Ông Đinh La Thăng thừa nhận chỉ đạo nóng vội, quá quyết liệt
Trước tòa, ông Đinh La Thăng bình tĩnh khai lại quá trình làm Chủ tịch HĐTV PVN và thừa nhận chỉ đạo nóng vội, quá quyết liệt, vi phạm quy trình, thủ tục.
Clip: HĐXX xét hỏi bị cáo Đinh La Thăng
Tiếp tục phần xét hỏi vụ án xảy ra tại Tổng công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam – PVC và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – PVN, sáng nay 9.1, HĐXX TAND TP.Hà Nội đã xét hỏi bị cáo Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – PVN).
Trả lời HĐXX về khoảng thời gian làm Chủ tịch HĐTV PVN, ông Đinh La Thăng cho biết, trong thời gian làm Chủ tịch HĐTV PVN, nhiệm vụ của bị cáo là chỉ đạo HĐTV xây dựng chiến lược, quy hoạch, phát triển rồi trình cơ quan thẩm quyền phê duyệt và triển khai, thực hiện các nghị quyết, quyết định của HĐQT, triển khai chủ trương, đường lối.
Theo ông Đinh La Thăng, PVN được Chính phủ cho phép cùng các đơn vị thành viên thực hiện các dự án đầu tư của tập đoàn. Tập đoàn đã xây dựng một số công ty con để phát triển các lĩnh vực chuyên ngành, trong đó có PVC được xây dựng thành một đơn vị xây lắp dầu khí mạnh của cả nước và tập đoàn.
Việc chỉ định PVC là tổng thầu dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, ông Thăng cho biết xuất phát từ chủ trương trong chiến lược phát triển của PVN đến năm 2025 trở thành tập đoàn phát triển đa ngành. PVN muốn nâng phần doanh thu dịch vụ trong tổng doanh thu, ưu tiên người Việt Nam dùng hàng Việt Nam, phát huy nguồn lực đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế…
Ông Đinh La Thăng tại phiên tòa sáng nay
HĐXX hỏi: “Tháng 6.2010, bị cáo ký Nghị quyết giao cho PVC thực hiện gói thầu. HĐTV có nghị quyết nào nữa phê duyệt việc này?”. Bị cáo Thăng trả lời: “Chủ trương tập đoàn là đồng ý cho PVC là tổng thầu. HĐTV có nghị quyết thành lập liên doanh tổng thầu”.
Theo ông Đinh La Thăng, HĐTV có nghị quyết phê duyệt nguyên tắc thành lập liên doanh tổng thầu. Tuy nhiên, đây là dự án cấp bách, được Chính phủ chỉ đạo. Trong bối cảnh cấp bách, nếu triển khai thực hiện phương án liên doanh tổng thầu sẽ gặp nhiều khó khăn, mất thời gian trong việc tìm đối tác nếu thực hiện trong phương án nhà thầu trong nước. HĐTV đã đồng ý cho PVC làm tổng thầu thay, bị cáo thay mặt HĐTV ký văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin phép giao cho PVC là tổng thầu.
Về năng lực tài chính, bị cáo Thăng cho rằng dựa vào các báo cáo của PVC và các bộ phận giúp việc của PVN báo cáo. Do đó, căn cứ vào năng lực và thực tiễn của PVC nên bị cáo đồng ý về nguyên tắc.
“Khi PVC ký hợp đồng 33 thì PVC đã có các đánh giá, hồ sơ chưa?” – HĐXX hỏi. Bị cáo Thăng trả lời: “Trách nhiệm này thuộc về chủ đầu tư và tổng thầu, vì việc ký kết hợp đồng đó, bị cáo không chỉ đạo ký hợp đồng”.
HĐXX hỏi tiếp “Căn cứ vào đâu, bị cáo khẳng định ngày 1.3.2011 sẽ khởi công nhiệt điện Thái Bình 2?”. Bị cáo Đinh La Thăng cho biết, căn cứ vào báo cáo của chủ đầu tư, ban Tổng giám đốc và bị cáo đồng ý, khi PVPower cho rằng có đủ năng lực khởi công nên bị cáo đồng ý ký vào văn bản.
