Ông Đinh La Thăng lần đầu được xét hỏi về nội dung kháng cáo
Hôm nay (9.5), là ngày thứ 3 phiên tòa phúc thẩm vụ án “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) và “Tham ô tài sản” xảy ra tại Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) diễn ra với phần xét hỏi bị cáo Đinh La Thăng.
Trong buổi sáng nay, cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) PVN – ông Đinh La Thăng lần đầu tiên được xét hỏi về những nội dung mà ông này kháng cáo trong bản án sơ thẩm được toà án nhân dân (TAND) TP.Hà Nội tuyên vào cuối tháng 1 năm nay.
Theo bản án sơ thẩm, TAND TP.Hà Nội xác định PVN được giao làm đầu mối đầu tư Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, tổng mức đầu tư sau thuế hơn 31.500 tỷ đồng, tương đương gần 1,7 tỷ USD.
Dù chưa có đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của PVC, chưa làm thủ tục chọn nhà thầu, nhưng ngày 18.6.2010, ông Đinh La Thăng đã ký Nghị quyết giao PVC thực hiện gói thầu EPC dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 theo hình thức chỉ định thầu.
Ngày 11.10.2011, PVC mới chính thức là nhà thầu có tư cách pháp lý để thực hiện Hợp đồng tổng thầu EPC Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, nhưng từ ngày 28.4.2011 đến ngày 12.7.2011, PVN đã làm các thủ tục chi tạm ứng cho PVC hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.300 tỷ đồng.
Sau khi PVC nhận tiền tạm ứng, các bị can Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận (cựu tổng giám đốc PVC), Nguyễn Ngọc Quý (cựu phó chủ tịch HĐQT PVC), Nguyễn Mạnh Tiến, Phạm Tiến Đạt và Trương Quốc Dũng đều là lãnh đạo chủ chốt của PVC đã sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng vào mục đích khác, không đưa vào dự án.
Ông Đinh La Thăng kháng cáo bản án sơ thẩm do TAND TP.Hà Nội tuyên cuối tháng 1.2018 vì chưa xét đầy đủ về trách nhiệm của ông và mức án 13 năm tù quá nghiêm khắc. (Ảnh: TTXVN)
Đến ngày 22.11.2017, nhà chức trách mới thu hồi được gần 1.100 tỷ đồng. Số tiền còn lại (hơn 119 tỷ đồng) bị xác định là thiệt hại. Cấp sơ thẩm nhận định hậu quả thiệt hại 119 tỷ đồng do cố ý làm trái chưa phản ánh hết bản chất sai phạm… “Hành vi của các bị cáo mang tính lợi ích nhóm, làm đội vốn hàng trăm triệu USD, là tiền đề cho tham nhũng, lãng phí xảy ra tại PVN… Nhiều người vì thế mà tha hóa biến chất” – bản án nêu rõ.
Ông Đinh La Thăng bị cho rằng đã lợi dụng vị trí cao nhất của tập đoàn, dù biết PVC không đủ năng lực vẫn đề ra chủ trương, giao thầu cho công ty này. Ông chỉ đạo cấp dưới tạm ứng sai dẫn đến hơn một nghìn tỷ đồng bị sử dụng sai mục đích. Hành vi phạm tội thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng. Tòa sơ thẩm tuyên phạt ông Thăng 13 năm tù.
Video đang HOT
Ông Thăng kháng cáo bản án sơ thẩm, lý do được đưa ra là bản án sơ thẩm chưa xét đầy đủ, toàn diện và khách quan về trách nhiệm của ông. Mức hình phạt 13 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế (điều 165 Bộ luật Hình sự 1999) là quá nghiêm khắc.
Bị cáo Phùng Đình Thực xin miễn tội để hoàn thành công trình nghiên cứu khoa học vào chiều ngày 8.5 tại phiên xét xử. (Ảnh: TTXVN)
Trước đó, vào ngày 8.5, trả lời thẩm vấn của hội đồng xét xử, bị cáo Phùng Đình Thực – nguyên Tổng giám đốc PVN, cho biết làm đơn kháng cáo kêu oan tội danh cố ý làm trái và mức án 9 năm tù mà cấp sơ thẩm quy buộc.
