Ông Đinh La Thăng luôn nhận trách nhiệm người đứng đầu
Trả lời thẩm vấn của đại diện Viện KSND, bị cáo Đinh La Thăng luôn nhận trách nhiệm là người đứng đầu. Đồng thời, bị cáo Thăng thừa nhận đã chỉ định PVC làm tổng thầu dù đơn vị này chưa từng làm tổng thầu một dự án nào tương đương.
Nguyên Tổng Giám đốc PVN không nhận được văn bản cảnh báo?
Chiều 9/1, phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm tiếp tục với phần thẩm vấn của đại diện Viện KSND TP Hà Nội. Vị đại diện VKS xét hỏi các bị cáo về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến việc ra chủ trương, thực hiện ký hợp đồng EPC số 33 (về việc “Thiết kế, chế tạo, kiểm tra và thử nghiệm, cung cấp, đóng gói và vận chuyển, giao hàng đến công trường, thông quan hàng hoá, bảo hiểm, dỡ hàng tại công trường, xây dựng, lắp đặt, chạy thử, nghiệm thu, bàn giao và bảo hành Công trình NMNĐ Thái Bình 2 gói thầu “EPC xây dựng nhà máy chính” thuộc Dự án đầu tư xây dựng công trình NMNĐ Thái Bình 2 (2×600MW)”), cho PVC tạm ứng, gây thiệt hại…
Bị cáo Phùng Đình Thực – nguyên Tổng Giám đốc PVN – tại phiên xử chiều 9/1.
Trả lời đại diện VKS, bị cáo Phùng Đình Thực (nguyên Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – PVN) cho biết, mình không phạm tội cố ý làm trái và nếu biết sẽ không bao giờ làm. Thời điểm tháng 9/2011, theo bị cáo Thực, bản thân bị cáo không biết hợp đồng số EPC số 33 thiếu cơ sở pháp lý, không thể thực hiện.
Được hỏi về văn bản cảnh báo về hợp đồng EPC số 33 do bị cáo Vũ Hồng Chương, nguyên Trưởng BQL dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 gửi, bị cáo Thực phủ nhận và cho rằng, bị cáo không nhận được công văn thực tế.
“Khi bị cáo kiểm tra lại hệ thống lưu trữ, ông Chương nói gửi văn bản chỉ đích danh tôi nhưng tôi không nhận được.” – nguyên TGĐ PVN trình bày.
Nguyên Trưởng BQL dự án NMNĐ Thái Bình 2 Vũ Hồng Chương được yêu cầu lên đối chất lời khai. Trước câu hỏi của đại diện VKS về văn bản cảnh báo được ký gửi cho ai, bị cáo Chương tiếp tục khẳng định, do biết rõ dự án chưa đầy đủ tài liệu, thủ tục nên bị cáo đã ký công văn 85 gửi đích danh ông Phùng Đình Thực.
Về bút phê của bị cáo Thực trong một số văn bản chỉ đạo thực hiện dự án trước thời điểm tháng 9/2011, đại diện VKS cho rằng, bị cáo Thực đã biết về tình trạng pháp lý của hợp đồng EPC số 33. Đáp lại, bị cáo này tiếp tục phủ nhận và cho rằng, bút phê của mình là chỉ đạo cấp dưới rà soát để thực hiện đúng quy định pháp luật.
Đại diện VKS sau đó đã công bố quy định phân công nhiệm vụ của PVN do bị cáo Thực ký ban hành trên cương vị Tổng Giám đốc PVN. Theo đó, bị cáo Thực chịu trách nhiệm chung và trực tiếp phụ trách công tác tài chính.
Video đang HOT
Về lời khai của bị cáo Thực liên quan đến việc Ban quản lý dự án đã cấp tạm ứng hơn 6,6 triệu USD và hơn 1,3 nghìn tỷ đồng cho PVC, nguyên TGĐ PVN khẳng định, bản thân phụ trách tài chính của PVN nhưng việc quyết định tài chính cho dự án NMNĐ Thái Bình 2 bị cáo đã ủy quyền cho cấp dưới.
