Ông chủ WikiLeaks bị tố cấu kết với hacker Anonymous
Nhà sáng lập WikiLeaks, Julian Assange, bị cáo buộc thông đồng với Anonymous và LulzSec, hai nhóm hacker từng tấn công mạng khắp thế giới.
Theo Bloomberg, Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc Assange bí mật gửi cho lãnh đạo của nhóm LulzSec danh sách một loạt mục tiêu tấn công vào năm 2012. Trong tài liệu, nhà sáng lập WikiLeaks nhấn mạnh, nếu tấn công các mục tiêu này, hàng loạt cơ quan quan trọng của Mỹ, như cơ quan Tình báo Trung ương (CIA), cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) cũng như New York Times sẽ bị ảnh hưởng.
Julian Assange tại Tòa án sơ thẩm Westminster ở London (Anh) ngày 13/1/2020.
Cũng theo cáo buộc, một số hacker của Anonymous và LulzSec sau đó đã thực hiện việc đánh cắp email của một công ty tư vấn tình báo Mỹ. Assange tiếp tục yêu cầu họ tấn công công ty này một lần nữa.
Video đang HOT
Bản cáo trạng được công bố hôm 24/6, không bổ sung tội danh mới cho Assange. Trước đó, ông này bị truy tố với hàng loạt tội danh gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.
Assange, 47 tuổi, công dân Australia, là sáng lập WikiLeaks – một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế chuyên công bố các thông tin mật vào năm 2006. WikiLeaks năm 2010 gây chấn động toàn cầu khi công bố hàng nghìn tài liệu mật từ Lầu Năm Góc cùng hàng trăm nghìn tài liệu “nhạy cảm” về các chính phủ và chính trị gia nước ngoài.
Nhóm hacker đáng sợ nhất thế giới đang trở lại từ bóng tối
Sau nhiều năm im lặng, nhóm hacker Anonymous vừa có những động thái đầu tiên, họ hứa hẹn sẽ phơi bày "nhiều tội ác" của cảnh sát Mỹ ra ánh sáng.
Theo BBC, biểu tình bạo lực diễn ra khắp nơi liên quan tới vụ hạ sát công dân da màu George Floyd đã đánh thức nhóm hacker nguy hiểm nhất thế giới Anonymous.
Sau nhiều năm im lặng, nhóm hacker Anonymous vừa có những động thái đầu tiên, họ hứa hẹn sẽ phơi bày "nhiều tội ác" của cảnh sát Mỹ với toàn thế giới.
Nhóm hacker đánh sập một trang web thuộc Liên Hợp Quốc và thay bằng hình ảnh tưởng niệm George Floyd.
Đầu tiên, trang web của sở cảnh sát thành phố Minneapolis đã tạm thời bị ngoại tuyến cuối tuần qua trong một cuộc tấn công mạng theo cách Từ chối dịch vụ (DDoS). Một bộ phận cơ sở dữ liệu, email và mật khẩu bị hack được xác nhận đã chuyển về nhóm hacker Anonymous.
Tuy nhiên, các chuyên gia an ninh cho biết các thông tin bị mất có khả năng là từ các dữ liệu đã cũ, máy chủ của lực lượng cảnh sát hiện vẫn an toàn.
Ngoài ra, trang web của một cơ quan trực thuộc Liên Hợp Quốc vừa bị hack, thay đổi hình nền thành ảnh tưởng niệm George Floyd, cùng logo mặt nạ Guy Fawkes của nhóm hacker.
Với khẩu hiệu "Chúng tôi là quân đoàn", nhóm hacker này luôn nhấn mạnh về số lượng các cá nhân đang hoạt động ẩn danh của mạng lưới. Định danh là những nhà hoạt động xã hội, họ nhắm vào các cá nhân hoặc tổ chức bị cáo buộc lạm dụng quyền lực.
Trong quá khứ, nhóm tin tặc nhiều lần lên tiếng chống lại hành vi phân biệt chủng tộc.
Vào năm 2014, vụ nổ súng hạ sát thanh niên 18 tuổi Michael Brown ở Ferguson, Missouri, đã khiến biểu tình nổ ra khắp nước Mỹ. Các thành viên của Anonymous lúc bấy giờ đã đe dọa sẽ nhắm vào thành phố nếu người biểu tình bị tổn hại.
Không được lắng nghe, họ vô hiệu hóa trang web của lực lượng cảnh sát thành phố, tấn công hệ thống liên lạc của toà thị chính và phơi bày thông tin liên quan tới cảnh sát trưởng.
Năm 2015, Anonymous "tuyên chiến" với Ku Klux Klan (KKK) bằng cách tiết lộ thông tin cá nhân của hàng loạt thành viên KKK. Họ tấn công trang web của chiến dịch Black Lives Matter vì cáo buộc "phân biệt chủng tộc chống người da trắng".
Bên cạnh những cuộc tấn công vì hành vi phân biệt chủng tộc, nhóm hacker này đã nhiều lần tham gia vào các phong trào cách mạng nhân danh công lý trên toàn cầu.
Ví dụ như cuộc tấn công Giáo hội Khoa học năm 2008, ủng hộ phong trào kháng chiến Mùa Xuân Arab, tấn công Sony Entertainment và phong trào phản kháng "Chiếm Phố Wall" năm 2011.
Cẩn thận khi dùng Google Chrome, ngay lúc này bạn có thể là nạn nhân của chương trình gián điệp quốc tế Trình duyệt Google Chrome gặp phốt bị hacker đưa phân mềm gián điệp vào tiện ích mở rộng. Các chuyên gia tại Awake Security thông báo đã phát hiện nhiều phần mềm gián điệp thông qua 32 triệu lượt tải xuống các tiện ích mở rộng (extensions) cho trình duyệt Google Chrome. Đây thực sự là điều đáng lo ngại khi hiện này...