Ông chủ Facebook bị ‘ném đá’ sau khi gặp Chủ tịch Tập Cận Bình
Mark Zuckerberg cho rằng mình đã có cuộc gặp “lịch sử” với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhưng chính niềm vui này lại khiến nhiều người không hài lòng, tờ South China Morning Post cho hay.
Ông chủ Facebook, Mark Zuckerberg tươi cười với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được ông Lu Wei, “sát thủ của Facebook” hộ tống – Ảnh: Reuters
Mark Zuckerberg, người sáng lập mạng xã hội nổi tiếng thế giới Facebook, cùng với nhiều lãnh đạo công ty công nghệ thông tin Mỹ ngày 24.9 đã có buổi gặp gỡ với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhân chuyến thăm thành phố Seattle của ông Tập.
Cuộc gặp diễn ra chớp nhoáng tại tổng hành dinh của Microsoftt ở Redmond gần Seattle, chỉ trong 1 giờ đồng hồ. Trong đó, nhà lãnh đạo Trung Quốc dùng khoảng 6 phút để đề cập đến chính sách của Bắc Kinh trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Nhân cuộc gặp này, ông chủ Facebook giáp mặt với ông Tập Cận Bình và bắt tay nhà lãnh đạo Trung Quốc. Tuy nhiên, không rõ trong cuộc giáp mặt kéo dài chỉ vài giây này, Zuckerberg đã nói gì với ông Tập. Tuy nhiên, trên trang cá nhân của mình trên Facebook, ông chủ của mạng xã hội đang khuynh đảo cả thế giới này khoe rất hào hứng và gọi cuộc giáp mặt chớp nhoáng đó là “dấu mốc lịch sử cá nhân mình”.
“Đây là lần đầu tiên tôi nói chuyện với một nhà lãnh đạo thế giới hoàn toàn bằng ngoại ngữ”, Zuckerberg viết trên trang cá nhân, hàm ý đã nói chuyện với ông Tập bằng tiếng Hoa. Có vợ là người Trung Quốc, Zuckerberg sử dụng khá tốt tiếng Hoa.
Video đang HOT
Trong một bức ảnh chụp hai nhà lãnh đạo có tầm ảnh hưởng thế giới, một già và một trