Ông Gaddafi đã chạy trốn như thế nào?
Sau 42 nắm quyền lực tuyệt đối ở Libya, Đại tá Muammar Gaddaif, cố Tổng thống Libya bị phế truất, đã trải qua những ngày cuối cùng của đời mình trong sự bất chấp và ảo tưởng, sống sót qua ngày bằng gạo và mì ống mà các vệ sĩ trung thành lấy được từ những ngôi nhà bỏ hoang của dân ở thành phố Sirte.
Ông Gaddafi.
Theo một quan chức an ninh cao cấp trong chính quyền Libya cũ, ông Mansour Dhao Ibrahim, khi bị lực lượng của Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia ( NTC) bao vây trong nhiều tuần, Đại tá Gaddafi đã trở nên thiếu kiên nhẫn với cuộc sống trốn chạy ở thành phố Sirte. Cứ vài ngày ông lại thay đổi chỗ ở. Gaddafi đã than thở: “Tại sao không có điện? Tại sao không có nước?”.
Theo ông Dhao, người đã trung thành ở bên cạnh Đại tá Gaddafi trong suốt thời gian chạy trốn, cho biết ông và các trợ lý khác đã nhiều lần khuyên Đại tá rời bỏ quyền lực hoặc quốc gia, nhưng vị đại tá và một trong những người con của ông là Mutassim không đếm xỉa gì đến những lời khuyên này.
Thậm chí, Gaddafi còn nói: “Đây là đất nước của tôi. Tôi đã từ bỏ quyền lực từ năm 1977″ và thường xuyên nhắc lại rằng quyền lực thực sự đã nằm trong tay người dân Libya. Sau đó, đội ngũ trợ lý vẫn tiếp tục thuyết phục thì Gaddafi dường như cũng cởi mở với ý tưởng rời bỏ quyền lực hơn so với con trai của mình.
Video đang HOT
Ngoài ra, các trợ lý của Gaddafi cũng nhiều lần cố gắng thuyết phục nhà cựu lãnh đạo này là những người làm nên cuộc đổi thay không phải là “lũ chuột” hay “lính đánh thuê” như ông từng nói, mà là những người bình thường. “Ông ta cũng biết rằng đó là những người Libya phẫn nộ”, Dhao nói. Cũng đã có lần, vị đại tá tỏ ra hối tiếc, nhưng rồi ông lại giải thích việc không ra đầu hàng hoặc chạy trốn là vì “nghĩa vụ đạo đức phải ở lại”.
Dân Libya trong ngày NTC tuyên bố giải phóng hoàn toàn đất nước 23/10. Ảnh: AFP
Một số người ủng hộ Gaddafi cho rằng ông như một kẻ hiếu chiến sẵn sàng chiến đấu đến cùng, nhưng thực tế thì ông không tham gia vào trận giao tranh nào. Thay vào đó ông thích đọc và thực hiện các cuộc gọi bằng điện thoại vệ tinh hơn.
Cũng theo Dhao, Đại tá Gaddafi đã chạy tới Sirte hôm 21/8, ngày mà Tripoli thất thủ, trên một đoàn xe nhỏ đi qua các pháo đài trung thành Tarhuna và Bani Walid. Quyết định tới ẩn náu tại Sirte do Mutassim đưa ra vì con trai của Gaddafi cho rằng từ lâu nơi đây đã là thành trì quan trọng ủng hộ Gaddafi. Cùng đi với Gaddafi có 10 người, trong đó có các trợ lý thân cận và các vệ sĩ. Mutassim, người chỉ huy các lực lượng trung thành với Gaddafi, đã đi sang hướng khác vì lo ngại chiếc điện thoại vệ tinh của cha mình đang bị theo dõi.
Ngoài chiếc điện thoại mà Gaddafi thường sử dụng để phát đi các tuyên bố cho đài truyền hình Syria, ông cắt đứt hoàn toàn khỏi thế giới. Gaddafi không dùng máy tính trong mọi trường hợp và hiếm khi sử dụng điện, mà dành thời gian để đọc kinh Koran.
Trong nhiều tuần, lực lượng nổi dậy đã bắn vũ khí hạng nặng khắp nơi trong thành phố Sirte. Có lần, một quả rốc-két hay súng cối đã rơi trúng một trong những ngôi nhà mà vị đại tá trú ẩn, khiến 3 vệ sĩ của ông bị thương. Một đầu bếp đi cùng cũng bị thương nên tất cả mọi người đã phải vào bếp, ông Dhao cho biết.
Khoảng hai tuần trước đây, vì lực lượng nổi dậy đã tràn vào trung tâm thành phố, vị đại tá và các con trai của ông này đã bị mắc kẹt trong hai ngôi nhà tại khu dân cư được gọi là Quận 2. Họ bị bao vây bởi hàng trăm người, bị bắn bởi súng máy hạng nặng, rốc-két và súng cối. Lúc này, quyết định duy nhất là cho dù sống hay chết thì cũng phải rời khỏi đây, nên Gaddafi quyết định đã đến lúc phải chạy và lên kế hoạch trốn vào một ngôi nhà gần đó, nơi ông đã sinh ra.
