong trào ăn thịt thú rừng, thịt tự nhiên đang phát triển mạnh mà không biết, giun xoắn do loài giun tròn lưu hành trong tự nhiên thường ở miền núi, các động vật như lợn, chó, mèo, chuột, gấu, báo, cáo, chồn, sói, ngựa... là nơi giun xoắn thường ký sinh. Đã có xét nghiệm cho thấy, trong 1gr thịt lợn rừng chứa 879 ấu trùng giun xoắn và một con lợn khác có 70 ấu trùng.
Nếu con người ăn thịt các động vật này mang ấu trùng thì người sẽ bị nhiễm bệnh giun xoắn. Giun trưởng thành ký sinh ở ruột. Giun xoắn đơn giới, con đực dài 1,2 - 1,5mm, con cái dài 2,2 - 3mm. Con cái đẻ tới 550 - 1.500 ấu trùng trong 4 - 6 tuần. Ấu trùng kích thước 0,1mm đi vào hệ bạch huyết và máu để tới các cơ của cơ thể vật chủ, chủ yếu là cơ hoành, cơ xương, cơ tim. Trong cơ, ấu trùng giun xoắn có kích thước 0,8 - 1mm, chúng cuộn tròn thành kén 0,5 x 0,25mm, mỗi kén thường có 1 con. Sự tạo kén trong cơ của ấu trùng trong vòng 2 tháng và bắt đầu bị canxi hoá từ 6 - 9 tháng. Có ấu trùng tồn tại trong cơ vài năm và thậm chí tới 25 - 30 năm. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong.
Dễ chẩn đoán nhầm và tử vong tới 30%
PGS-TS Nguyễn Văn Đề cho biết, tại VN đã có nhiều vụ dịch giun xoắn xảy tại Yên Bái, Điện Biên, Sơn La... Vụ dịch gần đây nhất là tháng 2.2012, tại huyện Mường Lát (tỉnh Thanh Hóa) với 24 người nhiễm. Tuy nhiên, với các vụ lẻ tẻ thì chưa thực sự được quan tâm và được chẩn đoán nhầm là xoắn khuẩn Leptospira nên chỉ dùng kháng sinh, trong lúc đó thuốc tẩy giun rất sẵn có tại các địa phương trên, nhưng không ai biết để sử dụng. Một số người được điều trị khỏi bệnh, nhưng để lại di chứng về vận động.
Khi vào cơ thể người, giun xoắn gây nhiễm độc, gây viêm dị ứng các mao mạch, gây hoại tử cơ và thiếu ôxy tổ chức. Biểu hiện bệnh nhân thường có rối loạn tiêu hóa, nôn, sau đó giun đi vào máu cư trú ở cơ vân (tạo thành kén) gây sốt, đau cơ, phù nề, xuất huyết, nổi dị ứng, khó vận động, nặng suy kiệt, teo cơ, cứng khớp, xuất huyết phủ tạng, suy gan, suy tim, viêm phổi, viêm não và tử vong... Tỉ lệ tử vong khoảng từ 6 - 30%, có trường hợp tử vong trong vòng 1 - 2 tuần. Vì thế, theo PGS-TS Đề, nếu ai đã trót ăn các món này mà xuất hiện các triệu chứng như trên cần báo ngay cho cơ sở y tế để can thiệp kịp thời. Để phòng tránh, cần tuyệt đối không ăn các món thịt tái, sống.
Ở nhiệt độ lạnh -22 độ C sau 3 ngày ấu trùng mới chết, còn ở -12 độ C thì sau 57 ngày ấu trùng mới chết, nhưng ở nhiệt độ nóng 50 độ C trong vòng 10 phút, ấu trùng sẽ chết.
Chu kỳ phát triển của giun xoắn
1. Người hay động vật ăn phải ấu trùng giun xoắn ở thịt sẽ bị
nhiễm bệnh.
2. Ấu trùng vào ruột nở ra giun xoắn đực và cái.
3. Giun xoắn trưởng thành ký sinh tại ruột, đẻ ấu trùng.
4. Ấu trùng vào máu và bạch huyết.
5. Ấu trùng tới làm tổ tại cơ vân.
Theo laodong
Tràn lan giấy chứng nhận sức khỏe "rởm" Đó là thực tế đang diễn ra hàng ngày ở không ít bệnh viện, phòng khám đa khoa. Tại đây có thể dễ dàng tìm mua Giấy khám sức khỏe khống với giá bèo. Người đến khám tự ghi vào giấy chứng nhận sức khỏe Nộp tiền đủ, khám qua loa 8h sáng, bệnh viện Xây Dựng (ở phố Trần Quý Đức, Thanh...