Ông Duterte bị tố đứng sau “Biệt đội tử thần Philippines”
Nhân chứng tự nhận là cựu thành viên “Biệt đội tử thần Davao” ngày 15.9 đã tiết lộ thông tin gây sốc, khi nói rằng ông Duterte là người ra lệnh đánh bom nhà thờ, sát hại người Hồi giáo năm 1993.
Edgar Matobato xin thề khi ra làm chứng tại Thượng viện Philippines.
Trong phiên điều trần tại Ủy ban Thượng viện Philippines về công lý và nhân quyền sau hàng loạt vụ giết người trong nước, nhân chứng Edgar Matobato nói ông là thành viên của một nhóm sát thủ tại thành phố Davao.
Nhóm sát thủ này chuyên thực hiện nhiệm vụ giết người ngoài vòng pháp luật dưới sự chỉ đạo của cựu Thị trưởng Rodrigo Duterte – ông Duterte hiện đang là Tổng thống Philippines. Mục tiêu là những nghi phạm hoặc tội phạm ở Davao.
Khi được hỏi về động cơ khiến Matobato quyết định ra làm chứng, sát thủ 57 tuổi nói: “Tôi muốn đòi lại công lý cho những người đã thiệt mạng bởi tội lỗi của chúng tôi”.
Trong phiên điều trần, ông Matobato nói mình ban đầu là thành viên của đơn vị dân quân địa phương cho đến khi ông Duterte trở thành thị trưởng thành phố vào năm 1988. Sau đó, Matobato được ông Duterte tuyển vào “Biệt đội tử thần Davao” (DDS).
Ban đầu DDS chỉ có 7 thành viên, trải qua nhiều năm, số lượng thành viên gia nhập tăng lên nhanh chóng, bao gồm cả phiến quân đầu hàng và cảnh sát.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.
Video đang HOT
Theo lời Matobato, ông Duterte năm 1993 đã ra lệnh đánh bom nhà thờ Hồi giáo tại Davao nhằm trả thù cho một vụ tấn công bằng bom nhằm vào nhà thờ Công giáo. Sau đó, ông Duerte còn ra lệnh bắt giữ và giết hại các nghi can người Hồi giáo, nhân chứng nói thêm.
Matobato còn tố cáo ông Duterte đã đứng đằng sau vụ bắt cóc và giết chết nghi phạm khủng bố Salim Makdhum trên đảo Samal, cách Davao khoảng 44 km.
Theo lời nhân chứng này, tư lệnh cảnh sát quốc gia Philippines Ronald Dela Rosa biết đến vụ bắt cóc và sát hại nghi phạm Makdhum. Thi thể của nghi can này đã bị chôn vùi trong một mỏ đá.
Trong cuộc trả lời họp báo sau đó, Bộ trưởng phụ trách văn phòng truyền thông của tổng thống, Martin Andanar cho rằng ông Duterte không có khả năng ra lệnh đánh bom nhà thờ năm 1993 và sát hại người Hồi giáo. “Tôi không nghĩ ông ấy có khả năng đưa ra chỉ thị như vậy”.
Phát ngôn viên Tổng thống Philippines, Ernesto Abella phát biểu: “Đó chỉ là tuyên bố mang tính chất cá nhân và chúng ta cần phải chờ đợi cuộc điều tra về vấn đề này”.
Theo Đăng Nguyễn – Inquirer (Dân Việt)
2.400 người bị giết, dân Philippines không dám "hé răng"
Khi các nhân chứng không dám lên tiếng, rất khó để kết luận các vụ giết người tràn lan ở Philippines có phải là trái pháp luật hay không.
Eric Sison, người bị giết trong chiến dịch càn quét ma túy của tổng thống Philippines (bên trái là vợ Sison)
Xác của Eric Sison, một người lái xe xích lô 22 tuổi, nằm trong một quan tài ở một khu ổ chuột Manila. Bên cạnh đó, một con gà đi qua đi lại, theo truyền thống địa phương, nghĩa là mổ vào lương tâm của kẻ đã giết Sison.
Các đoạn video quay bằng điện thoại cho thấy thời điểm Sison bị giết hồi tháng trước. Theo các quan chức địa phương, lúc đó cảnh sát đang truy lùng những kẻ buôn bán ma túy ở Pasay, Manila.
