Ông Đặng Lê Nguyên Vũ hỏi “Tiền để làm gì?”, vậy nhiều tiền có làm bạn hạnh phúc?
Câu hỏi khi đặt ra khiến ai cũng băn khoăn, nêu ra quan điểm của mình “Liệu nhiều tiền có hạnh phúc?”
Tiền nhiều để làm gì? Liệu nhiều tiền có giúp bạn được hạnh phúc hơn hay không?
Những ngày gần đây, dư luận xôn xao bàn tán về vụ ly hôn ầm ĩ của ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo. Vốn được mệnh danh là “cặp đôi Trung Nguyên”, là mẫu hình lý tưởng của rất nhiều người, thế nhưng giờ đây họ lại chìm vào cuộc tranh cãi ồn ào, cảm giác như không bao giờ thấy hồi kết.
Trong phiên tòa ly hôn của ông Vũ và bà Thảo, rất nhiều tranh luận được đưa ra, ai cũng có lý, có tình, có cả những câu nói khiến người ta phải nghiền ngẫm, suy nghĩ và một trong số đó đang được bàn luận trên khắp MXH, chính là câu nói của ông Đặng Lê Nguyên Vũ: “Tiền để làm gì? Tiền nhiều để làm gì mà để ngày hôm nay ngồi như thế này?”
Mặc dù sau đó, hành động của ông có phần “ngược lối” với lời nói khi vẫn đòi phần hơn (70% – 30%), song người ta vẫn phát sốt vì câu nói đó. Từ người nổi tiếng đến người bình thường hay trên các diễn đàn mạng, mỗi người đều đưa ra quan điểm của mình cho câu hỏi của ông Đặng Lê Nguyên Vũ tại tòa. Vậy rốt cuộc, “Tiền nhiều để làm gì? Liệu nó có khiến cho bạn hạnh phúc hơn không?”
Ông Vũ và bà Thảo là những nhân vật được quan tâm nhất hiện tại.
Nếu như… nhiều tiền
Ai cũng phải vất vả kiếm tiền, có người lúc lớn mới bắt đầu đi làm nhưng cũng có những đứa trẻ không may mắn phải bươn trải từ sớm. Họ cần kiếm tiền, làm ra tiền để có được bữa cơm, manh áo ấm và quan trọng hơn cả là nuôi sống bản thân cùng gia đình.
Nhưng nếu như, bỗng một ngày đẹp trời, bằng một cách may mắn hay… thần kì nào đó, bạn nắm trong tay 1 triệu USD (khoảng 22 tỷ đồng) thì bạn sẽ làm gì? Dĩ nhiên là xây nhà, sắm sửa từ xe cộ, quần áo, đồ dùng… nói chung là tất thảy những gì bạn muốn mua. Cứ cho là bạn mua 1 căn nhà 5 tỷ, một con xế xịn 1.5 tỷ thì bạn còn lại 13.5 tỷ đồng.
Với 13.5 tỷ đồng đó, nếu bạn không đầu tư kinh doanh, không sử dụng vào những việc khác mà gửi ngân hàng, mỗi tháng đã có được 78 triệu tiền lãi. Một số tiền khá lớn để sống đủ đầy trong 1 tháng. Và khi đã đủ đầy, bạn nghĩ gì?
Có tiền trong tay, không lo lắng về chuyện cơm áo gạo tiền, bạn sẽ sống thoải mái hơn, đi làm không lo sếp quát nạt, la mắng bởi có tiền rồi, bị đuổi việc cũng vẫn dư dả sống qua ngày. Xã hội bức xúc chuyện này, chuyện kia, từ gửi cái xe máy 50 nghìn tới bát bún, bát phở ngày lễ Tết đội giá tới 100 nghìn, bạn cũng chẳng quan tâm vì… mình có tiền mà, hơn thua vài ba chục có là gì?
Video đang HOT
Bỗng dưng 1 ngày bạn có nhiều tiền, liệu suy nghĩ có đổi thay?
Nhưng nếu thực sự như vậy, bạn có hạnh phúc, có còn khát vọng làm điều này, thứ kia để vươn lên trong cuộc sống? Có những băn khoăn, trăn trở như mỗi người hay cuộc sống cứ thế đều đều diễn ra, khiến nó ngày càng nhàm chán, không có mục đích?
