Ông Duterte dọa mang rựa chém nếu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền
Tuyên bố của Tổng thống Philippines được đưa ra sau khi có nhiều ý kiến trong nước cho rằng ông thiếu cứng rắn trong giải quyết tranh chấp trên biển với Trung Quốc.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đang tỏ thái độ cứng rắn hơn với Trung Quốc AFP
Tờ Philippine Daily Inquirer ngày 23.8 dẫn lời Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cảnh báo Trung Quốc không được khai thác dầu và các tài nguyên khác ở vùng biển phía tây nước này nếu như không muốn xảy ra chiến tranh.
Tôi khẳng định về dầu mỏ, nếu các vị giành độc quyền thì sẽ có rắc rối… Đó là nơi các vị sẽ thấy [Bộ trưởng Nội vụ] Eduardo Ao mang rựa ra chém người Trung Quốc, ông nhấn mạnh.
Đây là lần thứ 3 trong vòng chưa đầy 2 tuần, Tổng thống Philippines chỉ trích Trung Quốc, động thái được cho là nhằm tạo uy tín cho những người từng phê phán ông thiếu cứng rắn trong tranh chấp trên biển với Trung Quốc.
Ông Duterter cho biết ông không nhấn mạnh về phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế với phía Trung Quốc, nhưng cũng sẽ không để Bắc Kinh khai thác tài nguyên ở vùng biển này.
Video đang HOT
Vui lòng lưu ý rằng một ngày nào đó trong nhiệm kỳ, tôi sẽ khẳng định về phán quyết đó, Tổng thống Philippines phát biểu trong buổi gặp với các quan chức tại thành phố Cebu vào tối 21.8.
Tuần trước, ông Duterte chỉ trích Trung Quốc sai trái khi ngang ngược tuyên bố về chủ quyền đối với không phận trên các đảo nhân tạo mà nước này xây phi pháp trên Biển Đông.
Cựu Ngoại trưởng Albert del Rosario, người chủ trương phản đối mạnh mẽ đối với tuyên bố chủ quyền vô lý của Trung Quốc đối với Biển Đông, hoan nghênh phát biểu của ông Duterte. Thêm vào đó, ông Rosario kêu gọi chính phủ cần có biện pháp nhằm duy trì luật lệ quốc tế trên vùng biển này.
Theo TNO
Mỹ cho máy bay tuần thám trinh sát các đảo nhân tạo Trung Quốc chiếm giữ phi pháp ở Trường Sa
Ngày 10/8, Mỹ đã cho máy bay tuần thám chống ngầm P-8A tiến hành trinh sát các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã chiếm giữ và bồi đắp trái phép tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Giữa máy bay Mỹ và lực lượng Trung Quốc đồn trú trái phép trên đảo đã xảy ra đấu khẩu trên làn sóng điện.
Hình ảnh về đá Chữ Thập thuộc chủ quyền Việt Nam ở Trường Sa đang bị Trung Quốc chiếm giữ phi pháp được các phóng viên chụp từ chiếc P-8A
Giữa lúc cuộc Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang không ngừng leo thang kèm theo cuộc đấu khẩu gay gắt trên các phương tiện truyền thông hai bên thì có vẻ cuộc đối đầu đã lan sang lĩnh vực quân sự. Theo các trang tin Đông Phương và Người quan sát, ngày 10/8, Mỹ đã cho máy bay tuần thám chống ngầm P-8A tiến hành trinh sát các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã chiếm giữ và bồi đắp trái phép tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Giữa máy bay Mỹ và lực lượng Trung Quốc đồn trú trái phép trên đảo đã xảy ra đấu khẩu trên làn sóng điện.
Chiếc P-8A của hải quân Mỹ thực hiện chuyến bay
Đông Phương cho biết, chiếc P-8A của quân đội Mỹ cất cánh từ căn cứ trên đảo Okinawa đã bay tới trinh sát 4 đảo nhân tạo ở Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam mà Trung Quốc đã chiếm giữ và bồi đắp trái phép là Su Bi, Chữ Thập, Gạc Ma và Vành Khăn. Trong lúc máy bay Mỹ bay phía trên các đảo nhân tạo, lính Trung Quốc trên đảo đã 6 lần nhập làn sóng điện cảnh báo, nói bừa: "Đây là lãnh thổ Trung Quốc, các ông hãy nhanh chóng rời khỏi đây, tránh xảy ra mọi sự hiểu lầm". Những người Mỹ trên máy bay đã đáp trả, khẳng định họ đang tiến hành hoạt động quân sự hợp pháp trên vùng biển quốc tế.
Các nhà báo Mỹ đi theo trên máy bay đã chụp được các bức ảnh về các đảo nhân tạo. Họ mô tả các thiết bị trên đảo như công sự phòng ngự, các trạm radar đều thấy rất rõ; đường băng trên đảo có thể đón nhận các máy bay quân sự loại lớn cất hạ cánh.
Phóng viên CNN Ivan Watson tường thuật từ Okinawa sau khi kết thúc chuyến bay
Nhà báo Ivan Watson, phóng viên hãng CNN thường trú tại Hongkong đã có mặt trên máy bay sau khi trở về Okinawa đã có buổi tường thuật trực tiếp về chuyến bay trinh sát này trên CNN trong thời lượng 3 phút. CNN cho biết chiếc máy bay bay ở độ cao 5 ngàn mét. Tại Su Bi, thiết bị cảm ứng trên máy bay ghi nhận có tới 86 tàu thuyền Trung Quốc, trong đó có các tàu cảnh sát biển đang neo đậu trong chiếc hồ lớn bên trong vòng san hô nay đã được Trung Quốc bồi đắp thành lục địa.
Hình ảnh về các phi công trên chiếc P-8A trên trang web của CNN
Trung tá Chris Purcell, chỉ huy Trung đội tuần tra số 4 (Patrol Squadron Four) của hải quân Mỹ - đơn vị thực hiện chuyến tuần tra nói: "Các chuyến bay như thế này đã diễn ra 50 năm nay; điều này cho thấy Mỹ dốc sức bảo vệ tự do đi lại trên vùng biển quốc tế". Ông nói: "Nguyên nhân chúng tôi ở đây không thay đổi, nhưng nguyên nhân họ (người Trung Quốc) đến đây thì lại khác".
Mấy tiếng sau khi CNN phát đi bản tin này, tờ "Thời báo Hoàn cầu" đã có phản ứng, kêu gọi các bạn đọc Trung Quốc hãy ủng hộ điều mà tờ báo này gọi là "hành vi của những người lính Trung Quốc bảo vệ lãnh thổ".
Theo viettimes
Mỹ mang 'đá thử vàng' đến ASEAN Chuyến công du của ngoại trưởng Mỹ đến ASEAN có thể trấn an các quốc gia khu vực về những lo ngại xung quanh tranh chấp thương mại Mỹ-Trung. Ngoại trưởng Mỹ đã đến Malaysia vào thứ Năm (2-8), khởi động cho chuyến thăm năm ngày đến ba quốc gia Đông Nam Á gồm Malaysia, Singapore và Indonesia. Trước tiên, chuyến thăm nhằm...