“Ngày 24.2.2011 bị cáo ký báo cáo hiệu chỉnh đầu tư, rõ ràng bị cáo nhận thức được rằng báo cáo chưa đầy đủ, vậy làm sao 4 ngày có thể khởi công được?” – HĐXX hỏi.
Ông Thăng trả lời: “PVN đã triển khai hàng trăm công trình khắp nơi chứ không chỉ có Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Do đó, để đảm bảo chất lượng, tiến độ, tập đoàn luôn chỉ đạo các đơn vị thành viên thực hiện đồng thời nhiều việc”.
Kết thúc phần xét hỏi bị cáo Đinh La Thăng, HĐXX đặt câu hỏi: “Trong qúa trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện dự án, bị cáo nhận thức có gì sai phạm?”
Ông Thăng trả lời: “Trong suốt quá trình điều tra, bị cáo cũng đã nhận thức trách nhiệm trước cơ quan điều tra, là người đứng đầu PVN và dự án, đến nay sau 10 năm, được cán bộ cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và trước Tòa chỉ ra, nhìn lại dự án trong bối cảnh 10 năm về trước, việc sức ép tiến độ, bị cáo chỉ đạo nóng vội, nôn nóng, quá quyết liệt, vi phạm quy trình, thủ tục. Bị cáo xin nhận trách nhiệm”.
Theo cáo buộc, ông Đinh La Thăng với tư cách là Chủ tịch HĐTV PVN có vai trò chính trong việc đề ra chủ trương và chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo Điện lực dầu khí (PVPower) ký hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định. Hợp đồng có nhiều nội dung không có thật, được lập và ký khi chưa được HĐTV của chủ đầu tư phê duyệt…Sau đó, ông Thăng chỉ đạo cấp dưới tại PVN căn cứ hợp đồng này tạm ứng hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.312 tỉ đồng cho PVC để các bị can tại PVC sử dụng hơn 1.115 tỉ đồng sai mục đích, trái quy định gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 119 tỉ đồng. Hành vi của ông Đinh La Thăng phạm vào tội “ Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Theo Danviet
"Đại gia" Phạm Công Danh và Trầm Bê than đau ốm khi ra tòa
Phạm Công Danh thì than bệnh tim và cao huyết áp đang chuyển biến xấu hơn, sức khỏe yếu và trí nhớ kém. Còn luật sư của Trầm Bê thì xin cho thân chủ được ngồi khi xét xử vì bệnh tiểu đường, dễ chóng mặt.
Phạm Công Danh, Trầm Bê than sức khỏe yếu
Ngày 8/1, TAND TPHCM mở phiên xử bị cáo Phạm Công Danh (sinh năm 1965, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng VNCB, tập đoàn Thiên Thanh), Trầm Bê (cựu Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng TMCP Thương Tín - Sacombank) và 44 người khác về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Phiên xử do thâm phan Pham Lương Toan (Chanh toa Hinh sư TAND TPHCM) lam chu toa. Tòa đã cấp giấy chứng nhận tham gia phiên xử cho 70 luật sư bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo, người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Phạm Công Danh gầy hơn so với phiên tòa trước.
An ninh được thắt chặt
Ông Danh và đồng phạm bị cáo buộc thực hiện nhiều hành vi sai phạm trong quá trình điều hành VNCB, gây thất thoát hơn 6.000 tỷ đồng của nhà băng này. Ông Trầm Bê có hai luật sư là Nguyễn Thị Mai Hồng và Phạm Ngọc Trung. Ông Danh có 3 luật sư là Phan Trung Hoài, Hà Hải (Đoàn luật sư TPHCM) và Trương Quốc Hòe (Đoàn luật sư Hà Nội).
