Ông Duterte gọi ông Obama là ‘đồ đáng ghét’
Ông Duterte nói tốt hơn ông Obama nên kiềm chế không chất vấn ông về việc giết tội phạm ma túy, nếu không sẽ chửi thẳng tại hội nghị ASEAN ở Lào.
Ngày 5-9, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte gọi Tổng thống Barack Obama là “đồ đáng ghét”, đồng thời cảnh cáo ông Obama không chất vấn ông về việc giết người không qua xét xử trong cuộc truy quét tội phạm ma túy, theo báo Independent (Anh).
Ông Duterte buông ra lời cảnh cáo ông Obama trong lúc trả lời câu hỏi của một nhà báo rằng ông sẽ giải thích với ông Obama thế nào về những sự việc xảy ra trong thời gian gần đây ở Philippines.
“Ông ta là ai mà đối đầu với tôi? Thật ra mà nói Mỹ cũng có rất nhiều vấn đề cần phải trả lời.”
Video đang HOT
Ông Duterte (trái) gọi ông Obama là “đồ đáng ghét”. Ảnh: REUTERS
Ông Duterte nói mình là lãnh đạo của một nước có chủ quyền và chỉ có trách nhiệm trả lời người dân Philippines, đồng thời khẳng định “Sẽ còn có rất nhiều tên buôn lậu ma túy sẽ bị giết, cho đến khi quét sạch tên buôn lậu ma túy cuối cùng. Chừng nào chưa tiêu diệt được tên cuối cùng chúng tôi còn chưa dừng lại.”
Ông Duterte thẳng thừng, tốt hơn ông Obama nên tôn trọng và kiềm chế không chất vấn ông về việc giết tội phạm ma túy, nếu không thì “đồ đáng ghét, tôi sẽ chửi thẳng ông tại hội nghị”.
Tổng thống Duterte “cảnh cáo” Tổng thống Obama trước khi sang Lào dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN. Chiều 5-9, Tổng thống Obama cũng đã từ Trung Quốc sang Lào sau khi hội nghị G20 kết thúc.
Tổng thống Obama không phải là lãnh đạo duy nhất trên thế giới nhận những lời gay gắt “đồ đáng ghét” của ông Duterte. Ông Duterte từng có những lời nặng nề tương tự với LHQ khi tổ chức này chỉ trích việc giết người không qua xét xử của ông trong chiến dịch truy quét ma túy.
Tù nhân ma túy Philippines phải ngủ trên cầu thang vì nhà tù quá tải. Ảnh: REUTERS
“Có thể chúng tôi phải quyết định ly khai khỏi LHQ. Nếu bạn thiếu tôn trọng chúng tôi, đồ đáng ghét, chúng tôi sẽ ly khai.”- ông Duterte tuyên bố cuối tháng 8. Không những đe dọa rút tư cách thành viên của Philippines khỏi LHQ, mới đây ông Duterte còn thẳng thừng từ chối gặp song phương Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon tại Lào.
Khoảng 2.400 người đã thiệt mạng trong hơn 2 tháng thực hiện chiến dịch truy quét ma túy của ông Duterte, hầu hết đều bị giết không qua xét xử. Điều này gây bức xúc lớn cho các nhà hoạt động nhân quyền trong và ngoài Philippines, cũng như nhiều tổ chức và quốc gia.
ĐĂNG KHOA
Theo PLO
Chất vấn Thủ tướng Anh trên truyền hình về việc đi hay ở lại EU
Tại Anh đã diễn ra các cuộc chất vấn trực tiếp trên truyền hình của lần lượt 2 phe về việc đi hay ở lại EU trước cuộc trưng cầu dân ý diễn ra ngày 23/6 tại nước này.
Tại trường quay của kênh Skynews, Thủ tướng Anh David Cameron đã có buổi trả lời trực tiếp trên truyền hình về việc tại sao nước Anh cần ở lại châu Âu. Buổi chất vấn trên Skynews được báo chí Anh đánh giá là 1 giờ đồng hồ rất khó khăn của ông Cameron khi nội dung trả lời không nhiều điểm mới.
Ngày 5/6, Bộ trưởng Tư pháp Michael Gove, chính khách nổi bật của phe ủng hộ rời châu Âu, sẽ thực hiện phần trả lời của mình. Ông Gove có lẽ khá tự tin vì tuần này vừa có khảo sát, phe rời châu Âu thậm chí đang dẫn trước.
Thống kê của trang mạng Twitter cho biết, đến thời điểm cách trưng cầu dân ý khoảng 3 tuần, chủ đề đang được bàn đến nhiều nhất trên mạng xã hội này là kinh tế chứ không phải nhập cư hay quyền tự chủ. Theo các nhà báo nổi tiếng, kinh tế đang là điểm yếu của phe vận động rời châu Âu.
Theo_VTV
Quốc hội Myanmar chất vấn ứng viên Tổng thống trước bỏ phiếu Sau chất vấn, tư cách của 2 ứng viên đảng Liên đoàn quốc gia vì Dân chủ của Myanmar đã được thông qua. Quốc hội Myanmar hôm nay (15/3) dự kiến bỏ phiếu bầu Tổng thống mới và khả năng gần như chắc chắn rằng lần đầu tiên trong hơn 50 năm qua, nước này sẽ có một Tổng thống dân sự. Ông...