Ông Donald Trump ký lệnh cấm nhằm vào Huawei và ZTE, Bắc Kinh nổi xung
Ngày 15.5.2019 theo giờ Washington, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký Mệnh lệnh hành chính tuyên bố đặt quốc gia trong tình trạng khẩn cấp, cấm các công ty Mỹ sử dụng các thiết bị nước ngoài gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
Việc này được cho là mở đường cho việc cô lập hãng công nghệ khổng lồ Huawei của Trung Quốc. Ngay sau đó, Bộ Thương mại Mỹ đã đưa 70 công ty trực thuộc của Huawei vào danh sách đen mậu dịch, khiến Huawei từ nay về sau nếu không được chính phủ Mỹ cho phép thì không được mua các linh kiện, phụ kiện của các công ty Mỹ. Cả Huawei lẫn chính phủ Trung Quốc đều phản ứng mạnh mẽ lại động thái này của phía Mỹ.
Ông Donald Trump Mệnh lệnh hành chính theo “Luật quyền lực kinh tế khẩn cấp quốc tế” khiến quan hệ Mỹ – Trung càng thêm căng thẳng
Trang tin Đông Phương ngày 16.5 cho biết, mệnh lệnh của ông Trump cấm các công ty Mỹ mua hoặc sử dụng “các thiết bị do các công ty nước ngoài sản xuất gây thành mối đe dọa không thể chấp nhận được đối với an ninh quốc gia của nước Mỹ hoặc an toàn của người Mỹ”. Mệnh lệnh hành chính này viện dẫn “Luật quyền lực kinh tế khẩn cấp quốc tế” (International Emergency Economic Powers Act) cho phép tổng thống có quyền điều chỉnh chính sách thương mại để ứng phó tình trạng khẩn cấp của quốc gia.
Mệnh lệnh tổng thống chỉ thị cho Bộ Thương mại và các cơ quan chính phủ khác để trước tháng 10.2019, tức trong vòng 150 ngày phải đề ra được kế hoạch chấp hành mệnh lệnh này. Tổng thống ủy quyền cho Bộ Thương mại cấm tiệt các công ty, tổ chức ở Mỹ được nhập các thiết bị hoặc dịch vụ của các công ty có quan hệ mật thiết với chính phủ nước ngoài; các thiết bị hạ tầng dùng vào việc giám sát hoặc phá hoại hệ thống viễn thông của Mỹ.
Các công ty Huawei và ZTE sẽ bị triệt đường làm ăn ở Mỹ
Tuy văn bản thông báo của Nhà Trắng không nêu rõ tên quốc gia hay công ty nào, nhưng quan chức an ninh quốc gia Mỹ từng nhiều lần công khai bày tỏ với danh nghĩa cá nhân: các công ty Trung Quốc đã gây nên mối đe dọa đóvới nước Mỹ, rằng ở Trung Quốc các công ty công nghệ đều phải tuân thủ mệnh lệnh của chính quyền. The Wall Strett Journal ngày 15.5 cũng cho rằng: “Mệnh lệnh hành chính này yêu cầu Mỹ cấm các thiết bị viễn thông và dịch vụ của đối thủ nước ngoài, mục tiêu chính của biện pháp này được cho là nhằm vào Trung Quốc và các công ty viễn thông Huawei và ZTE của Trung Quốc”.
Ông Peter Harrell, nghiên cứu viên cao cấp của Trung tâm an ninh nước Mỹ mới (Center for a New American Security) nói: “Cho dù văn bản cụ thể viết gì chăng nữa thì tiêu điểm nhằm đến vẫn là Trung Quốc”.
Tuy Nhà Trắng nhấn mạnh mệnh lệnh này không nhằm vào quốc gia hay công ty cụ thể nào, lệnh cấm chỉ bao hàm “các công ty do các đối thủ cạnh tranh nước ngoài khống chế”; nhưng chỉ ít giờ sau khi ông Donald Trump ký Mệnh lệnh này. Bộ Thương mại Mỹ đã đưa Huawei và 70 cơ sở trực thuộc công ty này vào Danh sách đan mậu dịch và nhấn mạnh có cơ sở hợp lý để tin rằng “Huawei liên quan đến các hành vi gay nguy hại an ninh quốc gia của Mỹ”. Biện pháp này sẽ có hiệu lực trong mấy ngày tới; khi đó Huawei chỉ được mua các sản phẩm công nghệ của các công ty Mỹ khi được Nhà Trắng cho phép.
