Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: ‘Những thị phi, càng nói càng thêm đau lòng’
Trong khi chờ HĐXX vào, ông Vũ dành khoảng 20 phút để trao đổi với báo chí. Ông cho biết ông không muốn xuất hiện nhưng ông buộc phải có mặt để lên tiếng. “Những thị phi, càng nói càng thêm đau lòng” – ông Vũ nói.
Chiều nay 25-2, phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn và tranh chấp tài sản chung vợ chồng giữa nguyên đơn là bà Lê Hoàng Diệp Thảo (46 tuổi) và bị đơn là ông Đặng Lê Nguyên Vũ (48 tuổi, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên) quay lại phần hỏi.
Chủ toạ và VKS hỏi các bên để làm rõ việc hai vợ chồng ông chủ cà phê Trung Nguyên đã từng phân chia tài sản riêng trong thời kỳ ly hôn hay chưa. Thời điểm bắt đầu cũng như kết thúc của việc cấp dưỡng, hai bên có nợ chung hay không.
Hai bên trả lời rằng họ chưa từng phân chia tài sản riêng, tất cả là tài sản chung. Bà Thảo đề nghị cấp dưỡng từ năm 2013 cho đến khi các con của ông bà học xong đại học. Ông Vũ thống nhất đề nghị này của bà Thảo.
Hai bên không tranh luận gì thêm.
Trong khi chờ HĐXX vào, ông Vũ dành khoảng 20 phút để trao đổi với báo chí. Ông cho biết ông không muốn xuất hiện nhưng ông buộc phải có mặt để lên tiếng. “Những thị phi, càng nói càng thêm đau lòng” – ông Vũ nói.
Trong khi đó, ở hàng ghế bên kia, bà Thảo ngồi với luật sư, bà thường từ chối các câu hỏi của phóng viên tại tòa.
Bà Thảo thường từ chối các câu hỏi của phóng viên tại tòa.
Video đang HOT
Ông Vũ: “Những thị phi, càng nói càng thêm đau lòng” .
Vợ chồng ông Vũ – bà Thảo là những doanh nhân nổi tiếng tạo thương hiệu cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan Trung Nguyên (G7). Trong đó, ông Vũ là người đã được tạp chí National Geographic Traveller và tạp chí Fobers Asia vinh danh là “ Vua cà phê Việt Nam”.
Hai ngày xét xử 20 và 21-2 vừa qua, ông Vũ và bà Thảo đã có nhiều tranh cãi, đấu khẩu về triết lý sống, những mâu thuẫn gia đình, cách chăm sóc con cái và đường hướng xây dựng Trung Nguyên phát triển.
Tại tòa, bà Thảo đề nghị được trực tiếp nuôi dưỡng bốn con chung. Về cấp dưỡng, bà cũng đề nghị ông Vũ cho cả bốn con, trong đó có người trên 18 tuổi. Ông Vũ đồng ý cấp dưỡng luôn cho người con này.
Về số tiền cấp dưỡng, bà Thảo đề nghị ông Vũ chi 20% cổ phần để hoán đổi tiền cấp dưỡng cho bốn con, để các con kế nghiệp sản nghiệp lâu dài của cha mẹ. Về việc này, ông Vũ trình bày ban đầu ông chỉ đồng ý cấp dưỡng 5% cổ tức/con nhưng bà Thảo cho rằng cổ tức liên quan đến lời lỗ của tập đoàn và việc điều chỉnh sổ sách kế toán nên ông Vũ đưa ra con số sẽ cấp dưỡng 10 tỉ đồng/năm/bốn con. Tại phiên tòa, ông Vũ giữ nguyên ý kiến này.
Khối tài sản tranh chấp gồm vàng, tiền mặt, ngoại tệ và vốn góp trong các công ty, ông Vũ đưa ra đề nghị tòa phân xử cho mình nhận 70%, còn 30% được chia cho bà Thảo. Về các bất động sản, ông Vũ đề nghị chia đôi.
Vợ chồng ông chủ cà phê Trung Nguyên xác định có tổng cộng 26 bất động sản. Tuy nhiên, cả hai thống nhất chỉ tranh chấp 13 bất động sản đã có đủ điều kiện pháp lý để tòa xử. Hiện ông Vũ đang nắm giữ sáu bất động sản trị giá khoảng 350 tỉ đồng; bà Thảo đang nắm giữ bảy bất động sản trị giá khoảng 375 tỉ đồng. Hai bên thống nhất chia đôi số bất động sản này.
