Ông Clinton lần đầu lên tiếng sau điều trị nhiễm trùng máu
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã tiết lộ tình hình sức khỏe hiện tại của bản thân sau những ngày nhập viện điều trị nhiễm trùng máu.
Ông Clinton lần đầu lên tiếng sau điều trị nhiễm trùng máu
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton (Ảnh: Reuters).
Theo hãng tin The Hill , hôm 20/10, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã đăng tải một đoạn video trên tài khoản Twitter để cập nhật tình hình sức khỏe hiện tại của bản thân.
Mở đầu video, ông gửi lời cảm ơn đội ngũ y bác sĩ và những người đã gửi lời chúc đến ông trong thời gian ông điều trị nhiễm trùng máu tại Trung tâm y tế Irvine, Đại học California.
Ông nói: “Tôi thực sự vui mừng khi được trở về nhà. Tôi đang rất khỏe và tận hưởng thời tiết đẹp của mùa thu. Tôi đang trên đà phục hồi nhưng tôi muốn nhắc nhở mọi người ngoài kia rằng hãy dành thời gian để lắng nghe cơ thể, chăm sóc chính mình”.
Cựu Tổng thống Mỹ chia sẻ thêm: “Tất cả chúng ta đều phải làm việc và mỗi người lại có một tầm quan trọng khác nhau trong cuộc sống và trong tương lai. Với tôi, tôi sẽ nỗ lực hết sức để tiếp tục làm những gì tốt nhất tôi có thể trong một thời gian dài nữa”.
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton và phu nhân là cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton ra viện hôm 17/10 (Ảnh: Reuters).
Đây là những bình luận đầu tiên của ông Clinton kể từ khi nhập viện điều trị nhiễm trùng tiết niệu lan sang máu hôm 12/10. Ông Clinton, 75 tuổi, nhập viện tối 12/10 sau khi cảm thấy không được khỏe khi tham dự một sự kiện của quỹ từ thiện. Ông được chẩn đoán nhiễm trùng máu, không liên quan đến Covid-19. Kể từ khi nhập viện, ông Clinton nằm ở khu vực chăm sóc đặc biệt của bệnh viện, được truyền dịch cùng thuốc kháng sinh.
Ông xuất viện sau 6 ngày điều trị, đáp ứng tốt với thuốc và không phải dùng đến máy thở. Ông Alpesh N. Amin, Giám đốc điều hành Trung tâm y tế Irvine, người chịu trách nhiệm giám sát đội ngũ y tế điều trị cho ông Clinton, cho biết: “Tình trạng sốt và số lượng bạch cầu của ông ấy đã bình thường trở lại và ông ấy sẽ trở về nhà ở New York để kết thúc đợt điều trị bằng thuốc kháng sinh”.
Hiện tại, ông Clinton vẫn phải dùng kháng sinh và được dự đoán sẽ sớm phục hồi hoàn toàn.
Thời điểm ông Clinton nằm viện điều trị, không ít tin đồn đã xuất hiện. Một số cộng đồng mạng nói rằng, ông có thể đã bị đầu độc. Một số người tỏ ra hoài nghi liệu ông có thực sự bị nhiễm trùng máu hay không.
Ông Clinton giữ chức tổng thống Mỹ từ tháng 1/1993 đến tháng 1/2001. Sau khi rời nhiệm sở, ông vẫn tích cực hỗ trợ các cuộc vận động tranh cử của đảng Dân chủ. Từ lâu, ông Clinton đã gặp một số vấn đề về tim mạch. Năm 2004, ông từng phải mổ tim và đặt stent vào năm 2010. Kể từ đó, ông bắt đầu ăn chay để cải thiện sức khỏe.
Thế giới ghi nhận 241 triệu ca mắc, trên 4,9 triệu ca tử vong do COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 17/10 (giờ Việt Nam), trên thế giới có tổng cộng 241 triệu ca mắc COVID-19, trong đó trên 4,9 triệu ca tử vong. Số ca phục hồi là trên 218 triệu ca.
