Ông Dinesh Gunawardena tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Sri Lanka
Ngày 22/7, ông Dinesh Gunawardena đã tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Sri Lanka.
Ông Dinesh Gunawardena. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ông Gunawardena, nghị sĩ đảng cầm quyền Podujana Peramuna (SLPP), đã tuyên thệ nhậm chức tại thủ đô Colombo trước sự chứng kiến của Tổng thống Ranil Wickremesinghe và các nghị sĩ khác.
Một quan chức cấp cao của Văn phòng Tổng thống cho biết các thành viên còn lại trong Nội các sẽ tuyên thệ nhậm chức cuối ngày 22/7. Tổng thống Ranil Wickremesinghe dự kiến bổ nhiệm Nội các mới với tối đa 30 bộ trưởng để đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng hiện nay.
Một ngày trước đó, ông Wickremesinghe đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống trước Quốc hội sau khi chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu bầu tổng thống. Ông Wickremesinghe từng 6 lần đảm nhiệm chức Thủ tướng Sri Lanka. Trước đó, ông trở thành quyền Tổng thống theo quy định của Hiến pháp Sri Lanka sau khi Tổng thống Gotabaya Rajapaksa rời khỏi đất nước và thông báo từ chức.
Sri Lanka có lãnh đạo mới trong bối cảnh nước này trải qua nhiều tháng thiếu lương thực, thuốc men và nhiên liệu, mất điện kéo dài cùng với lạm phát phi mã, sau khi cạn kiệt ngoại tệ khiến không nhập khẩu được các mặt hàng thiết yếu, dẫn tới một cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng có. Giá cả các mặt hàng thiết yếu nhất tại Sri Lanka đã tăng gấp 3 lần trong những tháng gần đây. Tình hình trên dẫn đến các cuộc biểu tình ở Sri Lanka kéo dài suốt nhiều tháng.
Theo Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), gần 5 triệu người Sri Lanka – tương đương 22% dân số nước này – cần được viện trợ lương thực. Số liệu chính thức cũng cho thấy trong 12 tháng tính đến tháng 6/2022, lạm phát lương thực ở Sri Lanka lên tới 80,1%.
Thủ tướng Sri Lanka: Nền kinh tế 'đã sụp đổ'
Trong tuyên bố gửi đến những nhà lập pháp hôm 22/6, Thủ tướng Sri Lanka cho biết nền kinh tế nước này đã "sụp đổ" sau nhiều tháng thiếu lương thực, nhiên liệu và điện.
Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe cho rằng quốc gia Nam Á sẽ phải một mình đối mặt với "một tình huống nghiêm trọng hơn nhiều" so với tình trạng thiếu hụt hiện tại. Ông cũng cảnh báo về "khả năng rơi xuống đáy vực" của nền kinh tế nước này, theo AP.
Video đang HOT
"Nền kinh tế của chúng ta đã hoàn toàn sụp đổ", ông nói.
Cuộc khủng hoảng trên quốc đảo 22 triệu dân này được xem là tồi tệ nhất trong những năm gần đây.
Trong tuyên bố của mình, ông Wickremesinghe không cho biết thêm bất kỳ diễn biến mới cụ thể nào. Dường như ông muốn nói với những người chỉ trích và các nhà lập pháp đối lập rằng ông đang kế thừa một nhiệm vụ khó khăn và không thể giải quyết nhanh chóng.
Khó khăn trăm bề
Anit Mukherjee, nghiên cứu sinh chính sách và nhà kinh tế học tại Trung tâm Phát triển Toàn cầu ở Washington, cho rằng: "Ông ấy (Thủ tướng Ranil Wickremesinghe) đang đặt ra những kỳ vọng cực kỳ thấp".
Người dân xếp hàng mua dầu hoả ở thủ đô Colombo. Ảnh: AP.
Tuyên bố của ông Wickremesinghe cũng nhằm gửi một thông điệp đến những quốc gia, tổ chức quốc tế rằng họ "không thể để một quốc gia có tầm quan trọng chiến lược như vậy sụp đổ", ông Mukherjee cho biết.
Ông cũng nhấn mạnh Sri Lanka nằm ở một trong những tuyến đường vận chuyển nhộn nhịp nhất thế giới.
Nền kinh tế Sri Lanka đang chịu áp lực của các khoản nợ chồng chất, chi phí hàng hóa tăng cao, doanh thu du lịch bị mất và các tác động khác của đại dịch. Tình trạng trên khiến quốc gia này hầu như không có tiền để nhập khẩu xăng, sữa, khí đốt và giấy vệ sinh.
Các nhà lập pháp từ hai đảng đối lập chính đang tẩy chay quốc hội trong tuần này nhằm phản đối ông Wickremesinghe vì đã không thực hiện cam kết xoay chuyển nền kinh tế.