Theo đó, bà Thảo sẽ nhận 7 nhà đất đang quản lý có giá trị hơn 375 tỷ đồng. Còn ông Vũ nhận 6 bất động sản do ông quản lý với tổng giá trị hơn 350 tỷ đồng. Số tiền chênh lệch 25 tỷ đồng, luật sư đề nghị bà thanh toán lại cho ông Vũ 12,5 tỷ. Như vậy, mỗi người sẽ nhận được 362,5 tỷ đồng. Ngoài ra, bà Thảo sẽ được sở hữu căn nhà trên đường Tú Xương (quận 3).
Đối với tiền, vàng, ngoại tệ trị giá 2.102 tỷ tại các ngân hàng, ban đầu ông Vũ yêu cầu tách toàn bộ tài sản ra giải quyết thành vụ án khác. Sau nhiều lần thay đổi, ông đề nghị chia tài sản này theo tỷ lệ 7:3. Ông Vũ hưởng 70% tương đương 1.472 tỷ đồng, bà Thảo hưởng hơn 880 tỷ. Phần này, bà Thảo không đồng ý đưa vào giải quyết trong cuộc ly hôn.
Với 7 công ty, bà Thảo đề nghị được chia cổ phần. Cụ thể, với Công ty CP Đầu tư Trung Nguyên, bà yêu cầu được hưởng 51% cổ phần; 15% cổ phần tại Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên và 7,5% cổ phần tại Công ty CP Hòa tan Trung Nguyên – G7. Về tỷ lệ này, ông Vũ không đồng ý. Ông đề nghị chia 7:3.
Ngoài ra, theo trình bày của ông Vũ tại tòa thì số tiền được xác định tại ngân hàng chỉ là bề nổi.
Theo LOAN -CHUNG -VƯƠNG ( Pháp luật TP.HCM)
Vợ chồng 'Vua cà phê' ly hôn: Tranh cãi về công sức đóng góp tại Trung Nguyên
Ngày 21.2, phiên tòa xét xử sơ thẩm tranh chấp ly hôngiữa nguyên đơn là bà Lê Hoàng Diệp Thảo (46 tuổi) và bị đơn là ông Đặng Lê Nguyên Vũ (48 tuổi, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên), bước sang ngày thứ 2.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ tại phiên tòa ngày 21.2 ẢNH: MÃ NHI - NGUYỄN ANH
Tại tòa, các bên tập trung chất vấn nhau để làm rõ hơn công sức đóng góp, tạo dựng tài sản của từng người trong quan hệ hôn nhân của vợ chồng; luật sư (LS) các bên cũng tranh luận, đưa ra các căn cứ pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ.
"Ông Vũ là linh hồn của Trung Nguyên"
Đưa ra căn cứ pháp lý trong việc ông Vũ có quyền được nhận tỷ lệ 70% trong khối tài sản chung hai vợ chồng, LS bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Vũ lập luận: khoản 2, điều 59 luật Hôn nhân gia đình (HNGĐ) quy định "tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung".
"Ông Đặng Lê Nguyên Vũ là người sáng lập ra Trung Nguyên, thông qua việc: chọn cà phê, chọn Buôn Ma Thuột và chọn tên Trung Nguyên. Ngoài ra, xuyên suốt từ năm 1996 đến nay, ông Vũ luôn là "linh hồn" của Trung Nguyên, là người điều hành trực tiếp Tập đoàn Trung Nguyên... Vì vậy, đề xuất của bị đơn được chia theo tỷ lệ 70% - 30% trong cổ phần, phần vốn góp là chấp nhận được", đại diện ủy quyền của ông Vũ trình bày.
Lý giải đề nghị được thanh toán phần tiền, tương ứng 30% cổ phần của bà Thảo, đại diện ủy quyền cho ông Vũ trình bày giữa nguyên đơn và bị đơn có sự mâu thuẫn từ năm 2015. Điển hình là Tập đoàn Trung Nguyên và bản thân ông Vũ phải trải qua 18 vụ kiện; ông Vũ bị bà Thảo đề nghị đi giám định tâm thần... Nếu tiếp tục những mâu thuẫn này thì khó cho sự phát triển của tập đoàn... Ông Vũ đề nghị thanh toán số tiền tương ứng 30% cổ phần, phần góp vốn của bà Thảo, nhằm tạo ra sự ổn định trong điều hành sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Trung Nguyên.
