Ông Đinh La Thăng: Vốn rót vào nhiệt điện Thái Bình 2 không thuộc trách nhiệm Chủ tịch PVN
Quá trình các luật sư xét hỏi nhằm làm rõ chi tiết vụ án, ông Đinh La Thăng luôn khẳng định, bản thân bị cáo tôn trọng kết luận điều tra và cáo trạng, tôn trọng quyền khai báo của các bị cáo khác đồng thời đề nghị HĐXX xem xét trên cơ sở quy định pháp luật.
Chiều 10/1, phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm tiếp tục với phần xét hỏi của các luật sư. Ông Đinh La Thăng được đặt nhiều câu hỏi nhằm làm rõ các nội dung liên quan đến hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Nói về việc 30% vốn rót vào dự án nhiệt điện Thái Bình 2 là của PVN, ông Đinh La Thăng giải thích, quy mô vốn như thế thuộc trách nhiệm của Tổng Giám đốc chứ không phải Hội đồng thành viên và Chủ tịch Hội đồng thành viên tập đoàn.
“Liên quan đến công văn số 2126 xin ý kiến về việc ứng tiền cho PVC, bị cáo có nói chưa kịp đọc mà chuyển cho bị cáo Khánh giải quyết. Bị cáo Khánh là người phụ trách liên quan đến kỹ thuật chứ không phải phụ trách tài chính?” – luật sư đề nghị ông Thăng làm rõ.
Theo ông Thăng, trước đó, bị cáo đã khai báo đầy đủ. Các vấn đề liên quan tiền không thuộc trách nhiệm của HĐTV và Chủ tịch HĐTV.
“Trong các văn bản đưa lên của PVPower, 2 lần đầu, tập đoàn nhận văn bản nhưng không giải quyết, lần thứ 3 bị cáo đọc sơ qua có mấy dòng kỹ thuật nên chuyển bị cáo Khánh giải quyết, chứ đọc kỹ thấy liên quan tài chính thì đã không chuyển bị cáo Khánh” – ông Thăng trình bày.
Về các lời khai của bị cáo Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN) và Vũ Hồng Chương (nguyên Trưởng Ban QLDA điện lực dầu khí Thái Bình 2) liên quan đến cuộc gặp trong phòng mình, bị cáo Đinh La Thăng cho biết, bị cáo tôn trọng quyền khai báo của các bị cáo khác.
Video đang HOT
Được hỏi về nguồn vốn cho dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, ông Thăng cho biết, 30% là vốn của PVN, còn lại đi vay. 30% vốn này, theo ông Thăng, thuộc trách nhiệm của Tổng Giám đốc và các Phó TGĐ PVN, không thuộc trách nhiệm của HĐTV và Chủ tịch HĐTV.
Luật sư đặt câu hỏi, trong trường hợp PVC không trả được nợ, làm ăn thua lỗ thì PVN có bị thiệt hại không? Theo bị cáo Thăng, trách nhiệm xác định tùy theo mức độ vốn đầu tư và đi vay.
“Doanh nghiệp Nhà nước có trách nhiệm bảo toàn vốn được Nhà nước giao. PVN là tập đoàn 100% vốn Nhà nước nên nhiệm vụ là bảo toàn, phát triển vốn, thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. PVN cũng phải là công cụ điều tiết kinh tế của Chính phủ, tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh hải của Việt Nam. Vì vậy, ngoài nhiệm vụ kinh doanh, PVN còn thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao.” – ông Đinh La Thăng trình bày và cho biết, ông tôn trọng kết luận điều tra và cáo trạng.
“Mong HĐXX xem xét trên tinh thần các văn bản quy phạm pháp luật. Có những điều là hiện tượng nhưng bản chất thì không hoàn toàn như vậy” – bị cáo Thăng nói.
Tiếp tục làm rõ việc chỉ định PVC làm tổng thầu, luật sư đặt câu hỏi, liệu hành vi “ưu ái” này có là trái pháp luật, có gây nguy hiểm cho xã hội không?
Bị cáo Thăng cho biết, PVN có nhiều công ty con. PVN xin chủ trương, cơ chế đẩy nhanh dịch vụ. PVN có nhiều công ty con làm dịch vụ và với trách nhiệm là công ty mẹ, PVN phải chăm lo cho công ty con chứ không phải ưu tiên.
Theo Danviet
Theo Tiến Nguyên (Dân trí)
Bị cáo Đinh La Thăng khen bị cáo Phùng Đình Thực thế nào?
Sáng nay (10.1), phiên tòa xét xử bị cáo Đinh La Thăng và đồng phạm tiếp tục với phần luật sư (LS) tham gia xét hỏi đối với các bị cáo và đại diện các bên liên quan.
