Ông Dương Danh Dy hiến kế “gậy ông đập lưng ông” bảo vệ ngư dân
Ông Dương Danh Dy cho răng, nên tăng cường trang thiết bị kỹ thuật cho các tàu cá Việt Nam vừa để kiểm soát hoạt động, vừa kịp thời hỗ trợ cho bà con…
Trao đôi vơi chung tôi, ông Dương Danh Dy, cưu Tông lanh sư Viêt Nam tai Quang Châu, Trung Quôc, nói: Tôi thường xuyên theo dõi tình hình Biển Đông qua báo chí Việt Nam cũng như nước ngoài, trong đó có báo chí Trung Quốc. Tôi thực sự cảm thấy lo ngại và căm phẫn trước những hành động ngày càng leo thang của Trung Quôc trên Biển Đông, đặc biệt là tại hai khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Ông Dương Danh Dy
“Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam là điều không thể chối cãi, chúng ta có đầy đủ bằng chứng về lịch sử cũng như pháp lý để khẳng định điều đó. Tuy nhiên, do những nguyên nhân lịch sử, quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt phi pháp từ năm 1974 và phái quân đồn trú trái phép từ đó đến nay. Trong suốt khoảng thời gian từ 1974 đến hiện tại, Trung Quốc đã liên tục xua đuổi, ngăn cản trái phép, thậm chí là phá hủy tàu thuyền, bắt bớ hay đe dọa tính mạng ngư dân Việt Nam đang đánh bắt trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Thời gian gần đây, đặc biệt kể từ sau khi thành lập trái phép cái gọi là “thành phố Tam Sa”, hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Hoàng Sa nói riêng, Biển Đông nói chung đang ngày một leo thang, nguy hiểm. Trong đó, những vụ xâm phạm chủ quyền, xua đuổi tàu cá Việt Nam đánh bắt tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa đang ngày một gia tăng.
Đăc biêt, viêc Trung Quốc ha đăt trai phep gian khoan Hai Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, huy đông nhiêu tau, may bay, chĩa súng máy vào tàu chấp pháp của Việt Nam trên vùng biển chủ quyền của ta là hành vi ngang ngược trắng trợn. Những hành động đó, ngoài việc vi phạm nghiêm trong luât phap quôc tê, còn bộc lộ sự tồi tệ của nước này. Chinh vi sư ngang ngươc, sai trai, bât châp le phai đa khiến Trung Quôc bi dư luân thê giơi lên tiêng phan đôi manh me”, ông Dy nhân manh.
Lúc16 giờ ngay 26/5, tàu của Trung Quốc số 11209 đã đâm chìm tàu cá ĐNa90152 của ngư dân Đà Nẵng ở nam tây nam giàn khoan Hải Dương 981, cách giàn khoan này 17 hải lý, là ngư trường truyền thống, thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Tất cả 10/10 ngư dân ta được các tàu cua chung ta vớt và cứu hộ an toàn. Ở thời điểm xảy ra sự việc, có 40 tàu cá Trung Quốc ngang ngược bao vây nhóm tàu cá Viêt Nam.
Tra lơi vê vân đê nay, ông Dy cho răng, đây la hanh đông leo thang mơi, nguy hiêm cua Trung Quôc.
Video đang HOT
“Về mặt ngoại giao, Việt Nam cần kịp thời thông qua đường ngoại giao song phương cũng như trên bình diện ngoại giao đa phương và truyền thông, dư luận để phản đối kiên quyết. Bởi nếu không Trung Quốc ắt sẽ được đằng chân lân đằng đầu và còn gây ra nhiều rắc rối, nguy hiểm cho bà con ngư dân ta khi đánh bắt ở vùng biển chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa.
Các lực lượng chức năng cũng cần phải phối hợp chặt chẽ và có kế hoạch tăng cường bảo vệ ngư dân khi khai thác ở Hoàng Sa. Việc này khó, nhạy cảm bởi dễ có thể bị đối phương lợi dụng lu loa rằng Việt Nam khiêu khích, nhưng vẫn phải làm. Cần có sự nỗ lực, phối hợp và cảm thông từ nhiều phía”, ông Dy noi.
Cũng theo ông Dy, để ngăn chặn việc Trung Quốc phủ nhận những hành vi xâm phạm chủ quyền, rượt đuổi, đe dọa ngư dân Việt Nam đánh bắt tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa, chung ta cân dung ngay “bai” cua Trung Quôc đê đôi pho vơi chinh ho.