Ông Wickremesinghe cho biết Sri Lanka không thể mua nhiên liệu nhập khẩu do tập đoàn xăng dầu của họ gặp nợ nần chồng chất.
Ông cho biết tập đoàn dầu khí Ceylon đang mắc nợ 700 triệu USD. "Kết quả là không có quốc gia hay tổ chức nào trên thế giới sẵn sàng cung cấp nhiên liệu cho chúng ta. Họ thậm chí còn không sẵn lòng cung cấp nhiên liệu để lấy tiền mặt ".
Cuộc khủng hoảng đã bắt đầu ảnh hưởng đến tầng lớp trung lưu của Sri Lanka, vốn được ước tính chiếm từ 15% đến 20% dân số thành thị của nước này. Tầng lớp trung lưu Sri Lanka bắt đầu mở rộng vào những năm 1970 sau khi nước này mở cửa nền kinh tế.
Tầng lớp trung lưu ở Sri Lanka thường là những người không phải suy nghĩ nhiều về giá nhiên liệu hoặc thực phẩm. Giờ đây, những người này đang phải xoay sở cho những bữa ăn hàng ngày.
Bhavani Fonseka, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Lựa chọn Chính sách ở Colombo, thủ đô Sri Lanka, cho biết: "Họ (tầng lớp trung lưu) thực sự đã gặp xáo trộn chưa từng có trong 3 thập niên qua".
"Nếu tầng lớp trung lưu đang gặp khó khăn như thế này, hãy tưởng tượng những người dễ bị tổn thương hơn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề như thế nào", bà Fonseka nói thêm.
Viên chức Sri Lanka đã được cho phép nghỉ vào thứ sáu hàng tuần trong 3 tháng để tiết kiệm nhiên liệu di chuyển và tăng gia sản xuất. Theo số liệu chính thức, tỷ lệ lạm phát đối với thực phẩm ở quốc đảo này lên đến 57%.
Lựa chọn duy nhất
Ông Wickremesinghe nhậm chức thủ tướng cách đây hơn một tháng trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế của Sri Lanka diễn ra trầm trọng. Hôm 22/6, ông đổ lỗi cho chính phủ tiền nhiệm đã không hành động kịp thời khi dự trữ ngoại hối của Sri Lanka giảm dần.
Cuộc khủng hoảng ngoại tệ đã làm nhập khẩu bị hạn chế, tạo ra tình trạng thiếu hụt hàng hoá nghiêm trọng. Người dân nước này trong nhiều tuần qua phải đứng xếp hàng dài để mua được nhu yếu phẩm.
Một người bán dừa đang đợi khách tại một khu chợ ở Colombo. Ảnh: AP.
"Nếu (chính phủ tiền nhiệm - PV) hành động từ đầu để làm chậm sự sụp đổ của nền kinh tế thì chúng ta đã không phải đối mặt với tình huống khó khăn như bây giờ. Nhưng chúng ta đã đánh mất cơ hội", Thủ tướng Ranil Wickremesinghe cho biết.
Cho đến nay, Sri Lanka vẫn được hỗ trợ chủ yếu từ 4 tỷ USD hạn mức tín dụng của nước láng giềng Ấn Độ. Tuy nhiên, ông Wickremesinghe cảnh báo rằng Ấn Độ sẽ không thể giữ Sri Lanka trụ vững lâu.
Colombo cũng đã nhận được cam kết khoản viện trợ từ 300 đến 600 triệu USD của Ngân hàng Thế giới để mua thuốc và các mặt hàng thiết yếu khác.
Sri Lanka thông báo rằng nước này sẽ đình chỉ trả khoản nợ 7 tỷ USD đến hạn trong năm nay trong lúc chờ kết quả của các cuộc đàm phán về gói cứu trợ với Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Trung bình, nước này phải trả 5 tỷ USD mỗi năm cho đến năm 2026.
Ông Wickremesinghe cho biết sự trợ giúp của IMF dường như là lựa chọn duy nhất của Sri Lanka trong thời điểm này. Các quan chức của tổ chức này đang đến thăm Sri Lanka để bàn bạc về gói cứu trợ.
Đại diện của các cố vấn tài chính và pháp lý cho chính phủ về tái cơ cấu nợ cũng đang đến nước này. Nhóm làm việc của Bộ Tài chính Mỹ cũng sẽ đến đây vào tuần tới, ông cho biết.
Vừa nhậm chức, tổng thống Sri Lanka đã đe dọa trấn áp biểu tình Căng thẳng tại Sri Lanka có thể bùng phát khi tân Tổng thống Ranil Wickremesinghe tuyên bố sẽ đàn áp các cuộc biểu tình khiến người tiền nhiệm Gotabaya Rajapaksa từ chức. "Nếu các bạn đang cố lật đổ chính phủ, chiếm lấy văn phòng tổng thống và văn phòng thủ tướng, đó không phải là dân chủ, đó là vi phạm pháp...