Ông Đinh La Thăng chuẩn bị hầu tòa lần 3 sau đề nghị kỷ luật Đảng
Ngày 25.4, nguồn tin của Dân Việt cho biết, ngày 7.5 tới đây, Tòa phúc thẩm TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ tiến hành phiên tòa xét xử phúc thẩm đối với ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm trong vụ án sai phạm khi triển khai dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.
Ông Đinh La Thăng tại phiên tòa (ảnh TTXVN).
Trước đó vụ án này đã được TAND TP. Hà Nội xét xử sơ thẩm vào tháng 1.2018, ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) bị tuyên phạt 13 năm tù, bồi thường 30 tỷ đồng, Trịnh Xuân Thanh bị tuyên phạt tù chung thân cho cả hai tội Tham ô tài sản và Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ông Thăng còn có 21 bị cáo khác.
Sau phiên tòa, ông Đinh La Thăng có đơn kháng cáo. Ông cho rằng bản án sơ thẩm chưa xem xét đầy đủ, toàn diện khách quan và giới hạn phạm vi trách nhiệm của bị cáo. Kết quả giám định thiệt hại của vụ án chưa đảm bảo căn cứ pháp lý, dẫn đến việc Hội đồng xét xử đánh giá về vai trò, trách nhiệm của bị cáo chưa phù hợp, chưa công bằng và quyết định mức hình phạt quá nghiêm khắc.
Video đang HOT
Ông Đinh La Thăng chỉ thừa nhận trong suốt quá trình điều tra và tại phiên tòa đã thành tâm nhìn nhận trách nhiệm của mình với tư cách là Chủ tịch HĐTV PVN nhưng cũng chưa được Hội đồng xét xử đánh giá và xem xét một cách thỏa đáng. Ông Đinh La Thăng đề nghị TAND Cấp cao tại Hà Nội xem xét lại tội danh, hình phạt cũng như mức độ liên đới bồi thường thiệt hại đối với bị cáo.
Còn Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC kháng cáo cho rằng, bản thân không tham gia vào các hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản như bản án sơ thẩm quy kết. Trịnh Xuân Thanh đề nghị tòa án cấp phúc thẩm xem xét cả 2 tội danh mà Tòa cấp sơ thẩm đã tuyên cũng như trách nhiệm dân sự.
Trường hợp Nguyễn Quốc Khánh – nguyên Phó tổng giám đốc PVN cho rằng hình phạt tòa sơ thẩm tuyên với ông quá cao (9 năm). Do vậy, Nguyễn Quốc Khánh đề nghị Tòa cấp phúc thẩm xem xét giảm nhẹ cả về trách nhiệm hình sự lẫn trách nhiệm dân sự nêu trong bản án sơ thẩm của TAND TP Hà Nội.
Là người có mức án nặng thứ hai sau Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận, nguyên Tổng giám đốc PVC cho rằng, mức án 22 năm tù cho cả 2 tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” bị TAND TP Hà Nội áp dụng là quá nặng. Ngoài ra, vị cựu Tổng giám đốc PVC này còn một số tình tiết giảm nhẹ khác nhưng chưa được tòa xem xét.
Những người trong vụ án kháng cáo thì hầu hết đều xin giảm nhẹ hình phạt và mức bồi thường so các quyết định mà Bản án hình sự sơ thẩm số 33/HSST ngày 22.1-2018 của TAND TP Hà Nội đã tuyên.
Trong thông báo kết luận kỳ họp thứ 24 (ngày 23.4), Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, đề nghị thi hành kỷ luật đồng chí Đinh La Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương (Bộ Chính trị đã đình chỉ sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấp ủy và đình chỉ chức vụ Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương).Căn cứ Quy định số 30-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng và Quy định số 102-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, căn cứ các bản án của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, UBKT Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật ở mức cao nhất đối với đồng chí Đinh La Thăng.Theo quy định, có 4 mức kỷ luật Đảng: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức và khai trừ.Vào tháng 1.2018, ông Đinh La Thăng và đồng phạm phải hầu tòa trong vụ án sai phạm ở dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2. Tại vụ án này ông Thăng bị tuyên phạt 13 năm tù, bồi thường 30 tỷ đồng.Vào tháng 3.2017, ông Đinh La Thăng lại hầu tòa lần hai trong vụ án sai phạm khi góp vốn và làm mất 800 tỷ đồng tại OceanBank. Trong vụ án này ông Thăng bị tuyên 18 năm tù, bồi thường 600 tỷ đồng. Sau đó ông Thăng đã kháng cáo cả hai bản án.
Theo Danviet
Những hình ảnh đầu tiên của phiên tòa thứ 2 xử ông Đinh La Thăng
Ống kính PV Dân Việt ghi nhận những hình ảnh đầu tiên trong phiên tòa diễn ra tại Hà Nội sáng nay (19.3) xét xử ông Đinh La Thăng và các đồng phạm.
Theo cáo trạng của Viện KSND Tối cao, sau khi PVN không được thành lập Ngân hàng TMCP Hồng Việt, bị cáo Đinh La Thăng khi đó với tư cách là Chủ tịch Hội đồng quản trị PVN đã chỉ đạo bị cáo Nguyễn Xuân Sơn làm việc với một số tổ chức tín dụng để thỏa thuận việc góp vốn, trong đó có Oceanbank.
Thực hiện chủ trương góp vốn vào tổ chức tín dụng, tháng 9.2008, Nguyễn Xuân Sơn và Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch HĐQT OceanBank) đã trao đổi, bàn bạc và thống nhất về việc PVN góp vốn để trở thành cổ đông chiến lược của OceanBank.
Thực hiện thỏa thuận, PVN đã nhiều lần góp vốn với tổng số tiền lên đến 800 tỷ đồng vào OceanBank. Tuy nhiên, toàn bộ số tiền 800 tỷ đồng này của PVN đã bị mất hoàn toàn khi OceanBank kinh doanh thua lỗ, mất vốn chủ sở hữu và Ngân hàng Nhà nước buộc phải mua lại với giá 0 đồng.
Hành vi của ông Đinh La Thăng và đồng phạm trong việc góp vốn trên được xác định là hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo Danviet
VKS đối đáp lời tự bào chữa của ông Đinh La Thăng ra sao? Sáng nay (15.1), phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm tiếp tục với phần tranh luận. Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) TP.Hà Nội giữ quyền công tố tại tòa đã đối đáp với phần bào chữa của các luật sư (LS) cho các bị cáo trong vụ án, cũng như đối đáp với phần các bị...