Ông Đoàn Ngọc Hải: Quận 1 sẽ “phạt nguội” người lấn chiếm vỉa hè
Đây là một trong những giải pháp “dài hơi” nhằm thực hiện “chiến dịch” lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè.
Những ngày qua, ông Đoàn Ngọc Hải đã trực tiếp xuống đường chỉ đạo công tác lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè.
Trao đổi với PV sáng 5.3, ông Đoàn Ngọc Hải – Phó Chủ tịch UBND quận 1 (Q.1) cho biết, sau một thời gian trực tiếp chỉ đạo công tác lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè thì ông nhận ra đây là công việc không dễ dàng như ông nghĩ. Có nhiều trường hợp, đoàn vừa ra quân kiểm tra, xử lý thì những người kinh doanh lấn chiếm vỉa hè đã kịp thời dẹp đi; tới khi đoàn rời đi thì họ lại bày ra buôn bán.
Do đó, ông Hải cho biết, Q.1 sẽ có những giải pháp “dài hơi” cho việc này. Đầu tiên là công tác tuyên truyền vẫn tiếp tục được đẩy mạnh để “đánh” vào ý thức của người dân. Sau là công tác cán bộ, phải quán triệt tinh thần “quyết tâm, quyết liệt” tới các cán bộ và sẵn sàng xử lý những cán bộ dưới quyền chưa hoàn thành chức trách, nhiệm vụ.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch UBND Q.1 cũng nhìn nhận, giải pháp hiệu quả nhất hiện nay là lực lượng chức năng trực tiếp đi kiểm tra và phạt nặng người vi phạm. “Tôi thấy cách này là nhanh nhất, đánh vào túi tiền và tâm lý của người dân. Từ đó, mỗi người phải tự điều chỉnh hành vi của mình ngay, còn nếu không thì phải chấp nhận nộp phạt”, ông Hải nói.
Bên cạnh đó, về giải pháp lâu dài, ông Hải cho biết, lực lượng chức năng quận sẽ có phương án “phạt nguội” các trường hợp lấn chiếm lòng đường, vỉa hè. “Về phương án phạt nguội, các chiến sĩ, cán bộ CSGT là nắm vững và nắm rõ nhất”, ông Hải nói.
Trao đổi với PV, thiếu tá Lưu Minh Sỹ – Đội phó Đội CSGT Q.1 cho biết, để triển khai công tác phạt nguội, CSGT Q.1 phải có thiết bị kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền cung cấp và phải có kiểm định.
“ Camera hay máy chụp hình phải do Bộ Công an kiểm định thì mới có đủ cơ sở để xử lý phạt nguội. Về chương trình quay phim, chụp ảnh các lỗi vi phạm để phạt nguội trên địa bàn thành phố, hiện chỉ mới có Phòng CSGT TP.HCM triển khai”, thiếu tá Sỹ nói.
“Nếu dùng hình ảnh từ camera để phạt nguội lỗi lấn chiếm lòng đường, vỉa hè thì thông tin đó phải thể hiện được hết số nhà, tên đường, có biển báo cấm hay không,… và thiết bị ghi hình phải là phương tiện kỹ thuật chuyên dụng dùng để quyết định xử phạt”, thiếu tá Sỹ thông tin thêm.
Theo ông Sỹ, Q.1 có gần 140 tuyến đường và nhu cầu đậu đỗ xe của người dân rất cao. Do đó, khi lực lượng chức năng xử lý đầu này thì đầu kia lại có người vi phạm.
Video đang HOT
“Vậy nên điều quan trọng nhất là ở ý thức của người dân và các hàng quán phải sắp xếp chỗ để xe thế nào cho hợp lý. Hiện, CSGT quận chủ yếu xử phạt các lỗi xảy ra dưới lòng đường, còn các lỗi vi phạm trên vỉa hè thì do công an phường, quận xử phạt”, ông Sỹ nói.
Theo Ngọc Phạm (Dân Việt)
Lộ diện thế lực ngầm đang triệt hạ ông Đoàn Ngọc Hải
Những ngày qua, người dân TP.HCM và cả nước rất nức lòng trước hình ảnh ông Đoàn Ngọc Hải cùng hàng trăm trật tự đô thị, công an đã trực tiếp xuống đường đòi lại vỉa hè cho người dân. Thế nhưng, gần đây đã xuất hiện những thế lực ngầm muốn phá hoại "cuộc cách mạng" của TP.HCM, đi ngược lại với nguyện vọng của đại đa số người dân.
Phó Chủ tịch Quận 1 Đoàn Ngọc Hải trực tiếp xuống đường chỉ đạo đòi lại vỉa hè cho người dân, hình ảnh đã lan truyền thông điệp đẹp đến cả nước
Quận 1, nơi từ lâu là bộ mặt của TP.HCM, với hàng nghìn nhà hàng, khách sạn, các trung tâm thương mại lớn, nơi vui chơi giải trí của người dân thành phố. Nhiều người còn ví von đây là khu Gangnam của Seoul, Orchard của Singapore hoặc là quận Shinjuku của Tokyo.