“Vai trò bị cáo trong vụ án này rất hạn chế nhưng tòa sơ thẩm đánh giá bị cáo như là Tổng giám đốc Ban Quản lý dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2″, bị cáo Thực nói và cho biết PVN là tập đoàn đa ngành, tổng giám đốc không chỉ đạo trực tiếp dự án cụ thể nào mà giao quyền cho các phó tổng giám đốc giải quyết các dự án cụ thể.
Điều này được thể hiện rõ trong quy chế làm việc của PVN.
Bị cáo Thực cũng cho biết cùng với đơn kháng cáo đã gửi 24 chứng cứ, trong đó 8 chứng cứ có trong hồ sơ nhưng chưa được đánh giá đầy đủ, 11 chứng cứ mới, còn lại 5 chứng cứ chưa được cấp sơ thẩm đánh giá.
Theo trình bày của bị cáo, trong 4 văn bản liên quan đến tổng giám đốc mà tòa quy buộc bị cáo về tội cố ý làm trái, bị cáo đã không nhận được văn bản nào. Mặt khác, nhiều cuộc họp giải quyết công việc cũng như vướng mắc của Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 do ông Nguyễn Quốc Khánh hoặc ông Nguyễn Xuân Sơn chủ trì, tùy theo lĩnh vực…
Từ đó, bị cáo Thực đề nghị HĐXX xem xét các chứng cứ đưa ra cũng như áp dụng các tình tiết giảm nhẹ để miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo. Bị cáo còn nói đang nghiên cứu dở dang một công trình khoa học được đánh giá là cấp thiết, có thể áp dụng nhằm phát triển kinh tế và mong được miễn tội để tiếp tục hoàn thành công trình khoa học của mình.
Mặc dù khẳng định là bị oan, song bị cáo Thực cho biết sẽ chấp hành phán quyết cuối cùng của tòa và về phần dân sự sẽ bàn với gia đình bán nhà để khắc phục hậu quả.
Xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm: Hàng loạt cựu sếp PVC nhận tội
Ngày hôm nay (7.5), phiên tòa phúc thẩm xét xử theo đơn kháng cáo của Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam - PVN) và 13 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Tổng Công ty xây lắp dầu khí Việt Nam đã diễn ra. Tại tòa, hàng loạt cựu lãnh đạo PVC nhận tội.
Trong phần xét hỏi, là người đầu tiên trả lời hội đồng xét xử (HĐXX), bị cáo Vũ Đức Thuận (nguyên Phó tổng giám đốc PVC) xin giảm nhẹ hình phạt và hạ mức bồi thường dân sự.
Trong án sơ thẩm, Vũ Đức Thuận và Trịnh Xuân Thanh bị tuyên 2 tội "Cố ý làm trái" và "Tham ô tài sản". Trịnh Xuân Thanh lĩnh án chung thân, bị cáo Thuận lĩnh án 22 năm tù. Trước diễn biến này, cả hai đều đã có đơn kháng cáo.
Trịnh Xuân Thanh kêu oan toàn bộ kết luận của tòa sơ thẩm. Ông Thanh kiến nghị TAND Cấp cao xem xét lại tội danh, mức án và khoản bồi thường trách nhiệm dân sự. Tuy nhiên, vào sáng cùng ngày, chủ tọa phiên tòa cho biết, trước thời điểm diễn ra phiêm phúc thẩm, ngày 2.5, Trịnh Xuân Thanh đã xin rút toàn bộ bản kháng cáo kêu oan, vì vậy nên bị cáo này không có mặt vào ngày hôm nay. Điều đó đồng nghĩa với việc, bản án sơ thẩm đối với Trịnh Xuân Thanh đã có hiệu lực.
Bị cáo Vũ Đức thuận khẳng định án sơ thẩm đối với mình là không oan, mong HĐXX xem xét giảm nhẹ.
