Ông Đinh La Thăng: “Không phải cứ ký bổ nhiệm là có lợi ích nhóm!”
Tranh luận với ý kiến của đại diện Viện Kiểm sát (VKS) cho rằng có lợi ích nhóm từ việc ông Đinh La Thăng ký bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận, bị cáo Thăng đề nghị VKS, HĐXX xem xét lại vì “không phải cứ ký bổ nhiệm là có lợi ích nhóm”.
Cuối buổi xét xử sáng 16/1, bị cáo Đinh La Thăng được yêu cầu lên đối đáp.
“Không phải cứ ký bổ nhiệm là có lợi ích nhóm” – bị cáo Đinh La Thăng đối đáp.
Mở đầu, ông Thăng cho biết, trước đó, trong phần tự bào chữa, ông đã đề nghị nội dung nào không nằm trong quá trình điều tra, quá trình truy tố mà diễn ra tại phiên tòa thì không đưa vào bản luận tội.
“Tuy nhiên, VKS vẫn đưa vào bản luận tội và quy kết cho bị cáo. Đề nghị VKS và HĐXX xem xét lại.” – ông Thăng nói.
Trước đó, sáng ngày 15/1, đại diện VKS cho rằng, xét mối quan hệ cho thấy Vũ Đức Thuận và Trịnh Xuân Thanh đều do ông Đinh La Thăng quyết định trong việc đưa về bổ nhiệm, cất nhắc.
Trên cơ sở quan hệ đó, mặc dù biết rõ Tổng công ty xây lắp dầu khí ( PVC) khó khăn tài chính, không đủ năng lực nhưng để tạo điều kiện cho PVC, Đinh La Thăng vẫn chỉ định thầu, chỉ đạo các bị cáo và đối tượng liên quan ở PVPower ký hợp đồng EPC số 33 và tạm ứng tiền trái pháp luật để Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận sử dụng trái mục đích, gây thiệt hại cho Nhà nước. Qua đó thấy rõ mối quan hệ mang tính lợi ích nhóm trong vụ án. (Hợp đồng EPC số 33 được ký về việc: “Thiết kế, chế tạo kiểm tra và thử nghiệm, cung cấp, đóng gói, vận chuyển… lắp đặt, chạy thử, nghiệm thu, bàn giao và bảo hành công trình NMNĐ Thái Bình 2 gói thầu EPC xây dựng Nhà máy chính thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình NMNĐ Thái Bình 2).
Đối đáp lại ý kiến này của đại diện VKS, ông Đinh La Thăng cho rằng, không thể quy hết trách nhiệm cho người ký bổ nhiệm được.
Video đang HOT
“Tất cả những anh ngồi đây, từ anh Thực (bị cáo Phùng Đình Thực – PV) trở xuống đều do bị cáo ký bổ nhiệm. Không phải cứ ký bổ nhiệm là có lợi ích nhóm được. Đề nghị HĐXX xem xét lại.” – cựu Chủ tịch HĐTV Tập đoàn dầu khí Việt Nam ( PVN) trình bày và cho rằng, những ý kiến đó không thuần túy là một lời buộc tội.
“Đằng sau đó còn là trách nhiệm, là danh dự, là lương tâm của cả một tập đoàn; là lương tâm, trách nhiệm của rất nhiều người.” – ông Thăng nói.
Khẳng định bản thân là lãnh đạo cao nhất của PVN, đã nhận trách nhiệm là người đứng đầu suốt quá trình tố tụng, ông Đinh La Thăng cho biết mình “rất buồn khi trong vụ án này, VKS cho rằng cấp trên không nhận, đổ tội cho cấp dưới”.
“Bị cáo nhận trách nhiệm chưa hoàn thành trách nhiệm là Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV), nhận trách nhiệm cho tất cả các cán bộ dưới quyền, những người chỉ vì mục tiêu đẩy nhanh tiến độ dự án nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) Thái Bình 2, không có động cơ, mục đích cá nhân nào, không vụ lợi, chỉ vì chất lượng dự án. Bị cáo xin nhận hết trách nhiệm cho họ.
Suốt quá trình điều tra, cả quá trình làm việc với các luật sư, bị cáo đã đề nghị họ có bào chữa gì thì bào chữa, không được đổ lỗi cho Đảng, cho Nhà nước và cho các bị cáo khác.” – ông Đinh La Thăng thẳng thắn.
Tiếp phần tranh luận, ông Thăng nói nhiều về vấn đề chỉ định thầu. Theo cựu Chủ tịch HĐTV PVN, bị cáo không nói tại thời điểm chỉ định thầu chỉ có Lilama có đủ năng lực, kinh nghiệm. Thực tế, tại thời điểm đó, không có đơn vị nào có đủ kinh nghiệm, kể cả Lilama.
Ông Thăng trình bày, chủ trương chỉ định thầu đã có từ trước. Sau đó, khi được Thủ tướng đồng ý cho chỉ định thầu đối với các đơn vị thành viên, PVN đã thực hiện tùy theo năng lực, lĩnh vực từng đơn vị.