Và tất nhiên, đây là địa bàn mang lại lợi nhuận kinh tế khổng lồ, tập trung hàng loạt các đại gia máu mặt.
I. Thế lực ngầm khuynh đảo Sài Gòn hàng chục năm
Dân kinh doanh luôn có một câu nói rất nổi tiếng: "buôn có bạn, bán có phường". Không lạ khi dù cùng cạnh tranh với nhau, họ vẫn giữ một mối quan hệ rất chặt chẽ. Nhỏ thì có các hội tiểu thương ở các khu chợ như chợ phụ tùng xe Tân Thành, chợ Bến Thành, chợ Dân Sinh... lớn thì có các hội nghề nghiệp, hội đồng hương như khu Quận 5-Chợ Lớn thì có Hội thương nghiệp Hoa Kiều.
Tất cả các hội nhóm này, dù hoạt động công khai hay kín đáo, đều có chung lợi ích duy nhất là bảo vệ hoạt động kinh doanh của hội viên. Bằng tiềm lực kinh tế lớn, cùng mối quan hệ mật thiết với cả chính quyền lẫn các băng nhóm, đã hình thành một thế lực kinh tế khổng lồ, khuynh đảo thành phố suốt nhiều năm.
Người Sài Gòn trước 1975 đã quá quen thuộc với giới làm ăn "đại phú hộ". Họ được mệnh danh là giới tinh hoa Sài Gòn, "sở hữu" cả những con đường tại trung tâm, khuynh đảo toàn bộ giới chính trị lẫn giang hồ khét tiếng. Những cái tên như Đại Cathay, Lâm 9 ngón... thực chất chỉ là tay sai, lưỡi rìu bảo vệ cho hoạt động của họ mà thôi.
Tướng Nguyễn Cao Kỳ và tướng Nguyễn Ngọc Loan chịu thua trước việc thế giới ngầm và cấu kết với chính quyền Sài Gòn.
Sau 1975, với sự tiếp quản Sài Gòn của chính quyền mới, các băng nhóm giang hồ dần bị triệt phá, các hội nhóm cũng lui vào hoạt động bí mật hơn, không để lộ danh tính như trước nữa.
Thế nhưng việc hoạt đồng ngầm không làm họ yếu đi, từ các hoạt động kinh doanh phi pháp, họ dần chuyển thành những tập đoàn, công ty lớn trong hầu hết mọi lĩnh vực của thành phố và cả nước. Trong đó có thể kể đến Công ty Kinh Đô, Bút bi Thiên Long, Dệt Thái Tuấn, Tân Cường Thành, Hữu Liên - á Châu... đều là những hãng sản xuất nhỏ lẻ nhưng nhờ sự trợ giúp của các hội nhóm ngầm, giờ đây đều đã phát triển thành những cơ sở kinh tế rất lớn. Đó là chưa kể tới các chuỗi nhà hàng, cơ sở kinh doanh khác. Riêng tại Quận 1, ở thời kỳ đầu mở cửa, hàng trăm nhà hàng, vũ trường sang trọng đua nhau mọc lên như nấm.
II. Khi "chén cơm" đi cùng vỉa hè, lề đường
Người dân Sài Gòn không lạ khi nhắc đến những cái tên đã quá nổi danh như ông Nam Phố Xinh-Dương Quốc Nam, ông chủ của chuỗi nội thất Phố Xinh và hệ thống nhà hàng Con Gà Trống; ông Châu Hoàn Tâm, chủ chuỗi nhà hàng - khách sạn Dìn Ký; bà Phạm Bích Hạnh, chủ thương hiệu Quán Ăn Ngon hay bà Lê Thị Hồng Ngọc, chủ quán Tân Hải Vân có quan hệ mật thiết với ông trùm giang hồ Năm Cam... gần đây hơn có thể nhắc đến các cái tên như ông Võ Hữu Hạnh, ông chủ nhà hàng Hùng Xíu hay ông Lê Việt Phương nhà hàng Phương Cua... đây đều là những nhà hàng "vỉa hè" nổi danh của giới ăn chơi đêm.
Hạ tầng Quận 1, đã được xây dựng và phát triển cả trăm năm, khó thay đổi kịp theo tiến trình phát triển của xã hội. Hàng quán dùng lề đường để làm mặt bằng. Nhà hàng, khách sạn dùng vỉa hè làm nơi đỗ xe. Những nhà hàng sang trọng, giá cả đắt đỏ vẫn dùng vỉa hè để làm nơi kinh doanh. Một phần cũng do tâm lý người Sài Gòn thích sự bình dân giản dị, một phần cũng do mặt bằng không đủ.