Dĩ nhiên nếu có tính toán khác để làm những đồng tiền đó sinh sôi, gây dựng nên sự nghiệp, mang tới cơ hội việc làm cho nhiều người thì đó lại là chuyện khác, nhưng chắc chắn, nó là điều tốt đẹp và bạn sẽ là người đầu tiên cảm thấy tự hào, vui sướng.
Nhiều tiền là để hạnh phúc!
Bỏ đi chữ nếu, khi bạn cố gắng làm việc bằng sức lực và trí tuệ của mình thì thành quả sẽ thấy ngay trước mắt, đó là tiền. Có tiền, bạn sẽ phụ giúp gia đình, mua sắm được những thứ mà mình hằng mong ước, hay đơn giản là có một cuốn sổ tiết kiệm trong ngân hàng.
Có tiền, bạn sẽ nâng cấp được đời sống của mình, xây căn nhà to đẹp hơn, mua chiếc xe sang xịn hơn hay đơn giản là mua được những món đồ mới. Khi đó, những món đồ cũ còn dùng được bạn sẽ để lại giúp đỡ cho nhiều người khác, những người cần chúng nhưng chưa có khả năng mua được.
Lúc này, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống thật ý nghĩa, thật thú vị và thực sự hạnh phúc vì làm được nhiều điều giúp ích cho mình và người khác. Không chỉ riêng bạn đâu mà những người xung quanh bạn như ông bà, cha mẹ, bạn bè thậm chí là con cái cũng thấy vui mừng, trân trọng những gì bạn làm. Khi sống trong môi trường ấy, những đứa trẻ bên bạn sẽ học theo đức tính tốt đẹp đó và nên người.
Hạnh phúc khi có tiền nhưng… gia đình vẫn là đáng trân trọng nhất
Phải, khi có tiền, bạn giúp ích cho mình và mọi người nhưng thứ quan trọng hơn hết vẫn là gia đình. Đó là nơi bạn sẽ về dù giàu hay nghèo, nơi có những người yêu thương bạn thật lòng. Đã có rất nhiều cặp vợ chồng giàu có khi kết hôn phải ký kết hợp đồng tiền hôn nhân để nhờ nó mà giữ vững được hạnh phúc cho gia đình mình.
Tiền có thể mua được nhiều thứ, song nó không thể khỏa lấp những rạn nứt trong tình cảm. Trường hợp của “cặp đôi Trung Nguyên” cũng vậy. Họ nhiều tiền thật, nhưng rốt cuộc lại ngồi trước tòa để ly hôn, tranh cãi cũng chỉ vì tiền. Người vì con, người vì sự nghiệp nhưng sau tất cả liệu gia đình họ có còn được như xưa? Câu trả lời là không thể, bởi những yêu thương, trân trọng khi xưa đã bay theo số tiền hàng nghìn tỷ đồng rồi.
Những yêu thương, trân trọng khi xưa nay đã không còn.
Tạm kết
Thực tế, tiền rất quan trọng. Thế nhưng, hạnh phúc của bạn và những người thân xung quanh càng quan trọng hơn, bởi mất đi yêu thương, tình cảm sẽ chẳng thể lấy lại được, dù cho bạn có bỏ ra rất nhiều tiền để mua lại nhưng cũng sẽ chẳng được như ban đầu. Còn bạn, bạn có suy nghĩ gì về câu nói của ông Đặng Lê Nguyên Vũ?
Theo yan.thethaovanhoa.vn
Chủ tọa khuyên bà Thảo lui về hậu trường "sống tốt như một bà hoàng", cớ sao không khuyên ông Vũ chia 50-50 cho vẹn nghĩa tình?
Vị chủ tọa phiên tòa liên tục cho rằng bà Thảo nên lui về hậu trường chăm lo cho gia đình và cho rằng làm vậy "chị chỉ có được và sống tốt như một bà hoàng".