Ngoài ra, HĐXX cũng triệu tập 200 người và đơn vị tham gia phiên tòa vơi tư cach ngươi co quyên lơi, nghia vu liên quan, ngươi lam chưng - bao gồm hàng loạt ngân hàng, công ty tham gia giao dịch số tiền được ông Danh và đồng phạm rút từ VNCB để trả nợ và sử dụng cho mục đích cá nhân.
Trong chiếc áo sơ mi tối màu, Phạm Công Danh được dẫn tới tòa những bước chân chậm rãi nặng nề, mái tóc bạc trắng, người gầy gò hơn nhiều so với phiên tòa xét xử phúc thẩm giai đoạn 1 vào đầu năm 2017.
Luật sư bào chữa cho bị cáo Danh cho rằng bệnh tim, cao huyết áp của ông Danh đang có chuyển biến xấu hơn so với phiên tòa lần trước. Tại phiên tòa hôm nay, bị cáo Danh than sức khỏe yếu trí nhớ kém.
Luật sư Phạm Ngọc Trung - một trong ba người bào chữa cho ông Trầm Bê (sinh năm 1959), cho biết hiện sức khỏe ông Bê có phần yếu hơn so với thời điểm trước khi bị bắt giam. Tuy nhiên, khi được gặp gia đình và thời tiết Sài Gòn ấm, tinh thần ông ổn định, khá thoải mái trước phiên xét xử diễn ra vào ngày 8/1.
"Ông Bê có tiền sử bệnh tiểu đường, dễ chóng mặt khi đứng lâu. Để đảm bảo sức khỏe cho thân chủ, chúng tôi đã gửi bệnh án cho TAND TPHCM, đề nghị để ông được ngồi trong quá trình xét xử", luật sư Trung cho hay.
Áp dụng mô hình xét xử mới
Đáng chú ý trong phiên tòa này, TAND TPHCM áp dụng mô hình xét xử mới, trong phiên tòa không có vành móng ngựa, luật sư và đại diện Viện KSND sẽ ngồi ngang hàng với nhau.
Luật sư Hà Hải (bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh) cho rằng: "Việc phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và Trầm Bê không có vành móng ngựa là áp dụng theo quy định mới bắt đầu từ đầu năm 2018. Theo đó, thực hiện Thông tư 1/2017/TT-TANDTC, quy định về phòng xử án có hiệu lực từ ngày 1/1/2018, do Chánh án TAND Tối cao vừa ký ban hành, các phiên tòa xử án đều không có vành móng ngựa".
Luật sư Hải phân tích, việc bỏ vành móng ngựa khi xét xử các vụ án hình sự thể hiện tính nhân văn, tôn trọng quyền con người của các bị cáo. Việc các bị cáo đứng lên bục khai báo đã cho thấy sự thay đổi rõ nét và đúng đắn, tiệm cận với những nguyên tắc của pháp luật tố tụng hình sự thế giới cũng như khẳng định xu thế hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tư pháp hình sự của Việt Nam.
Việc bỏ vành móng ngựa trong tất cả các phòng xử án cho thấy nguyên tắc "Suy đoán vô tội " và "Giả định phạm tội" được tôn trọng. Theo nguyên tắc của Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam thì "không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội có hiệu lực của Tòa án". Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành quy định nguyên tắc này tại điều 13 với tên gọi mới là "Nguyên tắc Suy doán vô tội".
Phiên tòa xét xử phiên tòa này được an ninh thắt chặt người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và phóng viên không thể vào phòng xét xử.
Xuân Duy
Theo Dantri
Ngày xét xử thứ 2: Bị cáo Đinh La Thăng khai báo gì trước tòa? Sáng nay (9.1), HĐXX tiến hành thẩm đối với bị cáo Đinh La Thăng - nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Bị cáo Đinh La Thăng cho biết giữ vai trò Chủ tịch HĐTV PVN từ tháng 2.2006 - 8.2011, công việc là tổ thức thực hiện, triển khai đường lối, chính sách, chỉ đạo thành viên Tổng...