Nhân viên y tế phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại Viêng Chăn, Lào. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Đông Nam Á, tình hình dịch COVID-19 đang có chiều hướng lắng dịu ở Lào và Philippines. Ngày 17/10, Bộ Y tế Lào cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 296 ca mắc mới, trong đó có 283 ca cộng đồng tại 10 tỉnh/thành; còn lại là ca nhập cảnh được cách ly ngay. So với những ngày trước đó, số ca mắc mới tại Lào có xu hướng giảm. Tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào hiện là 32.029 ca, trong đó có 40 ca tử vong - tăng 2 ca trong 24 giờ qua.
Bộ Y tế Lào cho biết tuy số ca mắc mới có giảm nhưng vẫn ở mức cao nên hiện nước này đang cố gắng đảm bảo cung cấp đầy đủ dịch vụ chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19, đồng thời vận động các địa phương tổ chức đội y tế khẩn cấp để ứng phó với diễn biến dịch bệnh. Ngoài ra, nhiều tỉnh của Lào như Luang Prabang, Khammuan... đã ra lệnh kéo dài thời gian phong tỏa để ngăn chặn nguy cơ bùng phát trên diện rộng.
Còn tại Philippines, ngày 17/10 là ngày thứ 5 liên tiếp số ca mắc mới COVID-19 ở nước này ở dưới 8.000 ca. Theo Bộ Y tế nước này, với 6.913 ca mắc COVID-19 mới ghi nhận, hiện nước này có tổng cộng 2.720.368 ca mắc, trong đó 40.675 ca tử vong - tăng 95 ca trong 24 giờ qua. Số ca mắc mới tại Philippines đã giảm dưới 8.000 ca/ngày kể từ hôm 13/10 vừa qua, song giới chức vẫn khuyến cáo người dân không lơ là và tuân thủ các quy định phòng dịch để ngăn chặn một làn sóng lây nhiễm mới. Trước đó, Philippines ghi nhận số ca mắc mới theo ngày ở mức cao nhất từ trước đến nay vào ngày 11/9 với 26.303 ca.
Trong khi đó, tại Brunei, tình hình dịch vẫn diễn biến phức tạp. Ngày 17/10, Brunei có 504 ca mắc mới COVID-19, mức cao nhất từ trước đến nay, đưa tổng số ca mắc ở nước này lên 10.860 ca. Trước đó hai ngày, nước này cũng ghi nhận ca mắc mới cao nhất với 423 ca. Brunei từng giữ kỷ lục 457 ngày liên tiếp không có ca lây nhiễm trong cộng đồng cho đến khi phát hiện 7 ca vào ngày 7/8 vừa qua. Ở thời điểm đó, tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này là 340 ca. Tính đến nay, tại Brunei ghi nhận 74 ca tử vong vì COVID-19 và 8.045 trường hợp được điều trị khỏi.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Moskva, Nga. Ảnh: TASS/TTXVN
Tại châu Âu, dịch COVID-19 tiếp tục nóng lên ở Nga. Với số ca mắc mới cao kỷ lục 34.303 ca trong 24 giờ qua, tổng số ca mắc ở nước này hiện đã lên tới 7.992.687 ca. Số ca tử vong vì COVID-19 cũng tăng 997 ca - gần chạm mốc cao kỷ lục 1.002 ca ghi nhận trước đó một ngày, lên tổng số 223.312 ca. Trong khi đó, số ca phục hồi tăng 18.717 ca lên 7.000.624 ca. Hiện hơn 47,2 triệu người Nga đã tiêm vaccine phòng COVID-19 đầy đủ.
Hé lộ tình trạng sức khỏe của ông Bill Clinton Một người phát ngôn cho biết, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton sẽ tiếp tục nằm viện đến hết ngày 17/10 điều trị nhiễm trùng máu. Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton (Ảnh: AFP). "Sức khỏe của cựu Tổng thống Clinton tiếp tục có tiến triển trong vòng 24 giờ qua. Ông ấy vẫn phải nằm viện qua đêm tại Trung tâm y...