Tới ngày 20/10, một đoàn gồm hơn 40 chiếc xe đã được chuẩn bị để rời khỏi nơi trú ẩn của Gaddafi vào khoảng 3h sáng, nhưng kế hoạch đã bị đảo lộn bởi một số nhân vật trung thành đã trì hoãn thời điểm xuất phát đến 8h sáng. Trong một chiếc Land Cruiser, Đại tá Gaddafi ngồi cùng với giám đốc an ninh, một người họ hàng, anh tài xế và Dhao. Vị đại tá đã không nói một lời nào trong suốt quãng đường đi.
Nhưng sau đó khoảng nửa tiếng đồng hồ, máy bay chiến đấu của NATO và lực lượng NTC đã phát hiện ra đoàn xe và tấn công. Dù đã trúng đạn, ông Dhao vẫn cố gắng cùng Đại tá Gaddafi và những người khác chạy tới một trang trại, rồi một con đường lớn để hướng tới những cống thoát nước. Tuy nhiên, sau đó ông Dhao đã không hay biết gì vì trúng đạn một lần nữa và bất tỉnh. Khi tỉnh lại thì ông thấy mình đang nằm trong bệnh viện. “Tôi xin lỗi vì tất cả những gì đã xảy ra với Libya”, ông Dhao nói, “từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc”.
Theo PLVN
NTC đang bị đẩy lùi ở Sirte
Lực lượng ủng hộ ông Gaddafi phản công ở Sirte khiến quân NTC phải rút khỏi nhiều vị trí đã chiếm được trong thành phố.
Kể từ khi chiếm được Tripoli vào cuối tháng 8/2011, NTC đã dập tắt được phần lớn sự kháng cự của lực lượng ủng hộ ông Gaddafi trên toàn Libya nhưng vẫn chưa chiếm được Sirte một cách trọn vẹn. Sự thất bại này đã đặt ra những câu hỏi về khả năng phát huy quyền lực của NTC trên toàn bộ lãnh thổ Libya.
Trước đây vài ngày, NTC đã chuẩn bị tuyên bố chiến thắng ở Sirte nhưng cuộc phản công vào ngày 18/10/2011 của phe trung thành với ông Gaddafi khiến cho lực lượng này phải rút ra khỏi một số điểm đã chiếm được trước đó.
Binh sĩ thuộc lữ đoàn Libya Al-Hurra Ahmed Al-Fitouri, cho hay: "Rất nhiều lính NTC đã ngã xuống. Sự kháng cự còn rất mạnh mẽ".
Rất nhiều điểm trong thành phố trước đó nằm dưới quyền kiểm soát của lực lượng nổi dậy thì nay đã trở thành địa điểm nguy hiểm vì sự có mặt của các tay súng bắn tỉa.
Theo phóng viên Reuters, phía NTC cũng chịu nhiều tổn thất vì pháo cối từ lực lượng trung thành của ông Gaddafi ở bờ biển phía đông của Sirte. Khoảng 19 binh sĩ NTC đã thiệt mạng khi lực lượng ông Gaddafi bắn trúng 1 điểm tập kết của NTC.
Cuộc phản công có tác động không nhỏ đến sĩ khí của phe NTC. Theo Reuters, số lượng thương vong gia tăng đã biến tâm trạng hưng phấn của các binh sĩ NTC thành thất vọng.
Sirte hiện là thành trì cuối cùng của lực lượng ủng hộ ông Gaddafi sau khi Bani Walid bị rơi vào tầm kiểm soát của lực lượng nổi dậy vào ngày 17/10/2011.
Binh sĩ NTC ở Sirte trong một cuộc đọ sung với lực lượng trung thành với ông Gaddafi.
Ăn mừng quá sớm?
Khung cảnh trên ở Sirte hoàn toàn trái ngược với sự kiện diễn ra vào đầu tuần khi lực lượng ủng hộ ông Gaddafi chống cự yếu ớt trước sức tiến công mạnh mẽ được hỗ trợ bởi xe tăng và súng cối bên phía NTC.
Trước đó, giới lãnh đạo mới của Libya bày tỏ sự tự tin với chiến thắng ở quê hương của Gaddafi khi chủ tịch NTC, ông Mustafa Adbel Jalil tới Sirte tuần trước. Chuyến thăm của ông Jalil được các binh lính NTC chào đón bằng nhiều loạt súng bắn lên trời.
Tuy nhiên, hoàn cảnh hiện tại cho thấy NTC còn phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là sự thiếu chuyên nghiệp của binh sĩ được biên chế lộn xộn trong các đơn vị tình nguyện cũng như sự thiếu phối hợp giữa các đơn vị khác nhau.
Thậm chí 2 cánh quân Benghazi tiến vào Sirte từ phía Đông và Misrata tiến vào từ phía Tây đã bắn nhầm vào nhau.
Phía NTC cũng phải ngừng sử dụng pháo để tránh thương vong cho binh sĩ. Theo ông Mohammed Ismail, chỉ huy lữ đoàn Shohada al-Thaqil của NTC, lực lượng nổi dậy chỉ sử dụng bộ binh tiến qua từng ngôi nhà để tiêu diệt dần những tay băn tỉa bên phía lực lượng trung thành với ông Gaddafi.
Theo Báo Đất Việt
Thua trận, NTC trở nên bất đồng nội bộ Các chiến binh thuộc Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia Libya (NTC) hôm qua (16/10) đã buộc phải rút lui khỏi nhiều cứ điểm mà họ đã chiếm được trước đó ở thành phố Sirte do không thể chống đỡ được trước sức kháng cự dữ dội của quân Gaddafi. Diễn biến bất lợi trên chiến trường tiếp tục gây trì hoãn đối...