Ông Donald Trump bảo vệ con gái Ivanka trước bê bối dùng email cá nhân xử lý việc công
Con gái Tổng thống Mỹ, Ivanka Trump, hiện là cố vấn trong Nhà Trắng, sẽ bị điều tra về việc sử dụng tài khoản thư điện tử cá nhân khi làm việc công; Bà Phyllis Ama Tebuah Osei nhận Giải thưởng Nữ sĩ quan gìn giữ hòa bình 2018 của Liên hợp quốc; Cô bé 11 tuổi Zhang Ziyu có chiều cao vượt trội 2,1m là những tin giới nổi bật ngày 21/11.
1. Các nghị sỹ đảng Dân chủ trong Ủy ban Giám sát và Cải cách Chính phủ thuộc Hạ viện Mỹ đang chuẩn bị điều tra việc con gái Tổng thống Mỹ – cô Ivanka Trump, hiện là cố vấn trong Nhà Trắng, đã sử dụng email cá nhân để liên lạc với các quan chức hàng đầu trong chính quyền Tổng thống Trump trước khi cô vào Nhà Trắng năm ngoái và tiếp tục làm điều tương tự suốt năm 2017.
Tuy nhiên, ông Trump khẳng định việc con gái Ivanka Trump dùng email cá nhân ở Nhà Trắng khác hoàn toàn với hành động của cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton.
Ivanka Trump sử dụng email cá nhân cho công việc ở Nhà Trắng
“Không có bất kỳ hành vi che giấu hay xóa dấu vết nào như Hillary Clinton từng làm”, USA Today dẫn lời Tổng thống Mỹ Donald Trump nói trước các phóng viên, đề cập tới thông tin Ivanka Trump bị tố cáo dùng email cá nhân để trao đổi các công việc của Nhà Trắng.
Tuy nhiên, các thành viên đảng Dân chủ trong quốc hội Mỹ cho hay, họ không thấy khác biệt nào và Ivanka phải bị điều tra để làm rõ liệu có mối liên hệ nào giữa việc công với lợi ích cá nhân của cô hay không.
Đạo luật Hồ sơ Tổng thống yêu cầu mọi bản ghi và liên lạc chính thức tại Nhà Trắng đều phải được lưu trữ. Tổng thống Trump cho rằng những tin nhắn cá nhân của Ivanka vẫn là một phần thuộc hồ sơ lưu trữ tổng thống.
Video đang HOT
2. Giải thưởng Nữ sỹ quan gìn giữ hòa bình năm 2018 của Liên hợp quốc năm nay đã được trao cho bà Phyllis Ama Tebuah Osei thuộc phái đoàn Liên hợp quốc tại Somalia (gọi tắt là UNSOM) vì những cống hiến trong công việc đã có ảnh hưởng trực tiếp và tích cực đối với cộng đồng người dân ở Jubaland (Somalia) cũng như đối với lực lượng cảnh sát ở địa bàn sở tại.
Bà Phyllis Ama Tebuah Osei
Bắt đầu nhận nhiệm vụ tại UNSOM từ tháng 2/2018, bà Osei đã khởi xướng mở lớp dạy học cho 49 nữ cảnh sát ở Jubaland, giúp họ gia tăng cơ hội phát triển nghề nghiệp và thành lập nhóm hỗ trợ những phụ nữ làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở UNSOM. Bà cũng đóng góp nhiều trong công tác bảo vệ phụ nữ và trẻ em cũng như đưa ra các sáng kiến cải thiện quyền của phụ nữ ở nước sở tại theo đúng tinh thần và những giá trị cốt lõi của công tác cảnh sát quốc tế.
3. Zhang Ziyu (11 tuổi), học sinh lớp 6 ở thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc), luôn nổi bật giữa đám đông vì cao 2,1m. Cô bé dường như thừa hưởng gên di truyền từ cha mẹ với chiều cao vượt trội. Chiều cao của Zhang chưa được Sách Kỷ lục Guinness công nhận và không rõ gia đình cô bé có muốn xác lập danh hiệu trên không.
Cô bé Zhang Ziyu cao 2,1m, vượt trội so với các bạn
Zhang Ziyu mơ ước trở thành một vận động viên bóng rổ chuyên nghiệp và hiện cao hơn 7,62 cm so với chiều cao trung bình của một vận động viên bóng rổ nhà nghề Mỹ (NBA). Zhang cũng cao hơn thần tượng – ngôi sao NBA LeBron James (33 tuổi), người cao 2,03 mét.
Zhang bắt đầu đam mê bóng rổ lúc 5 tuổi do chịu ảnh hưởng từ mẹ, bà Yu Ying, từng là thành viên của đội tuyển bóng rổ quốc gia và hiện là huấn luyện viên đội tuyển tỉnh Sơn Đông. Cô bé cũng học giỏi, có năng khiếu về âm nhạc và nhảy múa.
TS
USA Today, NYT, China Daily
Theo phunuvietnam
Mỹ phát hiện một phần mềm gián điệp rất tinh vi, nghi do quân đội Nga phát tán
Một phần mềm gián điệp với cơ chế hoạt động tinh vi đang âm thầm len lỏi vào các máy tính ở Mỹ, châu Âu và các quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Các chuyên gia bảo mật của Mỹ tin rằng phần mềm gián điệp này do một nhóm hacker được sự hậu thuẫn của quân đội Nga phát tán.