“Về tổ chức, mỗi khi tàu cá Trung Quốc kéo sang vùng biển chủ quyền của các nước khác hoặc những vùng biển tranh chấp để đánh bắt trái phép, chúng thường đi thành tốp khá đông, chưa kể tàu cá Trung Quốc hiện nay thường khá lớn và được trang bị nhiều thiết bị hiện đại, trong đó có hệ thống định vị vệ tinh để liên lạc với nhau.
Việc đóng tàu lớn để ra khơi xa là việc cần làm, nhưng không phải ngày một ngày hai, nhưng việc bà con liên kết lại, ra khơi theo nhóm sẽ an toàn hơn và cũng dễ đối phó hơn khi đối mặt với tàu Trung Quốc. Nếu được, nên tăng cường trang thiết bị kỹ thuật cho các tàu cá Việt Nam vừa để kiểm soát hoạt động, đảm bảo an ninh, vừa kịp thời hỗ trợ cho bà con trong những tình huống khẩn cấp.
Thủ đoạn của Trung Quốc rất xảo quyệt khi phái phóng viên, nhà báo đi theo các đoàn tàu cá, tàu công vụ Trung Quốc xâm phạm các vùng biển chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Một mặt chúng tranh thủ tuyên truyền cái gọi là “chủ quyền” trái phép ở Biển Đông và 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, mặt khác chúng có thể đưa tin đảo lộn đúng sai, chụp mũ cho các hoạt động tự vệ của tàu cá Việt Nam là “khiêu khích”.
Vì vậy, ta cũng cần trang bị và huấn luyện trực tiếp cho ngư dân cách sử dụng máy ảnh, camera và các thiết bị tương tự khác để có thể ghi lại những hành vi sai trái của Trung Quốc trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Tôi nghĩ điều này hoàn toàn có thể làm được và cũng không mất quá nhiều chi phí , nhưng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bà con ngư dân cũng như cho công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo”, ông Dy khăng đinh.
Tàu Trung Quốc liên tục tấn công bằng vòi rồng các tàu Việt Nam
Trươc đo, trao đôi vơi chung tôi, ông Trân Cao Mưu, Tông thư ky Hôi nghê ca Viêt Nam, cung bay to, trong thơi gian tơi, ngoai viêc khuyên khich ba con ngư dân tiêp tuc bam biên thi Nha nươc cung cân phai co nhưng chinh sach phu hơp đê đam bao an toan cho ba con.
“Ơ đây, ngoai viêc ra biên đê đanh băt thuy san, lam ăn kinh tê cho gia đinh thi môi ngư dân, môi môt tau ca la môt côt môc sông đê khăng đinh ro rang chu quyên cua Viêt Nam trên Biên Đông.
Trong thơi gian tơi, chung tôi se tiêp tuc vân đông đê ba con ngư dân yên tâm, tiêp tuc thưc hiên đanh băt thuy san, lam ăn trên vung biên cua minh. Đông thơi, chung tôi cung đê nghi, cac cơ quan chưc năng cân co nhưng biên phap, chinh sach cu thê vê măt an sinh, xa hôi cung như viêc tô chưc cac đôi hinh tau ca cua ngư dân bam biên.
Hội cung kính đề nghị các cơ quan chức năng cần lên tiếng phản đối mạnh mẽ và có biện pháp quyết liệt hơn nữa, ngăn chặn ngay những hành động vi phạm của Trung Quốc, nhằm bảo vệ ngư dân khi sản xuất trên vùng biển Việt Nam, giữ vững an ninh quốc phòng, chủ quyền biển đảo Tổ quốc”, ông Mưu đê nghi.
Theo Tri Thức Trẻ
Lật tẩy mưu đồ thay đổi hiện trạng Biển Đông
Sự việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981, đưa nhiều tàu hộ tống (gồm cả tàu quân sự) xâm phạm sâu vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam từ đầu tháng 5/2014 đã được Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế chỉ rõ là hành vi nguy hiểm, vi phạm luật pháp quốc tế, ảnh hưởng trực tiếp tới hòa bình, an ninh, an toàn, tự do hàng hải.
Các tầng lớp quần chúng nhân dân, hiệp hội ngành nghề, các lãnh đạo, đại diện tham dự các cuộc giao thiệp chính thức, lãnh đạo Chính phủ Việt Nam tham gia các diễn đàn quốc tế và khu vực đã nhất loạt lên tiếng phản đối mạnh mẽ hành vi ngang ngược và mưu đồ đen tối này của Trung Quốc.