Về thẩm quyền chỉ định thầu đối với dự án NMNĐ Thái Bình 2, theo ông Thăng, sau khi chủ đầu tư được chuyển về PVN, lãnh đạo PVN đánh giá lại toàn bộ quy trình, thủ tục vẫn xác định PVC đủ năng lực thực hiện dự án này.
HĐXX nhắc nhở ông Thăng không trình bày lại vì vấn đề này đã được làm rõ trước đó. Ông Thăng xin nói lại một vài ý và khẳng định: “Chủ trương chỉ định thầu không phải do cao hứng hay nhất thời mà là chủ trương của Đảng, Chính phủ cho phép PVN chỉ định thầu các đơn vị thành viên.”.
Liên quan đến Hợp đồng EPC số 33, ông Thăng cho rằng, vấn đề này không thuộc thẩm quyền của HĐTV và Chủ tịch HĐTV.
Về việc tạm ứng tiền, theo ông Thăng, 3 lần ông nhận văn bản nhưng đều không đồng ý tạm ứng tiền. Lần thứ 4, ông có chỉ đạo rõ ràng là phải làm đúng theo quy định của pháp luật; PVC chỉ được sử dụng tiền tạm ứng cho dự án NMNĐ Thái Bình 2.
“Điều này không được VKS đưa vào, đề nghị HĐXX và VKS xem xét lại.” – ông Thăng trình bày.
Ông Thăng xin cho các bị cáo khác được tại ngoại
Đầu buổi làm việc buổi chiều, được tiếp tục trình bày, bị cáo Đinh La Thăng đề nghị HĐXX, các cơ quan tố tụng xem xét các bị cáo bị khởi tố về tội danh “ Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” trong vụ án này được thay đổi biện pháp ngăn chặn.
Theo ông Thăng, một số bị cáo đã được tại ngoại, số bị cáo còn lại không có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội nữa nên đề nghị HĐXX xem xét.
Bên cạnh đó, ông Đinh La Thăng cũng đề nghị đại diện VKS nói rõ về kết quả giám định. Ông Thăng cho rằng, trước đó, giám định viên Bộ Tài chính khi được luật sư hỏi đã xác nhận, nếu không có việc sử dụng tiền sai mục đích thì không có thiệt hại cho PVN.
Tiến Nguyên
Theo Dantri
Ông Đinh La Thăng xin được tại ngoại
Theo trình bày của cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), một số bị cáo bị truy tố về tội danh "Cố ý làm trái..." đã được tại ngoại. Các bị cáo còn lại, trong đó có bản thân ông Thăng, không còn gây nguy hiểm cho xã hội nữa nên đề nghị HĐXX xem xét cho được tại ngoại.
Ông Đinh La Thăng xin được tại ngoại
Đầu buổi làm việc chiều 16/1, được tiếp tục trình bày, bị cáo Đinh La Thăng đề nghị HĐXX, các cơ quan tố tụng xem xét cho các bị cáo bị khởi tố về tội danh "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" trong vụ án này được thay đổi biện pháp ngăn chặn.
Theo trình bày của cựu Chủ tịch HĐTV PVN, một số bị cáo bị truy tố về tội danh này đã được tại ngoại. Các bị cáo còn lại, trong đó có bản thân ông Thăng, không còn gây nguy hiểm cho xã hội nữa nên đề nghị HĐXX xem xét cho được tại ngoại.
Bên cạnh đó, ông Đinh La Thăng cũng đề nghị đại diện VKS nói rõ về kết quả giám định. Ông Thăng cho rằng, trước đó, giám định viên Bộ Tài chính khi được luật sư hỏi đã xác nhận, nếu không có việc sử dụng tiền sai mục đích thì không có thiệt hại cho PVN.
Trong phần tranh luận sáng cùng ngày 16/1, ông Thăng phản bác lại ý kiến đối đáp của đại diện Viện Kiểm sát cho rằng có lợi ích nhóm từ việc ông Đinh La Thăng ký bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận.
"Tất cả những anh ngồi đây, từ anh Thực (bị cáo Phùng Đình Thực - PV) trở xuống đều do bị cáo ký bổ nhiệm. Bản thân bị cáo cũng là người được bổ nhiệm. Không phải cứ ký bổ nhiệm là có lợi ích nhóm được. Đề nghị HĐXX xem xét lại." - ông Thăng trình bày.
Tiến Nguyên
Theo Dantri
Viện Kiểm sát: Ông Đinh La Thăng có vai trò chủ mưu, xuyên suốt Đối đáp lại ý kiến của các luật sư, đại diện Viện Kiểm sát (VKS) khẳng định, trong vụ án này, đóng vai trò chủ mưu xuyên suốt là bị cáo Đinh La Thăng, khởi nguồn từ chỉ định thầu. Vai trò của các bị cáo sau là biết nhưng vẫn thực hiện. Đó là hành vi cố ý làm trái. Ý kiến...