Ông chú kỳ quặc trở thành hiện tượng Internet ở Trung Quốc: 2 triệu follower nhờ toàn sáng chế dị đến phát hờn
Case smartphone hình dao phay là một trong những phát minh “để đời” của Cảnh, đưa danh tiếng của anh lên tới ngày hôm nay.
Cư dân mạng Trung Quốc gọi anh là “ Edison vô dụng”, vì những món đồ anh làm ra đều mang dáng vẻ và công dụng chẳng ai tưởng tượng ra nổi. Dù vậy, ông chú họ Cảnh này cũng chẳng để tâm lắm, trái lại, anh còn cảm thấy thích được gọi như vậy hơn.
Cảnh hiện nay cũng đã 30 tuổi, từng có thời gian kiếm sống bằng nghề thợ hàn nhưng chẳng hiểu sao lại bỏ việc vào năm ngoái và đi theo đam mê kỳ dị này. “Mọi người cứ nói phát minh của tôi là vô dụng, nhưng điều đó còn phụ thuộc vào việc một người định nghĩa “hữu ích” là gì. Với tôi, đó hoặc là mang giá trị sử dụng thực tế, hoặc là mang tính giải trí cho người dùng,” Cảnh chia sẻ. “Tôi rất hứng thú với chúng, vì thế nó đâu có vô dụng.”
Cảnh – nhà phát minh tự thân 30 tuổi.
Từ lâu, Trung Quốc cũng nổi tiếng là nơi xuất hiện nhiều bác nông dân chân chất có “tay nghề cao”, chế ra được cả tàu ngầm, máy bay nhỏ hay robot tự phục vụ. Nhưng trong số đó, Cảnh là một gương mặt điển hình và hot nhất vì anh biết tận dụng Internet để trở thành một ngôi sao mạng xã hội mới, nổi lên dựa vào sự độc dị của mình.
Hình ảnh của anh xuất hiện cạnh sạp hàng phát minh của mình đã trở nên quen thuộc với ven làng ngoại ô Bắc Kinh. Lược chải tóc làm từ máy cắt thịt, dao bổ dưa hấu to như cái vợt tennis… âu cũng chỉ là vài món đồ tầm thường trong bộ sưu tập của anh. Dị hơn nữa có thể kể tới đôi dép làm từ hạt kim loại gắn liền với nhau, hay chiếc bát chống động đất mà đến giờ nhiều người vẫn chưa hiểu nó dùng để giúp ích gì cho chủ nhân.
Phát minh nhiều thứ là vậy nhưng Cảnh không hề dùng chúng để bán trực tiếp lấy tiền kinh doanh. Anh chỉ coi đó như một công cụ, với mục đích chính là thu hút lượng khán giả trên các kênh mạng xã hội và kiếm tiền trên Internet. Rõ ràng, Cảnh là một trường hợp đặc biệt không phải bác nông dân nào cũng bắt chước được ngày nay.
Cách anh tận dụng để làm video cũng rất độc và dị y như cách anh kiếm tiền: Quay cảnh chế tạo và sử dụng phát minh với những filter làm đẹp hài hước. Chỉ bấy nhiêu đó thôi, thi thoảng là cảnh chải đầu bằng chiếc lược xẻ thịt, khi thì lái chiếc xe máy có sẵn… toilet ở bên ghế ngồi phía dưới đã đủ để hơn 2 triệu người theo dõi anh trên kênh video Kwai của Trung Quốc rồi. Thu nhập chính của anh đến từ những tiền “bo” thông qua hình thức tương tác của Kwai, với tần suất khoảng 2-3 video/tuần.
Mỗi lần livestream, Cảnh có thể kiếm được trung bình 150 USD, thừa để nuôi cả gia đình gồm vợ cùng 2 con, và cả em trai là người quay video hộ nữa. Được biết, thần tượng của anh là nhà khoa học Nikola Tesla, cũng là một tên tuổi có tính cách và lối sống dị được nhiều người biết đến trong quá khứ.
Video đang HOT
Hiện tượng mạng phát minh độc và dị của Trung Quốc
“Cư dân Trung Quốc thích xem những thứ đồ phát minh hay ho và họ cũng thích được tự tay làm ra chúng, nhưng hầu hết đều không có đủ thời gian. Tôi thì có, vì thế họ rất hứng thú khi xem tôi làm những việc mà họ không thể làm với bản thân,” Cảnh cho biết. Đây được coi như điều tương tự với những video mukbang livestream ăn uống ở Hàn Quốc. Trong một lần may mắn nhất, Cảnh đã được một fan ủng hộ tận 720 USD chỉ trong khi xem một video – đó là khoản tiền mà anh sẽ phải mất rất lâu mới kiếm được nếu như chỉ bán hàng.