Video đang HOT
Các quan chức Mỹ chỉ ra rằng, do Huawei dựa vào các hãng cung ứng Trung Quốc nên hành động này sẽ khiến họ khó có thể tiêu thụ được sản phẩm. Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross đã lên tiếng ủng hộ quyết định này của tổng thống. Ông nói: “Biện pháp này nhằm tránh cho công nghệ Mỹ bị thực thể nước ngoài chiếm dụng và sử dụng vào các hoạt động gây tổn hại an ninh quốc gia của Mỹ hoặc lợi ích chính sách ngoại giao của Mỹ”.
Tuy Mệnh lệnh không nêu cụ thể tên quốc gia hay công ty nào nhưng dư luận đều cho rằng mục tiêu nó nhắm tới là Trung Quốc và các công ty Huawei, ZTE
Được biết, chính phủ Donald Trump đã thảo luận hơn 1 năm trời trước khi ban hành mệnh lệnh này; do các hãng vận hành mạng viễn thông ở nông thôn Mỹ phản đối nên việc ban hành bị trì hoãn mãi.
Theo phân tích của các chuyên gia và chính phủ liên bang, kể từ năm 2012 khi Quốc hội Mỹ ra lệnh hạn chế mạng điện thoại và internet sử dụng thiết bị Trung Quốc, các phần cứng của Trung Quốc chỉ chiếm không tới 1% mạng lưới viễn thông Mỹ; nhưng vẫn có một số hãng kinh doanh viễn thông ở nông thôn Mỹ lựa chọn sử dụng các thiệt bị mạng giá rẻ của Trung Quốc. Nay với lệnh này, các hãng này sẽ phải đối mặt với khả năng phải dỡ bỏ hoặc thay thế các thiết bị của Trung Quốc.
Đồng thời, với bản mệnh lệnh này cũng có nghĩa là các thiết bị và dịch vụ của Huawei và ZTE trong tương lai sẽ khó vào được thị trường Trung Quốc vì hai công ty này được cho là có quan hệ mật thiết với chính phủ Trung Quốc.
Dư luận cho rằng, mệnh lệnh này vào lúc này tuy ảnh hưởng trực tiếp đến Huawei và ZTE không lớn lắm, nhưng nó được đưa ra vào giai đoạn cuộc chiến thương mại giừa hai bên đang leo thang cho thấy Washington quyết tâm gây sức ép kinh tế mạnh hơn với Bắc Kinh.
Trước đó, ông Robert Strayer, Phó trợ lý Ngoại trưởng phụ trách chính sách mạng và viễn thông quốc tế đã cho báo chí biết: 4 hãng kinh doanh viễn thông lớn của Mỹ là VerizonATTT-Mobile và Sprint đã đồng ý không sử dụng sản phẩm của Huawei trong bất cứ bộ phận nào trong mạng 5G của họ. Ông Robert Strayer nói, Mỹ chỉ sử dụng sản phẩm của các hãng cung ứng đáng tin cậy khi xây dựng mạng 5G, bao gồm Samsung của Hàn Quốc, Ericsson của Thụy Điển và Nokia của Phần Lan. Ông nói: “Chúng tôi quan ngại nghiêm trọng về các hãng cung ứng Trung Quốc vì họ có thể có những hành động không phù hợp với lợi ích của công dân các nước khác do bị cưỡng ép bởi Luật tình báo quốc gia và các luật pháp khác của Trung Quốc. Các mạng này có thể bị gián đoạn hoặc sử dụng số liệu vào các mục đích không phù hợp lợi ích của các quốc gia khác”.
Mỹ đã quyết định lựa chọn thiết bị của các hãng Nkia, Ericsson và Samsung để xây dựng mạng 5G thay vì Huawei và ZTE
Phản ứng lại quyết định nêu trên của Mỹ, ngày 16.5, Công ty Huawei đã tuyên bố với báo chí: thiết bị mạng 5G của họ đứng đầu tuyệt đối không ai sánh được trong lĩnh vực này và bày tỏ mong muốn trao đổi với Washington về biện pháp đảm bảo an ninh. Nếu Mỹ hạn chế Huawei sẽ không giúp nước Mỹ an toàn hơn và cũng không làm nước Mỹ hùng mạnh thêm, mà chỉ khiến cho nước Mỹ phải sử dụng thiết bị thay thế chất lượng kém hơn và đắt hơn, khiến Mỹ lạc hậu hơn các nước khác khi xây dựng mạng 5G, cuối cùng sẽ gây phương hại đến lợi ích của các công ty và người tiêu dùng Mỹ. Huawei củng chỉ rõ: sự hạn chế bất hợp lý cũng sẽ xâm hại quyền lợi của Huawei, sẽ dẫn đến vấn đề pháp luật nghiêm trọng .