Cuộc ly hôn giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo với ông Đặng Lê Nguyên Vũ không chỉ khiến báo chí mấy ngày qua sôi động mà còn chia mạng xã hội thành hai phe tranh cãi nảy lửa. Rất nhiều cú click chuột unfriend nhau đã diễn ra. Người bênh ông Vũ mà cho rằng bà Thảo tham lam, kẻ lại nhân danh nữ quyền mà lên tiếng bảo vệ bà Thảo và lên án ông Vũ là người cha tệ bạc.
Thậm chí, tôi biết trong nhiều gia đình, vợ chồng cũng chia thành hai phe mà tranh luận đến mức phải inbox cho tôi nhờ phân xử. Ai đúng? Ai sai? Tôi vẫn nói rằng trong hôn nhân, cứ hạnh phúc là ai cũng đúng, cứ đổ vỡ thì ai cũng sai. Hôn nhân của mỗi người đều có sinh mệnh riêng và do chính hai con người ấy quyết định sự sống chết chứ không phải mẹ chồng hay kẻ thứ 3 nào sất. Đừng đổ lỗi! Đừng nguỵ biện!
Nhưng theo dõi cuộc tranh luận tại tòa của hai nhân vật chính thì thứ tôi thấy buồn không chỉ là việc ông Vũ tố bà Thảo đẩy chồng đi giám định tâm thần, luôn cho rằng chồng mình thần kinh không bình thường, phá tan lý tưởng của Trung Nguyên do ông Vũ gầy dựng nên. Hay chuyện bà Thảo tố ông Vũ 6 năm không lo cho con, xa lạ với chính con mình.
Thứ tôi thấy buồn nhất lại là vị chủ tọa phiên tòa khi mà ông liên tục cho rằng bà Thảo nên lui về hậu trường chăm lo cho gia đình và cho rằng làm vậy "chị chỉ có được và sống tốt như một bà hoàng". Tôi buồn là bởi đến thế kỷ 21 rồi mà vẫn còn nhiều người tư duy như ở thế kỷ 18. Rằng phụ nữ thì nên làm một... bà hoàng nơi hậu cung.
Không chỉ riêng ông chủ tọa phiên tòa khi liên tục nhắn nhủ, khuyên giải bà Thảo lui về hậu trường (sao không khuyên ông Vũ nên chia 50-50 cho vẹn trọn nghĩa tình?) mà những ngày qua tôi thấy trên mạng xã hội tư tưởng này cũng tràn ngập. Rằng phụ nữ mà tham lam đòi hỏi là sai. Rằng Trung Nguyên nên để cho ông Vũ dẫn dắt thì mới mong có ngày rạng danh dân tộc được, chứ bà Thảo chả làm được gì đâu, phụ nữ mà. Rằng phụ nữ với nhau mà nói, bà Thảo nên cầm tiền về sống một cuộc đời giàu có đi, tranh giành làm gì với ông Vũ.
Dường như ai cũng cho rằng để gây dựng nghiệp lớn, phụ nữ không thể làm, không nên làm, không được làm. Trời ạ, đến thế kỷ 21 rồi mà vẫn còn cái tư tưởng "nhất nam viết hữu - thập nữ viết vô" ấy ư? Mà lại ngay trên tòa án.
Tôi không nói bà Thảo đúng hay sai trong cuộc chiến này. Tôi cũng không được chứng kiến sự phát triển của Trung Nguyên, bà Thảo đóng góp bao nhiêu công sức. Và kể cả việc tôi cũng từng lên tiếng phản ứng với việc bà Thảo lôi con cái ra để chiến đấu với ông Vũ thì điều đó không có nghĩa là việc bà Thảo lui về lo cho gia đình lại là một lựa chọn người ta mang ra để khuyên nhủ nhau như thế. Tuyệt đối là không!
Phụ nữ đâu nhất thiết cứ phải là lui về sau lưng đàn ông thì mới là phụ nữ? Phụ nữ đâu phải ai cũng muốn làm bà hoàng nơi hậu cung? Tại sao luôn nghĩ rằng phụ nữ thì chỉ hợp với xó bếp và con con cái cái?