“Việc ủy quyền này không bị pháp luật ngăn cấm.” – bị cáo Thực trình bày.
Ông Thăng luôn nhận trách nhiệm người đứng đầu
Trả lời thẩm vấn của đại diện VKS, bị cáo Đinh La Thăng thừa nhận đã chỉ định PVC làm tổng thầu dự án dù biết doanh nghiệp này chưa từng làm tổng thầu một dự án nào tương tự, mới chỉ làm thầu xây dựng hoặc liên danh tổng thầu.
Tuy nhiên, ông Thăng cũng trình bày, sau đó PVN yêu cầu PVC làm lại hồ sơ và đã được PVN đánh giá đủ điều kiện làm tổng thầu dự án NMNĐ Thái Bình 2.
Bị cáo Đinh La Thăng trả lời thẩm vấn đại diện Viện KSND chiều 9/1.
Bị truy hỏi về kinh nghiệm, năng lực tài chính của PVC, ông Thăng khẳng định, PVC trong năm 2010 đã lãi gần 1.000 tỷ đồng. Đại diện VKS ngắt lời, cho rằng đó là báo cáo, còn thực tế thì khác.
Ông Thăng đáp lại: “PVC báo cáo năm 2011 vẫn có lãi. Với một đơn vị theo quy chế kinh tế thị trường thì cân đối lâu dài mới là quan trọng còn tại một thời điểm mà khó khăn về thanh khoản là việc bình thường.”.
“Qua thẩm vấn bị cáo khác cho thấy, trong phạm vi trọng trách, họ đều thấy khiếm khuyết và đều nói có dấu ấn của bị cáo với trách nhiệm người đứng đầu?” – đại diện VKS tiếp tục truy hỏi.
“Bị cáo luôn nhận trách nhiệm người đứng đầu. Còn theo pháp luật còn có trách nhiệm của HĐTV, trách nhiệm của Chủ tịch HĐTV theo quy định cũng như các chức danh khác, của tổng thầu, chủ đầu tư. Vì vậy, để chỉ định được PVC tổng thầu thì căn cứ đánh giá chủ đầu tư, của Tổng giám đốc trên cơ sở đánh giá của các ban và HĐTV đánh giá, bị cáo thay mặt HĐTV ký. Quá trình điều tra, đến nay, bị cáo luôn luôn nhận trách nhiệm người đứng đầu của mình.” – ông Thăng trả lời.
Tiến Nguyên
Theo Dantri
Tân Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN là ai?
Ngày 24.12, báo chí đã đưa tin về Hội nghị triển khai Quyết định của Bộ chính trị về công tác cán bộ, theo đó điều động ông Trần Sỹ Thanh, Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy để về giữ chức vụ Phó trưởng Ban kinh tế T.Ư kiêm Bí thư đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN).
Trưởng Ban Tổ chức T.Ư Phạm Minh Chính (giữa) trao quyết định cho bà Lâm Phương Thanh và ông Trần Sỹ Thanh. (Ảnh: Tiền Phong)
Từ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư tới Bí thư Lạng Sơn
Trao đổi với Dân Việt sáng nay, 24.12, về thông tin ông Trần Sỹ Thanh được điều động về làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), đại diện PVN cho biết chưa có thông tin chính thức về vấn đề này. Khi nào có quyết định chính thức PVN sẽ có thông cáo báo chí hoặc tổ chức Hội nghị công bố thông tin.
Theo tìm hiểu của phóng viên, ông Trần Sỹ Thanh sinh ngày 16. 3.1971, quê quán tại xã Thanh Giang, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An (quê gốc tại Nam Định).
Ngày 5.2.2004, ông Trần Sỹ Thanh được bổ nhiệm giữ chức Chánh Văn phòng Kho bạc Nhà nước Việt Nam. Ba năm sau (2007), trước khi được điều chuyển tham gia Tỉnh ủy Đắk Lắk, ông Trần Sỹ Thanh đã giữ chức Phó tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước Việt Nam.
