“Ông Dương Khiết Trì sẽ ép Việt Nam không nên tìm kiếm hỗ trợ từ Mỹ”
Ông Trì sẽ nhắc lại sự phản đối (vô lý) của Trung Quốc với những nỗ lực của Việt Nam tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế.
Ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc.
The New York Times hôm nay đưa tin, ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc sẽ hội đàm với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh ngày hôm nay, trong đó 2 bên sẽ đề cập đến vụ giàn khoan 981 (Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam).
Dương Khiết Trì là quan chức đứng đầu về đối ngoại trong chính phủ Trung Quốc, ông được biết đến như người theo đuổi việc quảng bá các hoạt động bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông bằng lý sự cùn và ít khả năng đưa ra các nhượng bộ hay một bước đột phá trong tình hình căng thẳng, The New York Times dẫn lời các nhà ngoại giao giấu tên nhận xét.
Theo họ, rất có thể ông Trì sẽ nhắc lại sự phản đối (vô lý) của Trung Quốc với những nỗ lực của Việt Nam tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế trong việc phản đối Bắc Kinh xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán hợp pháp của Việt Nam trong vụ giàn khoan 981.
Ông Trì sẽ nhấn mạnh rằng Việt Nam không nên tìm kiếm sự hỗ trợ tinh thần hay vật chất nào từ Hoa Kỳ, các nhà ngoại giao cho biết. Chính quyền Tổng thống Obama đã lên án vụ hạ đặt trái phép giàn khoan 981 là hành động khiêu khích, bày tỏ sự không hài lòng với động thái đơn phương ( gây hấn) của Trung Quốc.
Trong vài tuần qua, tình hình ở khu vực giàn khoan dường như đã rơi vào “sự ổn định nguy hiểm”, một quan chức chính quyền Mỹ thông thạo tình hình quan hệ Việt – Trung nói với The New York Times.
Theo Reuters, các chuyên gia cho rằng mặc dù việc ông Trì sang Việt Nam là một dấu hiệu 2 bên muốn giảm bớt căng thẳng nhưng có nhiều trở ngại để khôi phục mối quan hệ.
Hãng Reuters cho biết sau hội đàm với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, ông Dương Khiết Trì sẽ hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Video đang HOT
Bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã hạ giọng khi bày tỏ: “Chúng tôi hy vọng rằng Việt Nam nên có cái nhìn đại cục, cùng với Trung Quốc hướng tới mục tiêu giải quyết tình hình hiện nay một cách thích hợp”. Tuy nhiên, Tân Hoa Xã vẫn luận điệu cũ vu cáo và xuyên tạc khi trích dẫn lời ông Trì trước đó yêu cầu Việt Nam “ngừng quấy rối các hoạt động bình thường của giàn khoan Trung Quốc”?!
The Diplomat ngày 18/6 bình luận, cuộc gặp giữa ông Dương Khiết Trì với đối tác Việt Nam là một dấu hiệu tích cực đầu tiên trong quan hệ Việt – Trung kể từ khi xảy ra khủng hoảng 981, nhưng hiện tại dường như có rất ít chỗ cho 1 sự thỏa hiệp.
Trung Quốc nhiều lần tuyên bố rằng họ sẽ không chấp nhận thỏa hiệp dù chỉ 1 tấc về cái gọi là “chủ quyền lãnh thổ”, không chấp nhận rút giàn khoan trong khi dư luận Việt Nam đã rất phẫn nộ trước hành động khiêu khích của phía Trung Quốc.
Tuy cuộc tiếp xúc này mặc dù không phải phương thuốc vạn năng chữa bách bệnh nhưng vẫn là một điều kiện tiên quyết cho việc xử lý khủng hoảng. Điều thú vị là ở chỗ, bản thân cuộc khủng hoảng giàn khoan 981 tự nó sẽ kết thúc vào ngày 15/8 khi hết thời hạn thăm dò.
Trung Quốc có thể hy vọng chỉ đơn giản là duy trì căng thẳng (thu hút sự chú ý) trong vụ giàn khoan cho đến lúc 981 được rút (để rảnh tay âm thầm, lén lút biến đá thành đảo một cách bất hợp pháp ở Trường Sa? PV).
Theo Giáo Dục
Defense News: Bắc Kinh tiếp tục bành trướng ở biển Đông
Theo truyền thông khu vực, Trung Quốc đang chuẩn bị xây dựng một đường băng và cảng biển trên đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) ở quần đảo Trường Sa trên biển Đông trong một động thái có vẻ là bước tiếp theo trong nỗ lực yêu sách toàn bộ vùng biển có kích thước gần bằng Ấn Độ.
Việc mở rộng này là một phần trong những nỗ lực cải tạo nhiều rạn san hô do Trung Quốc thực hiện, Guy Stitt, chủ tịch Công ty Các nhà Phân tích và Tư vấn Hàng hải Quốc tế AMI, cho biết. "Trung Quốc vẫn tiếp tục việc củng cố yêu sách trong đường 9 đoạn", đường này vạch ra "chủ quyền" có chủ đích của Trung Quốc ở biển Đông.
Trung Quốc mở rộng các chương trình trên đá Ga Ven (Gaven Reef), đá Châu Viên (Cuarteron Reef), và việc xây dựng một hải cảng và đường băng trên đá Chữ Thập hoặc một trong những đá khác sẽ "được sử dụng để đối phó với sự hiện diện của Mỹ ở Philippines", Carl Thayer, giáo sư tại Học viện Quốc phòng Australia nói.
Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) ở quần đảo Trường Sa
Quân đội Mỹ bây giờ phải đối mặt với khả năng rất thực tế rằng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) sẽ sử dụng các đảo này để thực thi một vùng nhận dạng phòng không mới tương tự như đã tạo ra ở biển Hoa Đông hồi cuối tháng 11 năm ngoái.