Và ngay cả chính các chị em với nhau, làm ơn, thôi ngay suy nghĩ rằng phụ nữ thì chỉ hợp với chuyện sinh con đẻ cái, ở nhà lo nội trợ nấu nướng, chăm sóc chồng con. Là bởi vì các chị em có ý nghĩ đó nên cả đời phụ thuộc vào cái nhíu mày của đàn ông. Gặp quả chồng ngọt ngào khuyên nhủ: "Em chỉ việc xinh đẹp, nấu ăn ngon, chăm con khéo. Thế giới để anh lo" và bỏ hết mọi chân trời của mình để bay theo sắp đặt của chồng. Hạnh phúc lắm thì cũng chỉ dăm năm, đến lúc chồng thì lớn mãi vợ thì mãi bé, hai vợ chồng chẳng cùng tầm bay nữa, vợ thành bình hoa cảnh góc nhà. Đen đủi, hai vợ chồng ly hôn, bao nhiêu phụ nữ có thể bắt đầu lại từ 2 bàn tay trắng với lũ con nheo nhóc ở bên?
Trở lại chuyện vị chủ tọa phiên tòa thế kỷ 21 nhưng tư duy như đang sống ở thế kỷ 18, thứ ông nhìn thấy ở bà Lê Hoàng Diệp Thảo hẳn là hời hợt lắm. Hẳn là chỉ coi bà Thảo như một bà nội trợ. Và ông, với suy nghĩ "rất đàn ông thế kỷ 18" của mình, ông cho rằng bà Thảo cần cuộc sống như một bà hoàng ư? Nội chỉ cần tài sản hiện có của bà Thảo thôi tôi nghĩ bà cũng đã đủ sống như một bà hoàng rồi.
Là còn chưa kể, ông chủ tọa khuyên bà Thảo nên xin lỗi mẹ chồng. Dù bà Thảo khẳng định bà không có lỗi gì mà phải xin cả nhưng ông vẫn nói: "Cứ xin lỗi đi mất gì đâu". Không! Mất nhiều lắm thưa ông! Bao nhiêu cô con dâu đã phải xin lỗi mẹ chồng dù mình không có lỗi? Xin lỗi để giữ lại một cuộc hôn nhân của mình.
Trong khi, sinh mệnh của cuộc hôn nhân vốn nằm ở hai nhân vật chính chứ không phải nằm ở kẻ thứ 3 - mẹ chồng hay bất kỳ ai khác. Một lời xin lỗi đúng là chỉ một lời nói ra thôi, rất đãi bôi, rất hình thức, rất trơn miệng tưởng chẳng mất gì cả mà lại mất rất nhiều. Mất quyền tự chủ cho chính cuộc hôn nhân của mình. Cho phép người khác quyết định sinh mệnh cuộc hôn nhân của mình. Và trở thành kẻ thua cuộc toàn diện trong nỗ lực cứu vãn một cuộc hôn nhân.
Ai cần một lời xin lỗi "có mất gì đâu" như thế nếu không phải là những kẻ đang muốn chứng tỏ quyền lực của mình? Chỉ có những kẻ muốn tỏ ra bề trên mới cần đến thứ lời xin lỗi "có mất gì đâu" như vậy. Chứ nếu chúng ta trân trọng nhau, liệu chúng ta có muốn nhận một lời xin lỗi sáo rỗng, cho xong như thế?
Phiên tòa thì vẫn chưa kết thúc nhưng người chủ tọa đã muốn hạ màn bằng cách chụp màn như thế. Chỉ thương những phụ nữ khờ ngốc tin rằng mình chỉ cần một khoản tiền kếch xù, lui về hậu trường tận hưởng cuộc đời là xong. Mà quên mất rằng cùng 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ như nhau, sao lại để giới tính quyết định cuộc đời mình như thế?
(*Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả)
Theo helino
CĐM nói chuyện vợ chồng "vua cà phê" ly hôn: "Được mất gì đâu mà cứ vạch áo cho người xem lưng" "Cuộc ly hôn rềnh rang của nhà giàu" - người ta nhắc đến chuyện vợ chồng "vua cà phê" Trung Nguyên bằng cách gọi đó. Phiên xét xử ly hôn giữa ông Vũ và bà Thảo vốn là chuyện của hai người nhưng lại là bài học cho nhiều người. Thế nên, sự tan vỡ của cuộc hôn nhân nổi tiếng này đã...