Từ đó xuất hiện những nhóm bảo kê cho các hoạt động kinh doanh buôn bán. Người làm ăn tận dụng được vỉa hè, giới bảo kê có trách nhiệm bảo đảm việc lấn chiếm bằng nhiều cách. Từ việc tặng quà, hối lộ cho một số cán bộ trật tự đô thị để họ mắt nhắm mắt mở. Đến việc hăm dọa, truy sát cả những người làm công tác đô thị. Không việc gì mà họ không từ vì đây là "chén cơm" của chính họ. Như lời một cán bộ trật tự đô thị tại Quận 1 từng tâm sự rằng ông đã bị bọn côn đồ đuổi chém cả mấy con đường sau khi truy quét vỉa hè, còn bị hăm dọa bắt cóc con cái hoặc chém cả gia đình. Đơn cử "Sáu Lèo" - đại ca giang hồ khét tiếng từng tuyên bố: "Quận 1 anh không ngán ai cả, đụng thì anh trụng. Giấy tâm thần chỉ vài ba triệu là xong."
III. Thế lực nào đang đứng sau các hoạt động triệt hạ ông Đoàn Ngọc Hải?
Có thể thấy "cuộc cách mạng" gần đây do ông Phó Chủ tịch Quận 1 phát động đã đạp đổ "chén cơm" của nhiều người. Từ việc ông cho dọn hết các xe đậu trước Quán Ngon, đuổi người đang nhậu trước nhà hàng Biển Dương, đến việc cẩu cả con gà-linh vật của quán "Con gà Trống". Nhiều hành động của ông đã làm "rát mặt" giới kinh doanh tại trung tâm Sài Gòn.
Mô hình con gà tại nhà hàng Con Gà Trống trên đường Võ Văn Kiệt bị cẩu đi vì lấn chiếm vỉa hè
Trên các báo mạng đã bắt đầu xuất hiện nhiều thông tin đi ngược lại với tiếng nói của người dân, làm suy yếu "cuộc cách mạng" do ông khởi phát. Có thể kể đến đầu tiên là các luận điệu "Luật học" của giới luật sư. Hàng loạt các vị luật sư thuộc đoàn TPHCM như ông Trần Đức Hải đã lên tiếng chỉ trích thậm tệ hoạt động chiếm lại vỉa hè. Không có gì khó hiểu khi đây là những phát súng đầu tiên, những người trực tiếp bảo vệ cho "chén cơm" của giới kinh doanh.
Tiếp đến là các báo mạng như tờ Tiêu Dùng 24h, thường xuyên đăng tải các bài viết, hình ảnh được dàn dựng nhằm hạ bệ chính sách tốt đẹp này, khiến người dân mất niềm tin vào "cuộc cách mạng".
Hàng loạt bài viết nhằm hạ bệ ông Đoàn Ngọc Hải được đăng trên trang Tiêu Dùng 24h
Nghiêm trọng hơn, trong bài viết "Vỉa hè quận 1 &'đâu lại vào đấy' sau những ngày ra quân rầm rộ", tờ Tiêu Dùng 24h không ngại dùng những hình ảnh chụp từ trước để đánh lừa bạn đọc về kết quả của "cuộc cách mạng", ngoài ra họ còn dùng những hình ảnh được chụp tại các nơi khác và ngụy tạo cho rằng đấy là tại Quận 1, nơi sau chiến dịch ra quân của ông Hải không mang lại lợi ích gì.
Hình ảnh được chụp tại một địa điểm Quận 3 bị tờ Tiêu Dùng 24h đổi thành Quận 1
Hàng loạt các trang MXH ủng hộ ông Đoàn Ngọc Hải bất ngờ dừng mọi hoạt động. Trong đó nổi trội nhất là 1 loạt trang của VTV, VTV24h, các hội nhóm ủng hộ Bí thư Thăng và hàng chục trang tin tổng hợp đã bị tấn công. Theo như các trang này thông báo rằng họ bị tấn công bởi những thế lực ngầm, chi ra tới hàng trăm nghìn USD thuê các cty truyền thông phá hoại để không thể tiếp tục hoạt động.
Vẻ trầm tư của ông Phó chủ tịch UBND quận 1 Đoàn Ngọc Hải trong phiên họp chiều ngày 1/3
Chiều 1/3, UBND TP.HCM đã triệu tập họp khẩn lãnh đạo 24 quận huyện vè việc tổ chức lại trật tự lòng lề đường. Việc ông Hải đột ngột dừng xuống đường 3 ngày qua cộng với việc phóng viên ghi lại tâm trạng trầm tư của ông Hải trong cuộc họp. Phải chăng, các thế lực ngầm bằng cách nào đó, đã sờ bàn tay đến ông?
Theo Facebook Hội những người ủng hộ ông Đoàn Ngọc Hải
Infographic: Toàn cảnh "cuộc chiến vỉa hè" của Phó Chủ tịch quận 1 Ròng rã hơn 1 tháng qua, mạnh mẽ, quyết liệt, không ngại va chạm, ông Đoàn Ngọc Hải - Phó Chủ tịch quận 1 (TP.HCM) đã khiến báo chí "phát sốt" khi trực tiếp xuống đường cùng cán bộ của mình kiên quyết giành lại vỉa hè cho người đi bộ. Gặp phải không ít phản ứng cũng như dư luận trái chiều,...