Ông Donald Trump lần đầu khám sức khoẻ công khai, kết quả thế nào?
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12.1 rời Trung tâm Quân y Quốc gia Walter Reed sau cuộc kiểm tra sức khỏe công khai đầu tiên kể từ khi nhậm chức cách đây gần 1 năm.
Tổng thống Donald Trump bắt tay với bác sĩ Ronny Jackson sau cuộc kiểm tra sức khỏe ngày 12.1.
Cuộc kiểm tra được thực hiện bởi bác sĩ riêng của ông Trump, bác sĩ Ronny Jackson. Ông Trump trải qua hơn 3 giờ đồng hồ tại đây, vẫy chào báo giới nhưng không đưa ra bình luận nào. Một ngày trước, ông quả quyết tin tưởng mọi chuyện sẽ tốt lành.
Một văn thư thông cáo sẽ được bác sĩ Jackson công bố và Nhà Trắng sẽ trình bày công khai trước báo giới vào thứ ba tuần tới.
Vì luật sức khỏe riêng tư của liên bang, nên ông Trump hoàn toàn có quyền định đoạt thông tin nào được công bố, thông tin nào phải được giữ kín.
Video đang HOT
Nhà Trắng cho biết cuộc kiểm tra sức khỏe cho vị Tổng thống 71 tuổi không bao gồm đánh giá tâm thần. Dù ông Trump không có sự cố nào về sức khỏe kể từ khi nhậm chức Tổng thống từ tháng Giêng năm ngoái, nhưng ngày càng có nhiều quan ngại về khả năng ông có thể bị rối loạn thần kinh.
Thân phụ ông Trump, ông Fred, từng bị chứng Alzheimer khi ngoài 80, điều này làm dấy lên những đề nghị kêu gọi ông Trump kiểm tra thần kinh.
Tháng 10 vừa qua, Thượng nghị sĩ Bob Corker, một thành viên cùng đảng Cộng hòa với ông Trump, nói với báo giới rằng cách hành xử của ông Trump khiến người ta chất vấn về khả năng lãnh đạo của ông Trump.
Sau khi quyển sách tiết lộ những chuyện &’thâm cung bí sử’ trong năm đầu Tổng thống của ông Trump phát hành, ông đã lên Twitter mô tả bản thân là một người tài ba đỉnh đạc và cho phép báo giới lưu lại 55 phút trong cuộc họp giữa Tổng thống với các Thượng nghị sĩ bàn về nhập cư.
Thông tin y tế được công khai gần đây nhất của ông Trump là từ bác sĩ riêng lâu năm cho ông, bác sĩ Harold Bornstein. Năm 2015, bác sĩ Bornstein công bố ông Trump &’sẽ là cá nhân khỏe mạnh nhất từng được bầu làm Tổng thống.’
Sau đó, bác sĩ Bornstein tiết lộ rằng Tổng thống được kê toa một loại thuốc statin để trị cholesterol, 1 liều aspirin dành cho trẻ em mỗi ngày để khỏe tim mạch, thỉnh thoảng uống trụ sinh vì một chứng bệnh ngoài da, và dùng các loại thuốc để kích thích mọc tóc.
Theo Danviet
Ngoại trưởng Tillerson đang cố kìm cơn thịnh nộ của Trump với Triều Tiên
Theo báo Anh Daily Star, cả Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đều đang phải cố gắng kìm cơn thịnh nộ của Tổng thống Donald Trump đối với Triều Tiên để ngăn thế chiến III bùng nổ.
Tổng thống Trump đang ngày càng mất kiên nhẫn với Triều Tiên?
Báo Anh đưa tin, mối đe dọa chiến tranh nổ ra giữa Triều Tiên và Mỹ đang gia tăng khi những nhân vật thân tín nhất, gắn bó với Tổng thống Trump từ thời tranh cử đang ra sức ngăn ông ra lệnh khai hỏa tấn công Triều Tiên.
Theo đó, ông chủ Nhà Trắng đang đứng giữa 2 phe trong nội các, một phe thúc đẩy đối thoại, ngoại giao với Triều Tiên, một phe ủng hộ chiến tranh.
Trong khi Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đang cố kìm cơn thịnh nộ của Tổng thống để ngăn thế chiến III bùng nổ, thì cố vấn an ninh quốc gia Herbert Raymond McMaster lại ủng hộ sử dụng biện pháp quân sự đối với Triều Tiên.
Những thông tin này được đưa ra sau những thông điệp lẫn lộn, mập mờ trong suốt nhiều tháng qua về lập trường của Mỹ với Triều Tiên.
Báo Telegraph cho biết, ông Trump đang cân nhắc phản ứng mạnh nếu Triều Tiên tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân có khả năng hủy diệt phần lớn lục địa Mỹ.
Tuy nhiên, bất cứ động thái nào như vậy đều có nguy cơ gây ra thảm họa hạt nhân ở Đông Á.
Ngoại trưởng Mỹ Tillerson vẫn nuôi hy vọng cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên có thể được kết thúc bằng một giải pháp hòa bình.
"Chúng tôi sẵn sàng để nói chuyện bất cứ lúc nào Triều Tiên muốn nói chuyện và sẵn sàng bắt đầu một cuộc gặp đầu tiên mà không cần điều kiện tiên quyết", Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh. Tuy nhiên, cố vấn an ninh McMaster đã lên tiếng phản đối tuyên bố từ đồng nghiệp và nói rằng, khả năng chiến tranh đang tăng lên mỗi ngày.
"Mỹ sẽ buộc phải phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên mà không có sự hợp tác của nước đó", ông McMaster nhấn mạnh. Ông McMaster cũng cho rằng, những lời đề nghị đối thoại của Triều Tiên đầu năm nay chỉ là nhằm "câu giờ" để nước này có điều kiện tạo ra một kho vũ khí hạt nhân khổng lồ.
Theo Danviet
Ông Trump bất ngờ nói sẵn sàng điện đàm với nhà lãnh đạo Triều Tiên Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6.1 cho biết ông sẵn sàng điện đàm với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ thiện ý đàm phán với Triều Tiên. Trong cuộc gặp với các phóng viên tại khu nghỉ dưỡng tổng thống Mỹ ở Trại David, bang Maryland, ông Trump đã bày tỏ thiện ý...