LS Đinh Anh Tuấn, người bào chữa cho bị cáo Phùng Đình Thực đã đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) được hỏi bị cáo Đinh La Thăng. Liên quan đến việc triển khai dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, LS Tuấn nêu câu hỏi: "Vì sao nhiều văn bản lúc đó lại chuyển cho Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Quốc Khánh mà không chuyển cho Tổng Giám đốc Phùng Đình Thực?".
Bị cáo Thăng cho biết, như hôm qua bị cáo đã nêu, căn cứ vào phân công của Tổng Giám đốc liên quan đến dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 nên chuyển văn bản cho Phó Tổng Giám đốc là Nguyễn Quốc Khánh.
Bị cáo Đinh La Thăng.
LS đặt vấn đề, chiều 9.1, theo dõi phần trả lời của bị cáo Thăng có đưa ra nhận định về bị cáo Phùng Đình Thực, bị cáo nói, anh Phùng Đình Thực đã thực hiện hết trách nhiệm của mình. "Bị cáo có thể cho biết, căn cứ vào đâu đưa ra nhận xét đó?", LS Đinh Anh Tuấn hỏi.
"Thưa HĐXX, thưa LS, bị cáo có hơn 5 năm làm Chủ tịch Hội đồng quản trị (sau là Hội đồng thành viên (HĐTV) của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), bị cáo đánh giá anh Thực là người có trách nhiệm, tận tâm, tâm huyết với công việc, rất quyết liệt. Đối với dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, anh Thực đã có triển khai nghị quyết chỉ đạo thành lập ban chỉ đạo, có phân công trách nhiệm Phó Tổng Giám đốc", bị cáo Đinh La Thăng nói.
Bị cáo cho biết thêm, khi các Phó Tổng Giám đốc, ban chuyên môn có báo cáo công việc liên quan đến dự án Nhà máy Nhiệt diện Thái Bình 2, ông Phùng Đình Thực đều giải quyết kịp thời theo đúng thẩm quyền.
LS Đinh Anh Tuấn đặt câu hỏi tiếp với bị cáo Nguyễn Quốc Khánh (nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN): "Vì lý do gì những sai phạm của hợp đồng EPC số 33 và 4194 đã không được báo cáo lên Ban Tổng Giám đốc một cách kịp thời, có thể nói đã bị che đậy suốt một thời gian dài? Ai phải chịu trách nhiệm trong việc chậm trễ báo cáo này?".
Bị cáo Khánh cho biết, hợp đồng do PVPower ký trực tiếp với tổng thầu là PVC. Hợp đồng được ký kết dựa trên văn bản ủy quyền của HĐTV PVN ủy quyền cho HĐTV của PVPower thực hiện.
LS tiếp tục nhắc lại một câu hỏi của HĐXX trước đây: Vì sao trong hồ sơ vụ án có 2 công văn của Ban quản lý dự án đều đánh số 179 và đều đề ngày 16.5.2011 nhưng nội dung của 2 công văn này hoàn toàn khác nhau?
Tuy nhiên HĐXX cho rằng câu hỏi này HĐXX đã hỏi, đề nghị LS không hỏi lại.
LS Tuấn đề nghị Chủ tọa phiên tòa xét hỏi thêm về những chứng cứ LS đã giao nộp tại phiên tòa.
Vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) có 22 bị cáo.Theo cáo trạng, bị cáo Đinh La Thăng trong quá trình thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 với vai trò là Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN có vai trò chính trong việc đề ra chủ trương và chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo PVPower ký hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định.Sau đó, bị cáo Đinh La Thăng chỉ đạo cấp dưới tại PVN căn cứ hợp đồng này tạm ứng hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.312 tỷ đồng cho PVC để các bị can tại PVC sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng sai mục đích, trái quy định gây thiệt hại cho Nhà nước tổng số hơn gần 120 tỷ đồng.Trong quá trình điều tra, ông Thăng thừa nhận có sai phạm trong việc chỉ đạo thực hiện dự án với tư cách là người đứng đầu PVN. Đồng phạm với bị cáo Thăng về hành vi này có 13 bị cáo.Cáo trạng của VKSND Tối cao cũng xác định, Trịnh Xuân Thanh đã đề ra chủ trương cùng bị cáo Vũ Đức Thuận chỉ đạo Nguyễn Anh Minh, nguyên Phó Tổng Giám đốc PVC và Lương Văn Hòa, nguyên Giám đốc Ban điều hành Dự án Vũng Áng - Quảng Trạch thuộc PVC lập khống hồ sơ rút hơn 13 tỷ đồng từ Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân, trong đó, Trịnh Xuân Thanh được ăn chia 4 tỷ đồng.
Theo Danviet
4 "hợp đồng ma" giúp Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm ăn chia 13 tỷ Cáo trạng thể hiện Trịnh Xuân Thanh chỉ đạo cấp dưới lập 4 "hợp đồng ma" thi công các hạng mục công trình để cùng tham ô 13 tỷ đồng. . Con số đáng chú ý trong phiên xử ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh. Theo Như Ý - Bá Chiêm (Zing)