Sam Tangredi, tác giả của cuốn sách mới "Anti-Access Warfare: Countering A2/AD Strategies" (Chiến pháp chống tiếp cận: Các chiến lược chống tiếp cận khu vực) nói rằng, một căn cứ không quân trên đá Chữ Thập sẽ cho phép Trung Quốc kiểm soát quân sự trên thực tế vùng trời trên biển Đông vì nó sẽ cho phép máy bay chiến thuật tầm ngắn với một tải trọng vũ khí lớn hơn hoạt động trong vùng trời này, một lợi thế so với việc phải đưa máy bay chiến thuật từ đất liền ra, khi xảy ra một cuộc xung đột tiềm năng.
James Holmes, một giáo sư về chiến lược tại trường US Naval War College nói, hải quân Hoa Kỳ sẽ không chỉ đối mặt với hải quân Trung Quốc mà còn đối mặt với không quân Trung Quốc, có thể vận hành máy bay ở bờ biển chống lại tàu thuyền trên biển, và cả bộ binh Trung Quốc, vận hành kho tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D của Trung Quốc.
Vị trí đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) gần đảo Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa
"Nếu có thể nắm giữ một lực lượng hải quân mạnh như hải quân Mỹ trên biển với vũ khí trên bờ, tương tự với pháo phòng vệ ven biển, thì các hạm đội hải quân PLA sẽ không phải phiêu lưu ngoài các vùng biển Tây Thái Bình Dương và biển Đông", ông nói. "Nó cũng có nghĩa là PLA không cần phải xây dựng một lực lượng hải quân lớn mạnh như hải quân Hoa Kỳ để thực hiện những gì mà lãnh đạo Trung Quốc muốn hải quân PLA thực hiện ở Đông Á".
Tangredi cho biết, ông không tin rằng "một cảng biển và đường băng trên đá Chữ Thập sẽ khả thi hoặc thậm chí sánh được với Diego Garcia ở Ấn Độ Dương, nhưng "nếu kết hợp một căn cứ không quân tại đá Chữ Thập với chỗ neo đậu phát triển giữa các rạn san hô khác thì điều đó sẽ tạo thành một căn cứ hải quân đáng gờm hơn".
Diego Garcia ở Ấn Độ Dương là một đảo san hô vòng, không phải là một rạn san hô, với một đầm phá được che chắn và đủ chỗ để phục vụ một đội tàu định vị trước, tất cả điều đó đá Chữ Thập đều không có, ông nói.
Diego Garcia là một đảo san hô vòng
Điều đáng chú ý là tất cả các bên tranh chấp khác, bao gồm Việt Nam, Philippines và Malaysia, sẽ bắt đầu xây dựng công sự trên các rạn san hô, đảo nhỏ và đá, ông Andrew Erickson, chuyên gia về hải quân Trung Quốc tại trường US Naval War College nói.
"Liệu chúng ta sẽ ngày càng chứng kiến một cuộc chạy đua vũ trang tăng thêm khi các bên tranh chấp đối địch củng cố các vị trí địa lý thuộc quyền kiểm soát của mình với các kết cấu, tàu và cát hay không?", Ông hỏi.
Erickson đưa ra câu hỏi rằng điều này sẽ có nghĩa là gì trong việc ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh khác đi các chuẩn mực và điều ước quốc tế hiện tại như Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển nếu đảo, rạn san hô và đá lại được gia cố đáng kể.
"Nó sẽ có ý nghĩa gì đối với sự ổn định của biển Đông nếu có thêm nhiều đường băng quân sự được xây dựng? Dự báo của tôi: chẳng có gì tốt", Erickson nói.
Sự quyết đoán của Trung Quốc ở biển Đông trong vài năm qua là đáng kể vì nó "trực tiếp thách thức vị thế của Mỹ như là cường quốc biển chủ yếu ở châu Á và là người giám hộ trật tự khu vực cũ", Hugh White, tác giả của cuốn sách mới "The China Choice: Why America Should Share Power." ("Lựa chọn TQ: Vì sao Mỹ nên chia sẻ quyền lực") nói.
White nói rằng những ai ở Washington giả định Trung Quốc sẽ không thách thức Mỹ ở châu Á "cần phải xem xét lại đánh giá của họ và suy nghĩ sâu sắc về việc phải đối phó như thế nào".
Ông nói rằng Hoa Kỳ không nên giả định là Trung Quốc sẽ chùn bước. Những ngày đó qua lâu rồi. Mỹ cần một "nền ngoại giao tinh vi hơn" là "tránh leo thang việc đối đầu".
"Đòi hỏi cơ bản là Hoa Kỳ cần phải làm rõ lợi ích thực sự của mình ở châu Á-Thái Bình Dương và xác định những yếu tố nào của chiến lược châu Á là quan trọng đối với chúng ta và yếu tố nào mà chúng ta có thể sống mà không cần nó", Stitt nói.
"Tôi nghĩ rằng sư chao đảo của nước Mỹ trong chính sách với Ukraine đã được dùng như là một dấu hiệu cho Trung Quốc tăng cường những nỗ lực của họ ở biển Đông".
Nguyễn Anh (dịch từ Defense News)
Theo NTD
Trung Quốc và "chiến lược bành trướng" nhằm thâu tóm Biển Đông Trong vài tháng qua, Trung Quốc đã đẩy nhanh các hoạt động xây dựng trái phép trên Biển Đông, mới đây nhất là việc xây trường học trái phép trên Hoàng Sa. Báo chí, cũng như giới nghiên cứu và học giả quốc tế thời gian gần đây nhắc nhiều tới "tham vọng bá quyền" của Trung Quốc, thông qua việc thúc đẩy...