Lật tẩy mưu đồ thay đổi hiện trạng Biển Đông
Trả lời phỏng vấn kênh CNN (Mỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh một lần nữa nêu rõ, Việt Nam cực lực phản đối sự chiếm đóng bất hợp pháp của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa; Việt Nam quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích chính đáng ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Dư luận Việt Nam và quốc tế còn lật tẩy mưu đồ nham hiểm của Trung Quốc. Đó là âm mưu dùng sức mạnh của tàu to, súng lớn, máy bay nhiều để đe dọa, uy hiếp lực lượng chấp pháp của Việt Nam, tung hoả mù nhằm thay đổi hiện trạng, từ đó biến vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thành một vùng được Trung Quốc gọi là "có tranh chấp".
Mưu đồ nham hiểm đó của Trung Quốc là không thể chấp nhận và đã bị lật tẩy. Vùng biển mà Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 là vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, là thềm lục địa của Việt Nam. Đó là thực tế không thể chối cãi, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.
Thực tế này không chỉ được khẳng định bởi hoạt động đánh bắt hải sản của ngư dân Việt Nam trên ngư trường truyền thống này hàng trăm năm qua, mà còn được thể hiện bởi các thông số về kinh độ, vĩ độ rất cụ thể theo quy định về vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa được quốc tế thừa nhận.
Thực tế này còn được khẳng định mạnh mẽ, bởi Việt Nam - với tư cách là người chủ thực sự của vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế này theo quy định của luật pháp quốc tế - hàng chục năm qua đã hợp tác làm ăn với các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới trong thăm dò, khai thác dầu khí tại đây.
Nói như Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, ông Nguyễn Quốc Cường khi trả lời phỏng vấn trực tiếp kênh CNN hôm 28/5, nếu đây là vùng biển tranh chấp, thì liệu các tập đoàn kinh tế trên thế giới, trong đó có các tập đoàn lớn của Hoa Kỳ, có chấp nhận hợp tác làm ăn với Việt Nam hay không?
Thực tế hợp tác, làm ăn yên ổn, hiệu quả trong hàng chục năm qua giữa Việt Nam và các đối tác trên thế giới trong vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà Trung Quốc vừa ngang ngược hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981, chính là câu trả lời thuyết phục nhất. Ngược lại, năm 2012, khi Trung Quốc cố tình tạo tranh chấp, lên tiếng mời thầu quốc tế các lô dầu khí trên vùng thềm lục địa Việt Nam, thì không có công ty nước ngoài nào tham gia.
Điều đó cho thấy, dư luận quốc tế biết rõ vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, không dễ để Trung Quốc qua mặt, lôi kéo vào âm mưu tạo tranh chấp vô cớ với một quốc gia có chủ quyền như Việt Nam.
Phát biểu trung tâm tại Hội nghị Thượng đỉnh an ninh châu Á (Đối thoại Shangri-La) ở Singapore kết thúc hôm qua (1/6), Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã cam kết ủng hộ Việt Nam cùng Philippines trong các vụ việc bị Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ bằng cách cố tình tạo nên những tranh chấp vô cớ, đồng thời khẳng định, việc sử dụng vũ lực và hăm dọa hòng thay đổi hiện trạng là hành động không thể biện hộ.
Vì những lẽ đó, phải khẳng định một lần nữa rằng, việc Trung Quốc trắng trợn đưa giàn khoan trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế, vào thềm lục địa của Việt Nam, tạo xung đột với lực lượng chấp pháp của Việt Nam, hành động vô nhân đạo đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam là không thể chấp nhận.
Với Việt Nam, đúng như Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định, chúng ta luôn tha thiết có hòa bình, hữu nghị để xây dựng và phát triển đất nước, nhưng đó phải là một nền hòa bình, hữu nghị trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển và "nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó". Vì thế, Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo thiêng liêng và lợi ích chính đáng của mình, không bao giờ chấp nhận việc thay đổi hiện trạng biển Đông mà Trung Quốc đang dã tâm thực hiện.
Theo Đất Việt
Tướng Trung Quốc lộng ngôn về Biển Đông vì Mỹ đã nói nhiều, làm ít Phản ứng quân sự từ bất kỳ nước nào để phản đối hành động xâm phạm của Trung Quốc đều bị Bắc Kinh lu loa lên là "khiêu khích" và có thể trả đũa. Vương Quán Trung, Phó Tổng tham mưu trưởng Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-la năm nay. Philstar ngày 4/6 đăng bài phân tích của cây viết Ana Marie Pamintuan...