Mỹ nhiều lần cáo buộc gián điệp Nga phát tán công cụ xâm nhập vào hệ thống máy tính nước này
Các hacker Nga đang có một công cụ "giấu trong tay áo" để truy cập vào các hệ thống máy tính nhạy cảm nhằm tránh bị phát hiện và bị bắt. Kẻ xấu đang sử dụng công cụ này để nhắm vào các hệ thống máy tính trọng yếu ở Mỹ và châu Âu, cũng như một số quốc gia thuộc Liên Xô cũ.
Công ty an ninh mạng Palo Alto Networks đã mô tả công cụ hack mà họ gọi là "Cannon" trong một bài đăng trên blog vào ngày 20/11. Cannon là một phần mềm độc hại. Nó được âm thầm cài đặt vào máy tính mục tiêu, chụp ảnh màn hình máy tính, sau đó dùng email để gửi ảnh về cho hacker theo cách cực kỳ bí mật mà người dùng không hề hay biết. Sau đó nó sẽ nhận và thực thi tiếp các lệnh từ hacker. Cannon giống như một máy ảnh gián điệp trên máy tính của bạn.
Palo Alto Network tin rằng các hacker đằng sau Cannon là một bộ phận thuộc Cơ quan gián điệp quân sự của Nga (GRU). Đôi khi nhóm này được gọi dưới cái tên Fancy Bear. Nhóm này từng bị cáo buộc là thủ phạm tấn công vào máy tính của Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ vào năm 2016 để tác động thay đổi kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ.
Cách thức công cụ hack sử dụng email để gửi thông tin về cho hacker là vừa thông minh vừa mới mẻ - ông Jen Miller-Osborn, Phó giám đốc phụ trách mảng phần mềm gián điệp của Palo Alto Networks cho biết. Đó là một phần trong một bức tranh lớn hơn, nơi hacker thực hiện các thủ thuật tinh vi và phức tạp nhằm qua mắt sự theo dõi của cơ quan chức năng, tránh bị phát hiện càng lâu càng tốt. Khi các chuyên gia bảo mật phát hiện ra các kỹ thuật ẩn nấp của mã độc, các hacker từ những nhóm tương tự như Fancy Bear lại thay đổi cách thức xâm nhập.
"Đó là một nhóm có nguồn lực tốt và có những con người có kỹ năng thành thạo", Miller-Osborn nói. "Khi chúng tôi phát triển các biện pháp bảo vệ chống lại họ, họ có khả năng tiến hóa chống lại những biện pháp bảo vệ đó".
Tin tức về Cannon xuất hiện chưa đầy 1 tuần sau khi hai công ty bảo mật khác nói với Reuters rằng một nhóm tin tặc khác liên quan đến Nga đã mạo danh nhân viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ gửi email cho các tổ chức nghiên cứu, các doanh nghiệp và cơ quan chính phủ. Công ty bảo mật FireEye nhận định vụ việc này được thực hiện bởi nhóm hacker có tên là Cosy Bear. Đây là nhóm mà các quan chức tình báo Mỹ tin là thuộc Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB).
Công cụ hack mà Palo Alto Networks phát hiện là một phần của chiến dịch xâm nhập quy mô lớn vào mạng máy tính của Mỹ và châu Âu. Nhóm các chuyên gia bảo mật của ông Miller-Osborn đã quan sát hoạt động này từ cuối tháng 10 đầu tháng 11. Họ nhận thấy hacker khởi đầu bằng việc gửi một email lừa đảo, trong đó có chứa một file Microsoft Word. File văn bản này không chứa bất kỳ mã độc nào bên trong nên các phần mềm bảo mật khi quét các file đính kèm sẽ không phát hiện ra bất cứ vấn đề gì. Nhưng một khi người dùng nhấp vào để mở, văn bản Word sẽ tải về một biểu mẫu (template) từ xa có chứa mã độc. Lúc này văn bản Word sẽ trở thành hệ thống phát tán phần mềm độc hại.
Khả năng tạo biểu mẫu từ xa là một tính năng của Microsoft Word. Nó cho phép một công ty hay một tổ chức tạo ra biểu mẫu chung mà nhân viên của họ có thể tải xuống để soạn thảo tài liệu một cách thống nhất. Quá trình tải xuống có thể diễn ra tự động.
Các chuyên gia của Palo Alto Networks nói rằng sau khi người dùng nhấp mở tài liệu Word trong email lừa đảo, nó sẽ tải về hai chương trình độc hại trong đó có Cannon. Cannon sẽ đăng nhập vào một địa chỉ email giấu kín mà người dùng không hề biết, từ đó nó có thể gửi ảnh chụp màn hình và thông tin của chiếc máy tính bị xâm nhập về cho hacker, đồng thời nhận các lệnh mới.
Điều duy nhất có thể ngăn chặn được sự phát tán của Cannon là người dùng không nên mở email giả mạo, nhưng để nhận biết được email giả mạo này là việc không hề đơn giản đối với họ, ông Miller-Osborn cho biết
Theo Báo Mới
Bộ Tư pháp "lên tiếng" về siêu dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng Bộ Tư pháp cho rằng, nếu văn bản đã phát hành sử dụng dấu chữ ký của người có thẩm quyền ký nhưng người đó vắng mặt và không ký trực tiếp vào bản gốc văn bản lưu tại Văn thư cơ quan, tổ chức thì không phù hợp với quy định của pháp luật. Cục Kiểm tra Văn bản Quy phạm pháp...