Ông Đoàn Ngọc Hải nói về việc phá bậc tam cấp chiếm vỉa hè ở nhà hát 100 tuổi
Ông Đoàn Ngọc Hải khẳng định làm đúng khi chỉ đạo tháo dỡ 2 bậc tam cấp chiếm vỉa hè ở nhà hát Công nhân và cho rằng phần công trình vi phạm phần đường của người đi bộ là do làm thêm sau này.
2 bậc tam cấp của nhà hát Công nhân chiếm vỉa hè bị ông Đoàn Ngọc Hải chỉ đạo tháo dỡ
Liên quan đến việc ông Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch UBND quận 1, TP.HCM chỉ đạo đoàn liên ngành quận 1 tháo dỡ hai bậc tam cấp chiếm vỉa hè của nhà hát Công nhân trên đường Trần Hưng Đạo (quận 1) vào tối 22/3 có một số ý kiến cho rằng ông Hải quá cứng rắn khi cho tháo dỡ phần công trình chiếm vỉa hè của nhà hát cả trăm tuổi này.
Tuy nhiên, ông Hải cho biết đã căn cứ vào lộ giới và tư liệu hình ảnh của rạp hát trước đây để xử lý sai phạm. “Hai bậc tam cấp chiếm vỉa hè tôi chỉ đạo tháo dỡ tại nhà hát Công nhân là do làm thêm sau này. Nguyên thủy chỉ có 3 bậc mà thôi”, Phó chủ tịch quận 1 nói.
“Tôi làm đúng theo quy định, phía nhà hát cũng không có ý kiến gì”, ông Hải khẳng định việc tháo dỡ bậc tam cấp nhà hát Công nhân theo phương châm lấn một tấc cũng phải đập để trả lại vỉa hè cho người đi bộ, nhằm bảo vệ an toàn cho người đi trên vỉa hè, góp phần cùng TP chỉnh trang diện mạo đô thị.
Theo vị lãnh đạo UBND quận 1, trừ những công trình nằm trong diện bảo tồn, còn tất cả các công trình không nằm trong diện bảo tồn nếu chiếm vỉa hè đều phải tháo dỡ.
Video đang HOT
Hiện hai bậc thềm sau khi bị lực lượng chức năng quận 1 tháo dỡ, phía nhà hát Công nhân đã cho người láng lại bằng xi măng. So với trước đây, vỉa hè đã rộng thêm được 0,5m.
Và hình ảnh hiện tại vỉa hè đã rộng hơn 0,5m so với trước đây.
Theo tìm hiểu của, nhà hát Công nhân, được xây dựng từ thập niên 40 của thế kỷ trước. Đây là một trong những công trình kiến trúc, văn hóa và lịch sử của TP.HCM. Nhà hát có công năng phục vụ biểu diễn đa năng như sân khấu, chiếu phim… Với 3 tầng khán phòng và sức chứa hơn 1,200 khách, từng được mệnh danh là “thánh đường cải lương”.
Trong năm 2016, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có kế hoạch đề xuất cải tạo rạp hát Công Nhân. Qua đó, UBND TP.HCM đã giao CTCP Tập đoàn C.T nghiên cứu lập đề xuất dự án đầu tư cải tạo, xây dựng mới công trình văn hóa tại rạp Công Nhân cùng với rạp Lao Động A-B theo hình thức đối tác công tư (hợp đồng BOT) từ nguồn kinh phí của doanh nghiệp.
Theo Danviet
Hà Nội: "Đòi" lại vỉa hè, chặt luôn cả trăm cây xanh
Người dân ngỡ ngàng khi chính quyền xã ra quân lập lại trật tự vỉa hè, chặt hạ luôn cả trăm cây xanh với lý do để thông thoáng vỉa hè.
