Ông Đinh La Thăng và đồng phạm còn phải thi hành án trên 800 tỷ đồng
Ông Nguyễn Văn Lực- Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự cho biết, số tiền mà ông Đinh La Thăng và 5 người khác phải bồi thường cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) trên 820 tỷ đồng.
Đến nay đã thu hồi được 521 triệu đồng tiền án phí, 20 tỷ tiền bồi thường. Như vậy số tiền còn phải thi hành là 912 triệu đồng tiền án phí và trên 800 tỷ đồng.
Ông Đinh La Thăng tại một phiên toà.
Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 29/10, ông Nguyễn Văn Lực – Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự ( Bộ Tư pháp) cho biết việc thi hành án tài sản trong các đại án là một nhiệm vụ lãnh đạo Bộ Tư pháp, lãnh đạo Tổng cục Thi hành án đặc biệt quan tâm trong thời gian vừa qua.
Trong đó, vụ Nguyễn Đức Kiên đã thi hành xong toàn bộ các khoản phải thi hành gồm án phí, tiền phạt và tiền truy thu sung công quỹ; vụ Phạm Công Danh đã thi hành xong 5.230 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 45%), các khoản còn lại cơ quan thi hành án đang phối hợp với cơ quan liên quan thẩm định, bán đấu giá tài sản đã kê biên; vụ Giang Kim Đạt đang được Cục Thi hành án dân sự Hà Nội xử lý các tài sản; vụ Hà Văn Thắm đang tiến hành xử lý tài sản đã thu giữ, kê biên, phong toả trong giai đoạn điều tra gồm quyền sử dụng đất, nhà, cổ phần, cổ phiếu.
“Tất cả đại án ngay trong quá trình xét xử, Bộ Tư pháp đã chỉ đạo các cơ quan thi hành án địa phương bám sát theo dõi diễn biến và chuẩn bị xây dựng kế hoạch về nguồn lực, nhân lực để tiếp nhận bản án, tiếp nhận nguồn tài liệu có liên quan, các tang vật do cơ quan toà án, điều tra bàn giao. Từ đó chúng tôi sẽ xây dựng kế hoạch cụ thể thi hành án khi bản án có hiệu lực”- ông Lực cho hay.
Theo ông Lực, ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, Tổng cục Thi hành án dân sự đã chỉ đạo các cơ quan thi hành án phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan để tiếp nhận bản án, tài liệu, tang vật.
Mỗi mộ vụ việc lớn đều phải xây dựng kế hoạch cụ thể và tất cả vụ việc này đều thành lập các tổ để chỉ đạo và trực tiếp tổ chức thi hành án.
Video đang HOT
Trong vụ Phạm Công Danh – nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB), cơ quan thi hành án đã thi hành xong 5.230 tỷ đồng.
Thông tin thêm về kết quả cụ thể, lãnh đạo Tổng cục Thi hành án dân sự cho hay, ông Đinh La Thăng phải nộp tiền án phí 1,433 tỷ đồng. Số tiền mà ông Thăng và 5 người khác phải bồi thường cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là trên 820 tỷ đồng. Đến nay đã thu hồi được 521 triệu đồng tiền án phí, 20 tỷ tiền bồi thường. Như vậy số tiền còn phải thi hành là 912 triệu đồng tiền án phí và trên 800 tỷ đồng.
“Đây là vụ việc hiện nay đang gặp nhiều khó khăn trong thi hành án. Cơ quan điều tra đã kê biên 17.567 cổ phiếu và hiện cơ quan thi hành đáng đang tìm hướng xử lý các cổ phiếu và đang truy tìm các tài sản khác, cũng như xác minh các điều kiện thi hành án”- ông Lực thông tin thêm.
Đối với vụ Châu Thị Thu Nga, ông Lực cho biết tiền án phí là 53 triệu án phí và bồi thường cho tổ chức, cá nhân trên 358,8 tỷ; hiện nay đã thu 4,418 tỷ đồng bồi thường cho các cá nhân, xử lý 1 xe ô tô thu được 605 triệu đồng.
Thế Kha- Nguyễn Trường
Theo Dantri
Tại sao Tổng Bí thư và Ban Chỉ đạo đề cập xử lý 3 vụ liên quan PVN
Trong bản án của TAND TP. Hà Nội tuyên ông Đinh La Thăng và đồng phạm (tháng 1.2018) có chi tiết: Cùng thời điểm ông Đinh La Thăng và đồng phạm sai phạm trong chỉ định thầu, ký hợp đồng trái quy định để triển khai dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam còn chỉ định thầu xây dựng một số dự án khác như Ethanol Dung Quất, Ethanol Phú Thọ, xơ sợi Đình Vũ, cho đến nay được xác định là thất thoát, thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng.
Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng họp (ảnh noichinh.vn).
Như Dân Việt thông tin, mới đây Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (Ban Chỉ đạo) tổ chức cuộc họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo để thảo luận, cho ý kiến đối với Báo cáo về tiến độ, kết quả, khó khăn, vướng mắc và định hướng xử lý một số vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi,
Tại cuộc họp này, Tổng Bí thư đã yêu cầu các cơ quan chức năng sớm điều tra, xử lý nhiều vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Đáng chú ý trong số này có vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty cổ phần hoá dầu và xơ sợi dầu khí (PVTEX) và các đơn vị liên quan; Vụ việc sai phạm liên quan đến Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Ethanol Phú Thọ và Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Ethanol Dung Quất.
Dự án Ethanol Dung Quất, Quảng Ngãi (ảnh IT).
Liên quan đến hai dự án Nhà máy Ethanol Phú Thọ và Dung Quất, trước đó Thanh tra Chính phủ đã có kết luận đồng thời chuyển hồ sơ sang Bộ Công an để điều tra.