Ngày 12.11.2008, ông được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê chuẩn bổ nhiệm vào chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
Ông Trần Sỹ Thành được điều từ Bí thư Lạng Sơn về làm Phó Ban Kinh tế T.Ư Kiểm Chủ tịch HĐTV PVN. (Ảnh: I.T)
Ngày 4.6.2012, ông thôi tham gia Ủy ban Kiểm tra Trung ương để tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang nhiệm kỳ 2010 - 2015 thay người tiền nhiệm là ông Nông Quốc Tuấn về giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.Ngày 3.10.2010, tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XV, ông được bầu giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk và làm đại biểu tham dự Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI. Tại Đại hội Đảng toàn quốc, ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương, tham gia Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Ngày 11.1.2015, tại Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) đã bầu bổ sung ông vào Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng (Khóa XI). Đến ngày 13. 2. 2015, ông được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương.
Tuy nhiên chỉ 8 tháng sau, ông Trần Sỹ Thanh lại được Bộ Chính trị điều động làm Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn và chính thức nhận chức vụ này từ ngày 28.10. 2015.
Và đến 24.12.2017, ông lại được Bộ Chính trị điều về làm Phó trưởng Ban kinh tế T.Ư kiểm Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN.
9 tháng PVN thiếu ghế Chủ tịch
Trước đó, ngày 9.3.2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 308/QĐ-TTg về thôi giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đối với ông Nguyễn Quốc Khánh để về nhận nhiệm vụ tại Bộ Công Thương.
Sau khi ông Nguyễn Quốc Khánh được điều động về Bộ Công Thương vào tháng 4.2017, Bộ Công Thương cũng đã nhất trí với đề xuất của PVN về phương án nhân sự Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN. Theo đó, ông Nguyễn Hùng Dũng là ứng cử viên sáng giá, Phương án này cũng được trình các cơ quan có thẩm quyền cho ý kiến, trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Trước đó, Bộ Công Thương đã làm thủ tục lấy phiếu tín nhiệm cho vị trí Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN và ông Nguyễn Hùng Dũng có tỷ lệ tín nhiệm khá cao
Tuy nhiên, kể từ khi ông Nguyễn Quốc Khánh được điều động về Bộ Công Thương, "ghế nóng" của PVN vẫn chưa có người kế nhiệm. Và đề xuất của Bộ Công Thương đối với ông Nguyễn Hùng Dũng cũng chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.Ông Nguyễn Hùng Dũng sinh ngày 19.8.1962, có chuyên ngành kỹ sư điều khiển tàu biển. Ông Dũng từng đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) trước khi được bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc PVN từ tháng 6.2013.
Có thể nói, chức vụ Chủ tịch HĐTV của PVN đến nay được goi là "ghế nóng" là hoàn toàn có lý. Bởi tính đến thời điểm hiện tại, cơ quan điều tra đã khởi tố 3 đời chủ tịch của PVN là các ông: Ông Đinh La Thăng, Chủ tịch PVN giai đoạn từ 2005-2011; ông Nguyễn Xuân Sơn, Chủ tịch PVN giai đoạn 2014-2015; ông Nguyễn Quốc Khánh Chủ tịch PVN thời điểm từ 21.1.2016 đến ngày 9.3.2017.
Ngoài ra, ông Phùng Đình Thực, Chủ tịch PVN giai đoạn 2011-2014 cũng vừa bị khởi tố trong giai đoạn ông làm Tổng Giám đốc tập đoàn này.
Theo Danviet
Xử vụ Phạm Công Danh: Ông Trần Bắc Hà bị ung thư gan, xin vắng mặt Đại gia Hứa Thị Phấn cũng xin vắng mặt ví lý do bệnh. Theo giám định y khoa, sức khỏe của bà Phấn hiện chỉ còn 7%. Chiều 9.1, TAND TP.HCM tiếp tục vào phần xét hỏi vụ án Phạm Công Danh (giai đoạn 2), Trầm Bê và 44 đồng phạm. Cụ thể là đại diện VKS tiếp tục công bố cáo trạng....