Phát minh đưa anh đến đỉnh cao hâm mộ của ngày hôm nay là case smartphone có hình bọc cán dao. Nó có thể được làm tùy theo kích cỡ smartphone mà anh muốn, với hình ảnh trông như một con dao phay tổ chảng giấu bên trong, nhưng thực ra lại là smartphone. Mới chỉ có khoảng 10 chiếc được bán ra, nhưng video về nó thì lại là bàn đạp mạnh mẽ nhất để thúc đẩy danh tiếng của Cảnh.
Cận cảnh phát minh case smartphone dao phay.
Theo Tri Thuc Tre
Thợ hàn "số 1" Trung Quốc tâm sự về phát minh nhảm nhí
Người hâm mộ gọi Geng Shuai là "Edison vô dụng" nhưng anh không phiền lòng, thậm chí còn thích danh hiệu này.
Geng Shuai trong nhà xưởng ở ngoại ô Bắc Kinh hôm 4.11. Ảnh: Washington Post.
"Người ta bảo phát minh của tôi vô dụng, nhưng tôi nghĩ chúng cũng có mặt hữu dụng, đó là tính thực dụng và giải trí", Geng Shuai, 30 tuổi, người đã từ bỏ công việc thợ hàn năm ngoái để tập trung toàn thời gian cho những phát minh nhảm nhí, nói. "Tôi thích công việc này, vì thế nó hữu dụng với tôi".
Theo Washington Post, Geng là một trong những nhà phát minh nổi tiếng nhất Trung Quốc hiện nay trên mạng xã hội, trong số hàng loạt nhà phát minh nông dân và các tín đồ của phong trào DIY (Tự tay làm lấy - thuật ngữ dùng để mô tả xây dựng, sửa đổi, hoặc sửa chữa một cái gì đó mà không có sự trợ giúp của chuyên gia).
Geng khoe các phát minh trong nhà xưởng ở một ngôi làng nhỏ bé tại thành phố Bảo Định, ngoại ô Bắc Kinh hôm 4/11, như biến dao thái thịt thành lược chải đầu hay máy chuyên để cắt lát dưa hấu. Phát minh khiến Geng cảm thấy tự hào nhất là "túi búa", có hình dáng giống như chiếc búa của nhân vật Thor trong phim Hollywood, nhưng đầu búa có thể mở ra để đựng đồ.
Theo Geng, nó là cái dụng cụ hoàn hảo để đựng điện thoại, chìa khóa và ví tiền cũng như chống lại kẻ cướp. "Cái túi rất thời trang", Geng nói nghiêm túc. "Nếu có kẻ muốn giật túi, bạn chỉ việc ném thẳng búa vào người hắn".
Tuy nhiên, Geng, người lớn lên bằng cách mày mò chế tạo đủ thứ trong xưởng sản xuất máy bơm của gia đình, là một trong những doanh nhân đặc biệt ở Trung Quốc. Anh không kiếm tiền nhờ bán phát minh, mà chuyên sản xuất và đăng video vui nhộn lên mạng xã hội để nhận tiền tài trợ (donate) từ người xem và tiền quảng cáo.
Sử dụng phần mềm làm đẹp của Trung Quốc khiến ai cũng như ngôi sao bước ra từ tranh vẽ, Geng khoe các phát minh nhảm nhí với người xem và cho họ thấy cách chế tạo hoặc sử dụng chúng.
Với đôi mắt lúc nào cũng như đang hờn giận, Geng chải mái tóc rối bù bằng con dao cắt thịt, hay khoe chiếc xe máy có yên lật lên là nhà vệ sinh, xả nước bằng tay ga. Geng có hơn hai triệu người hâm mộ trên Kuaishou, trang chia sẻ video trực tuyến ở Trung Quốc và người xem tặng tiền cho các video của Geng.
Anh cố gắng mỗi tuần đăng 2-3 video về một phát minh mới của mình. Mỗi lần phát sóng trực tiếp, Geng kiếm được 150 USD, con số lớn so với thu nhập trung bình ở quê, nơi 5 người có thể ăn một bữa thịnh soạn chỉ với 25 USD. Geng kiếm đủ tiền nuôi vợ và hai con cùng anh trai, người quay phim cho Geng.