Theo kết luận thanh tra, dự án Ethanol Dung Quất (Quảng Ngãi), tổng mức đầu tư được phê duyệt là hơn 1.800 tỷ đồng nhưng đã tăng vốn lên hơn 2.100 tỷ đồng. Năm 2014, dự án này lỗ khoảng 164 tỷ đồng.
Đối với dự án Ethanol Phú Thọ do Công ty cổ phần Bọc ống Dầu khí Việt Nam (PVB) làm chủ đầu tư, nhà thầu là Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí (PVC). Dự án có tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng sau đó tăng vốn lên mốc 2.500 tỷ đồng. Mặc dù dự án đã tạm dừng thi công nhưng vẫn mất hàng trăm tỷ đồng để trả lãi vay và quản lý.
Dự án Ethanol Phú Thọ (ảnh VNN).
Kết luận thanh tra chỉ rõ, đơn vị được chỉ định thầu thực hiện dự án Ethanol tại Phú Thọ là PVC. Tuy nhiên PVC là nhà thầu chưa có năng lực, kinh nghiệm trong việc thực hiện dự án nhiên liệu sinh học. Việc chỉ định thầu cho PVC thực hiện các công việc chính của dự án là vi phạm Luật đấu thầu. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc trong quá trình thực hiện PVC phải dừng thi công dự án gây thiệt hại lớn.
Ngoài một số nguyên nhân khách quan như: khi đầu tư xong nhà máy thì giá mua sắm nguyên liệu tăng; giá dầu thế giới giảm sâu; thị trường tiêu thụ Xăng E5 tại Việt Nam còn thấp, việc tiêu thụ sản phẩm Ethanol rất hạn chế, do đó các nhà máy chỉ hoạt động cầm chừng, thậm chí không vận hành thương mại... kết luận của Thanh tra Chính phủ chỉ rõ trong quá trình đầu tư, PVN, các chủ đầu tư, nhà thầu và các đơn vị liên quan đã có nhiều khuyết điểm, vi phạm.
Dự án sơ xợi Đình Vũ (ảnh VNN).
Về vụ ở PVTEX, theo kết luận thanh tra, năm 2008, Hội đồng quản trị của PVTEX phê duyệt dự án xơ sợi Đình Vũ với tổng mức đầu tư gần 325 triệu USD, tương đương 5.437 tỷ đồng. Dự án có công suất 500 tấn xơ sợi/ngày và theo tính toán của chủ đầu tư, dự án được nghiệm thu sơ bộ vào tháng 8.2013 và dự kiến sẽ hoàn vốn toàn bộ sau thời gian 8 năm 8 tháng.
Tuy nhiên, dự án xơ sợi Đình Vũ từ khi chạy thử đến chính thức liên tục thua lỗ. Sau 2 năm đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà máy thua lỗ hơn 1.472 tỷ đồng. Do lỗ nặng, nhà máy chạy phập phù, đến cuối năm 2015 thì dừng hoạt động.
Kết luận thanh tra cũng nêu rõ, năm 2013, Thủ tướng đã yêu cầu PVN phải thoái vốn khỏi PVTEX từ 56% xuống 36%. Tuy nhiên, những quyết nghị của Bộ Công Thương và các nghị quyết của PVN đã đẩy tỷ lệ vốn PVN tại PVTEX tăng từ 56% lên 75% là trái với chỉ đạo của Thủ tướng.
Vào tháng 6.2917, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã khởi tố 5 đối tượng nguyên là lãnh đạo của PVTEX và ra lệnh truy nã Vũ Đình Duy, nguyên Tổng giám đốc PVTEX.
Như vậy, 3 dự án nghìn tỷ trên có những vi phạm dẫn tới việc thua nỗ gây bức xúc trong dư luận xã hội. Chính vì thế Ban chỉ đạo đã đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo xử lý.
Trong án sơ thẩm của TAND TP. Hà Nội xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm (tháng 1.2018), thẩm phán, chủ tọa phiên tòa có nhấn mạnh: Cùng thời điểm ông Đinh La Thăng và đồng phạm sai phạm trong chỉ định thầu, ký hợp đồng trái quy định để triển khai dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, PVN còn chỉ định thầu xây dựng một số dự án khác như Ethanol Dung Quất, Ethanol Phú Thọ, xơ sợi Đình Vũ, cho đến nay được xác định là thất thoát, thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng.
"Mỗi dự án như vậy có nguy cơ trở thành một vụ án. Lãnh đạo PVC đang phải đối mặt với việc bị điều tra, truy tố, xét xử trong các vụ án khác", thẩm phán, chủ tọa phiên tòa Nguyễn Ngọc Huân nhấn mạnh.
Phát biểu tại cuộc họp của Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói, vừa qua, chúng ta vượt qua được cái khó và có kết quả tốt là rất mừng, cho nên phải nắm chắc pháp luật, chú ý tính chính trị, căn cứ vào bản chất của vấn đề để xem xét, giải quyết...Tổng Bí thư nhấn mạnh thêm: Điều quan trọng nhất là tuyệt đối công tâm trong sáng khách quan, vì sự nghiệp chung, không vướng bận yếu tố cá nhân, không bị chi phối vì quan hệ...
Theo Danviet
Thu nhập đi theo đường "cặp táp" thì kê biên, thu hồi tài sản tham nhũng thế nào? "Các khoản thu nhập không minh bạch, không đi qua ngân hàng mà đi qua đường "cặp táp", của chìm của nổi, nên không ai biết những người đó có bao nhiêu tiền để kê biên. Thói quen sử dụng tiền mặt còn phổ biến trong đời sống xã hội, làm cho công tác nhận diện tài sản tham nhũng là rất khó...