Chiều 16.5. người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói tại cuộc họp báo: Trung Quốc đã chú ý tới hành động mới nhất của Bộ Thương mại Mỹ. Phía Trung Quốc nhất quán yêu cầu Huawei tích cực, nghiêm chỉnh chấp hành các pháp quy của Luật quản chế xuất khẩu quốc gia, thực hiện những nghĩa vụ liên quan mà phía Trung Quốc phải đảm trách; đồng thời cũng yêu cầu Huawei khi kinh doanh ở nước ngoài phải tuân thủ pháp luật bản địa.
Ông tuyên bố, “Trung Quốc kiên quyết phản đối các nước khác căn cứ pháp luật trong nước họ để thực thi đơn phương trừng phạt Huawei, phản đối lợi dụng khái niệm an ninh quốc gia, lạm dụng biện pháp quản chế xuất khẩu”. Ông yêu cầu phía Mỹ đình chỉ ngay cách làm sai trái và nói: “Trung Quốc sẽ áp dụng biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của Huawei”.
Theo viettimes
Mỹ đưa Huawei vào danh sách đen
Chính quyền Tổng thống Trump giáng "đòn" vào gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei bằng các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc ngày 15/5.
Bộ Thương mại Mỹ ngày 15/5 cho biết họ đã bổ sung Huawei Technologies Co Ltd và 70 chi nhánh vào danh sách những bên bị cấm mua các bộ phận và linh kiện từ công ty Mỹ nếu không có sự chấp thuận của chính phủ Mỹ.
(Ảnh: Reuters)
Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross cho biết Tổng thống Donald Trump ủng hộ quyết định ngăn các thực thể nước ngoài sử dụng công nghệ của Mỹ theo cách có khả năng làm suy yếu an ninh quốc gia hoặc lợi ích chính sách đối ngoại của Mỹ.
Ông Trump trước đó đã ký một sắc lệnh cấm các công ty Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông được sản xuất bởi các công ty được coi là có nguy cơ rủi ro với an ninh quốc gia.
Mặc dù lệnh không nêu tên cụ thể của bất kỳ quốc gia hay công ty nào, các quan chức Mỹ từng gán cho Huawei như một mối đe dọa trên mạng và tích cực vận động các đồng minh không sử dụng thiết bị mạng Huawei trong các mạng 5G thế hệ tiếp theo.
Mặc dù đàm phán Mỹ-Trung kết thúc tuần trước mà không đạt được thỏa thuận như kỳ vọng, hai bên cũng đã liên tiếp đưa ra các biện pháp trả đũa lẫn nhau, Mỹ vẫn hy vọng các cuộc đàm phán sớm được nối lại.
Phát biểu trong phiên điều trần của tiểu ban Thẩm định Thượng viện Mỹ, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đã mô tả hai ngày hội đàm cấp cao với các quan chức Trung Quốc tại Washington vào tuần trước là có tính xây dựng.
"Tôi mong có thể đến Bắc Kinh vào một thời điểm nào đó trong tương lai gần để tiếp tục những cuộc thảo luận đó. Vẫn có rất nhiều việc phải làm" - ông nói. Ông không tiết lộ khi nào chuyến đi Trung Quốc có thể diễn ra.
Chính quyền Tổng thống Trump không còn dành cho Trung Quốc nhiều lời hoa mỹ sau một vòng thuế trả đữa nữa giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, và một cuộc bán tháo trên thị trường chứng khoán toàn cầu.
Hôm thứ Ba (14/5), ông Trump phủ nhận các cuộc đàm phán với Trung Quốc đã sụp đổ và lạc quan về cơ hội của một thỏa thuận, nói rằng ông có mối quan hệ thân thiết với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người mà ông dự định gặp tại hội nghị G20 ở Nhật Bản vào tháng tới.
Ông Trump cũng kêu gọi Trung Quốc mua thêm các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ.
Hàng hóa nông nghiệp của Mỹ đã nằm trong danh sách áp thuế quan trả đũa. Bộ Nông nghiệp Mỹ đã hỗ trợ 8,52 tỷ USD trực tiếp cho nông dân như một phần của chương trình viện trợ năm 2018, được thiết kế để bù lỗ từ thuế quan do Trung Quốc và các đối tác thương mại khác, người phát ngôn của cơ quan này cho biết hôm thứ Tư.
Chính quyền ông Trump cam kết viện trợ tới 12 tỷ USD để giúp bù đắp tổn thất do thuế quan của Trung Quốc.
(Nguồn: Reuters)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Trung Quốc đang gặp khó trước Mỹ Theo giới chuyên gia, Trung Quốc đang cạn kiệt phương án trả đũa Mỹ mà tránh tổn hại chính mình, trong lúc xung đột thương mại leo thang. Khu vực hàng nhập khẩu từ Mỹ ở một siêu thị Trung Quốc REUTERS Trung Quốc trong tuần đã thông báo sẽ áp mức thuế từ 5-25% đối với 60 tỉ USD hàng hóa của...