Của chồng, công vợ
Ngược lại, phía LS của bà Lê Hoàng Diệp Thảo khẳng định điều 59, luật HNGĐ quy định tài sản hình thành trong hôn nhân là sở hữu chung hợp nhất, chia đôi. Thông tư liên tịch 01/2016 hướng dẫn thi hành một số quy định của luật HNGĐ nêu người vợ ở nhà chăm sóc con, gia đình, không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương chồng, vì vậy nguyên tắc chia đôi trong tài sản chung hợp nhất vợ chồng phải được thực hiện.
Tại tòa, bà Thảo trình bày, dù ông Vũ cùng các LS của ông có đưa ra các lập luận gì cũng không thể phủ nhận được việc 20 năm nay, bà đã thay ông nuôi dạy 4 người con; cùng ông Vũ điều hành, phát triển Tập đoàn Trung Nguyên. Vì vậy, bà không đồng ý đề nghị của ông Vũ phân chia cổ phần, phần vốn góp theo tỷ lệ 70% - 30%.
Phía bà Thảo đề nghị phương án bà Thảo nắm 51% cổ phần tại Công ty CP đầu tư Trung Nguyên. Lý do, hiện hai vợ chồng bà Thảo đang giữ 90% cổ phần tại Công ty CP đầu tư Trung Nguyên. Nếu bà Thảo chiếm 51% cổ phần, thì ông Vũ chỉ nắm 39% cùng với 10% cổ phần người nhà ông Vũ. Với điều lệ hiện tại của công ty, ông Vũ không thể dùng ý chí của mình để áp đặt các vấn đề khác tại công ty. Đại diện cho bà Thảo cũng yêu cầu chia đôi cổ phần với ông Vũ tại một số công ty khác.
Về bất động sản, bà Thảo thống nhất phương án chia đôi nhưng đề nghị HĐXX tuyên bà cùng các con được sở hữu căn nhà 31 Tú Xương vì căn nhà này gắn liền với cuộc sống của mẹ con bà; bà Thảo chấp nhận phương án ông Vũ cấp dưỡng 10 tỉ đồng/năm/4 người con.
Dự kiến, chiều 25.2, phiên tòa tiếp tục với phần phát biểu quan điểm của đại diện Viện KSND TP.HCM.
Rút đơn xin ly hôn có "đảo ngược" tư cách tố tụng ?
Sáng qua (21.2), trong phần hỏi đáp, sau thời gian HĐXX thuyết phục, hòa giải mối quan hệ hôn nhân giữa các bên, bà Thảo cho biết sẽ rút đơn xin ly hôn. Tuy nhiên, ông Vũ không đồng ý và đề nghị HĐXX tiếp tục giải quyết các yêu cầu phản tố của mình.
HĐXX giải thích, nếu bà Thảo rút đơn xin ly hôn, ông Vũ giữ nguyên yêu cầu phản tố, thì tư cách tố tụng các bên sẽ bị thay đổi (ông Vũ sẽ là nguyên đơn và bà Thảo là bị đơn trong vụ việc tranh chấp). Ngay sau đó, bà Thảo quyết định chỉ rút đơn xin ly hôn, vẫn yêu cầu phân chia tài sản.
Về phát sinh "hiếm gặp" này, LS Lê Văn Hoan (Đoàn LS TP.HCM) cho biết điều 245, bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thay đổi địa vị tố tụng nếu trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, nhưng bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố, thì bị đơn mới trở thành nguyên đơn và nguyên đơn trở thành bị đơn. Tuy nhiên, trong vụ việc này, bà Thảo chỉ rút một phần yêu cầu khởi kiện, là đơn xin ly hôn, nên HĐXX chỉ đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu đương sự đã rút, đồng thời tư cách tố tụng các bên không bị thay đổi.
Cũng trong chiều qua, bà Thảo trình bày do ông Vũ không đồng ý hàn gắn hôn nhân nên bà không rút đơn xin ly hôn và giữ nguyên toàn bộ yêu cầu khởi kiện đối với ông Vũ.
Theo TNO
Bị bác kháng cáo, bà Diệp Thảo phải trả 12 con dấu cho Trung Nguyên Tòa phúc thẩm bác kháng cáo của bà Lê Hoàng Diệp Thảo, giữ nguyên quyết định chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Đặng Lê Nguyên Vũ, buộc bà Thảo trả lại 12 con dấu. Chiều 12/11, TAND Cấp cao tại TP.HCM mở phiên xử phúc thẩm vụ kiện dân sự giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần đầu tư Trung...