Một tiếng la hét trong đoạn video có thể được nghe thấy: "Đừng làm thế, tôi sẽ đầu hàng!". Sau đó, có những âm thanh của tiếng súng.
Bên cạnh quan tài là những tấm biểu ngữ như: "Công lý cho Eric Sison", "Giết người tràn lan - Công lý cho Eric."
Một xác chết trên phố với tấm bảng ghi "Tôi là một kẻ buôn bán ma túy"
Đây là những sự phản đối hiếm hoi chống lại các vụ giết người tăng cao từ khi ông Rodrigo Duterte trở thành tổng thống của Philippines hơn hai tháng trước và cam kết sẽ dẹp bỏ nạn ma túy ở nước này.
Rất ít người đứng lên để phản đối chiến dịch đẫm máu của tổng thống.
Tuần trước, số người thiệt mạng đã tăng lên 2.400 người (tính từ 1.7). Trong đó, 900 người chết trong các hoạt động của cảnh sát, phần còn lại là "những cái chết đang được điều tra", một thuật ngữ ám chỉ những cuộc giết người ngoài vòng pháp luật, theo các nhà hoạt động nhân quyền.
Theo Reuters, Dịch vụ Nội vụ (IAS) của cảnh sát và Ủy ban Nhân quyền (CHR) Philippines đã bị choáng ngợp với những vụ giết người. Họ chỉ có thể điều tra một phần nhỏ, và rất khó để kết luận các vụ giết người trên là trái pháp luật khi nhân chứng quá sợ hãi, không dám khai báo.
Rất ít người Philippines đứng lên để phản đối chiến dịch đẫm máu của tổng thống
Trong khi đó, chiến dịch quét tội phạm ma túy của ông Duterte và bầu không khí sợ hãi đã khiến nhưng căng thẳng, bất đồng trong xã hội dân sự trở nên yên ắng. Hầu như không có ai tham gia buổi cầu nguyện dưới ánh nến tại Manila gần đây để phản đối các vụ giết người ngoài vòng pháp luật.
Tại Philippines hiện nay, danh sách những người bị tình nghi có liên quan đến ma túy đã được chuyển cho cảnh sát, càng làm gia tăng cảm giác sợ hãi và ngờ vực trong cộng đồng. Các chính trị gia đều im lặng, một cuộc điều tra của Thượng viện gần đây chỉ có khă năng kiến nghị, không có khả năng chấm dứt các vụ giết người.
Một người đã lên tiếng, đó là Harrah Kazuo, người có chồng và bố chồng bị đánh đập nặng nề và bắn chết tại một trạm cảnh sát, theo trang tin CHR. Cô nói với Reuters rằng khi cảnh sát vào nhà của họ mà không có giấy khám nhà, cảnh sát thậm chí đã cởi đồ lót của đứa con nhỏ để tìm ma túy.
Ông Duterte nhậm chức hơn 2 tháng trước với lời hứa quét sạch tệ nạn ma túy
Cảnh sát không bình luận về những gì đã xảy ra, nhưng hai sĩ quan đã bị bắt giữ và bị buộc tội giết người. Kazuo được đưa vào chương trình bảo vệ nhân chứng của Ủy ban bảo vệ nhân quyền.
Tuy nhiên, cô chỉ là một sự phản đối hiếm hoi trong một đất nước đầy sợ hãi.
Ngày 29.8, cảnh sát nói với các phóng viên họ đã bắn một nghi phạm ma túy ở Tondo, một huyện nghèo và đông dân cư của Manila.
Một phóng viên Reuters nhìn vào căn nhà của nghi can và thấy một tấm đệm dính đầy máu. Phóng viên hỏi người hàng xóm có bao nhiêu phát súng đã được bắn, hàng xóm trả lời: "Xin lỗi, người bạn của tôi, tôi không nghe thấy một tiếng súng nào cả", và bỏ đi.
Theo Trà My - Reuters (Dân Việt)
Siêu mẫu sát hại người tình đại gia vì ghen tuông Trong phiên xét xử diễn ra vào ngày 23-5 vừa qua, người mẫu 25 tuổi Mayka Kukucova phải đối mặt với án tù 20 năm vì bắn chết người tình cũ là ông Andrew Bush, một đại gia đá quý người Anh. Nguyên nhân được xác định bởi cơn cuồng ghen khi Mayka Kukucova thấy ông Bush về nhà cùng bạn gái mới...