Đối với bị cáo Vũ Đức Thuận - nguyên Tổng giám đốc PVC, trong bản kháng cáo sơ thẩm, bị cáo cho rằng, mức án 22 năm tù cho cả 2 tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản" bị TAND TP Hà Nội áp dụng là quá nặng. Ngoài ra, bị cáo này còn một số tình tiết giảm nhẹ khác nhưng chưa được tòa xem xét.
Bị cáo Thuận nói: "Tôi không trực tiếp chỉ đạo việc lập hồ sơ khống để tham ô, sự thật này được phản ánh rõ trong hồ sơ vụ án. Tôi chỉ ký phiếu ý kiến của HĐQT mà phiếu ý kiến này không đủ điều kiện để ban hành nghị quyết của HĐQT. Trước khi bị khởi tố, tôi đã rất tích cực hợp tác, khai báo giúp cơ quan tố tụng điều tra tội phạm để sớm đưa vụ án ra xét xử".
Về trách nhiệm dân sự, bị cáo Thuận cho rằng việc áp dụng đối với bị cáo là không có căn cứ. Bởi bị cáo là người đại diện theo pháp luật của PVC, bị cáo đã nhân danh pháp nhân, hành động vì lợi ích của PVC và không vụ lợi nên PVC phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 93 - Bộ luật Dân sự 2005.
Tại phiên tòa hôm nay, ông Thuận xin cấp phúc thẩm giảm nhẹ hình phạt và hạ mức bồi thường dân sự cho 2 tội. "Bị cáo thấy tòa sơ thẩm tuyên án 22 năm tù và bồi thường 7,5 tỷ là quá nghiêm khắc" - bị cáo này nói.
Trong phần xét hỏi, nhiều cựu lãnh đạo PVC nhận tội, mong tòa giảm nhẹ hình phạt. (Ảnh: TTXVN)
Thuận khai, thời điểm xảy ra vụ án, bị cáo biết hợp đồng EPC số 33 không đủ căn cứ pháp lý và hồ sơ còn thiếu nhiều tài liệu, tuy nhiên, theo lời bị cáo này, lúc đó PVC đang gặp khó khăn về tài chính, phải vay ngân hàng khoảng 800 tỷ đồng, việc ký hợp đồng sẽ tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Cũng tại phiên tòa ngày 7.5, bị cáo Vũ Đức Thuận khẳng định án sơ thẩm kết luận ông ta phạm 2 tội là không oan, mong HĐXX xem xét.
Với bị cáo Nguyễn Ngọc Quý (nguyên Phó chủ tịch PVC), ông này khai trước tòa và khẳng định, ông ta ký hợp đồng 33 theo chỉ đạo của Trịnh Xuân Thanh và cho rằng bản thân được giao và ký thay mặt HĐQT.
Nguyên Phó chủ tịch PVC nói chỉ là người làm công hưởng lương, thực hiện công việc theo chỉ đạo, "bị cáo chỉ nghĩ ký hợp đồng là ký, không nghĩ hậu quả gì cả".
Đối với nguyên Kế toán trưởng PVN Ninh Văn Quỳnh, bị cáo này bày tỏ mong muốn tòa phúc thẩm xem xét giảm hình phạt và giảm bồi thường dân sự.
Tại tòa, bị cáo Quỳnh khai có nhận thức khiếm khuyết về hợp đồng 33, "bị cáo có tiền sử bệnh tiểu đường, sức khỏe yếu, xin nhận tội nhưng kính mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt".
Chiều 7.5, tòa tạm nghỉ, sáng ngày 8.5 sẽ tiếp tục làm việc. Dân Việt sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc diễn biến phiên tòa này.
Theo Danviet
Lý do Trịnh Xuân Thanh rút đơn kháng cáo kêu oan Tại phiên xử phúc thẩm ông Đinh La Thăng cùng 13 người có đơn kháng cáo trong vụ án Cố ý làm trái và Tham ô xảy ra tại dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 sáng nay (7.5), tòa thông báo, ông Trịnh Xuân Thanh đã rút đơn kháng cáo vào ngày 2.5. Cụ thể, ở phiên sơ thẩm, TAND...