Trong đợt ra quân "đòi" lại vỉa hè của xã Cẩm Yên, Thạch Thất, Hà Nội, cả trăm cây xanh đã bị chặt hạ (ảnh: M.C)
Mới đây, trong đợt ra quân lập lại trật tự vỉa hè, UBND xã Cẩm Yên, Thạch Thất, Hà Nội đã xử lý tháo dỡ nhiều công trình lấn chiếm vỉa hè, lòng đường trái phép.
Tuy nhiên, cũng trong đợt ra quân này, chính quyền xã Cẩm Yên đã chặt hạ toàn bộ cây xanh người dân trồng ven tuyến đường liên thôn vào ngày 15.3.
"Chúng tôi trồng cây lấy bóng mát từ hàng chục năm nay, đâu có ảnh hưởng đến việc đi lại. Tôi không hiểu vì sao họ lại cho chặt hết đi, sắp tới mùa hè không biết phải tránh vào đâu cho đỡ nóng", bà T.T.H, 56 tuổi, nhà ven tuyến đường cho hay.
Theo ghi nhận của PV, tuyến đường bê tông ở xã Cẩm Yên nối 3 thôn gồm Yên Lỗ, Cẩm Đào, Kinh Đạ dài khoảng 3km. Nhiều người dân cho biết, những cây xanh này đã được trồng trên đất công nhưng không lấn ra lòng đường ảnh hưởng đến giao thông.
Trao đổi với PV, ông Phạm Ngọc Kỳ, Bí thư Đảng ủy xã Cẩm Yên cho biết, việc chặt hạ cây xanh hai bên đường liên thôn là thực hiện chủ trương chung lập lại trật tự vỉa hè lòng đường của UBND thành phố Hà Nội.
Ông Kỳ cho biết, những cây đã chặt đều do người dân tự trồng, cây trồng nhô ra thụt vào không đều. "Việc chặt hạ những cây trên chủ yếu để đảm bảo hành lang an toàn giao thông. Những cây nào ra lề đường thì chặt bỏ bởi đường hẹp, có đoạn 2 xe tránh nhau không được. Trước khi chặt hạ, xã đã họp và người dân đều đồng tình", ông Kỳ nói.
Bí thư xã Cẩm Yên cho hay, sau khi chặt hạ, gỗ đều được trả lại người dân. Sau khi chỉnh trang lại tuyến đường, xã sẽ quy hoạch trồng mới.
Ngày 23.3, ông Nguyễn Doãn Hoàn, Bí thư huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Thạch Thất (Hà Nội) cho hay, đã kiểm tra lại thông tin việc chính quyền xã Cẩm Yên tiến hành chặt nhiều cây xanh nằm ven đường trong đợt ra quân lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè vừa qua.
Theo ông Hoàn việc chặt cây như vậy "gây phản cảm", huyện đã yêu cầu chính quyền xã kiểm điểm, báo cáo gấp về UBND huyện Thạch Thất. "Nếu những cây xanh đó thực sự gây cản trở giao thông thì chính quyền xã phải tìm cách đánh chuyển đi nơi khác, chứ không được chặt hạ như vậy. Phải coi cây xanh là tài sản của địa phương", ông Hoàn nói.
Trước đó, ngày 10.3, tất cả các quận, huyện, thị xã tại Hà Nội đồng loạt ra quân xử lý vi phạm trật tự giao thông, đô thị, xử lý lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. Cùng trong đợt này, UBND xã Cẩm Yên (huyện Thạch Thất, Hà Nội) cũng đã ra quân lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường tại tuyến đường liên thôn.
Theo Danviet
Phá bậc thềm khách sạn 5 sao, đập trụ sở khu phố sau phản ánh của dân Sau khi nhận được phản ánh của người dân về các công trình vi phạm lấn chiếm vỉa hè, ông Đoàn Ngọc Hải - Phó Chủ tịch UBND quận 1 (TPHCM) đã trực tiếp đi kiểm tra thực tế và chỉ đạo tháo dỡ những công trình vi phạm để trả lại vỉa hè thông thoáng cho người đi bộ. Chiều 21/3, ông...