"Đa số mọi người nghĩ rằng tôi làm nghề giải trí, nhưng bản thân tôi nghĩ rằng mình là một nhà phát minh", Geng nói, nhắc tới nhà phát minh lập dị người Mỹ Nikola Tesla.
Bao điện thoại dao phay, một trong những phát minh bán chạy nhất của Geng. Ảnh: Washington Post.
Geng cho rằng mình nổi tiếng như vậy là do tốc độ công nghiệp hóa nhanh chóng của Trung Quốc, với hàng triệu người từ nông thôn di cư lên thành phố, chui rúc trong những ngôi nhà chung cư chật hẹp, làm việc từ sáng tới đêm.
Trăn cắn "của quý" không chịu buông, người đàn ông phải khâu 15 mũi
"Người Trung Quốc thích phát minh sáng tạo, nhưng sau khi kinh tế phát triển, đa số mọi người không có thời gian để phát minh, vì thế tôi mới nổi tiếng. Họ thích xem tôi sáng tạo vì họ không có cách tự mình làm lấy", Geng lý giải.
Nó cũng tương tự hiện tượng các video "ăn uống trực tuyến" bắt nguồn từ Hàn Quốc và đang rất phổ biến ở Trung Quốc. Các ngôi sao mạng ngồi ăn trước camera, khán giả có thể quan sát, trò chuyện, cùng ăn với họ để không cảm thấy cô đơn. Một người hâm mộ từng tặng Geng 720 USD khi xem các video trực tuyến của anh. Đây là con số lớn bởi nếu chỉ bán các món đồ đã phát minh, Geng không thể kiếm được nhiều tiền như thế.
Sản phẩm mà Geng bán được nhiều nhất là bao điện thoại dao phay. Anh đã bán được 10 chiếc theo đơn đặt hàng tùy vào từng loại điện thoại của khách. "Mọi người có thể không muốn mua những sáng chế của tôi, nhưng họ thích xem video, vì thế họ tặng tiền ủng hộ tôi", Geng nói.
Người nhà của Geng không mấy ủng hộ đam mê này của anh. Ji Xiangying, vợ Geng, ban đầu phản đối kịch liệt khi chồng bỏ công việc có thu nhập ổn định và theo đuổi cuộc sống bấp bênh của một ngôi sao mạng Internet.
"Sau này, tôi dần chấp nhận khi thấy nhiều người thích các phát minh của anh ấy", Li vừa bế con vừa nói.
Khi Geng kể với bà nội rằng anh có hơn "một triệu người hâm mộ trực tuyến", bà đã hỏi tại sao anh lại ăn được nhiều như thế bởi trong tiếng Trung Quốc, cụm từ này phát âm gần giống "một triệu bát mỳ gạo".
Geng kiếm tiền nhờ chia sẻ video trên Kuaishou. Ảnh: Washington Post.
Người hâm mộ đang khuyến khích Geng đi xa hơn với các phát minh của mình, một số người thậm chí đe dọa không hâm mộ anh nữa nếu phát minh thứ gì đó mang tính thực tiễn.
"Tôi nhận ra những phát minh nhỏ bây giờ không còn làm các bạn thỏa mãn nữa, vì vậy tôi đã dành nhiều tiền để mua cái xe máy này", Geng giới thiệu trong một video gần đây. "Lần này, tôi sẽ làm thứ gì đó thực sự hữu dụng".
Tiếp theo, Geng giới thiệu một xe cút kít kết hợp xe máy. Anh chạy quanh nhà kho với cái xe, hầu như không thể kiểm soát được nó. Đối với Geng, bán hay không bán được sản phẩm không còn quan trọng. Nổi tiếng trên mạng đang là động lực thúc đẩy anh mang lại tiếng cười cho không chỉ gia đình và bạn bè, mà còn cho hơn hai triệu người hâm mộ.
Theo Hồng Hạnh (VnExpress)
10 sự thật kỳ quặc về những thiên tài nổi tiếng mà không phải ai cũng biết Những thiên tài dưới đây không chỉ nổi tiếng về những phát minh của họ. Mà còn bởi những điều kỳ quặc lập dị không giống ai. Salvador Dali Salvador Dali là một nghệ sĩ kỳ quặc nhất mọi thời đại. Điều đó thể hiện ở một trong những khía cạnh sau: Dali thích động vật, và thú cưng của ông ta là...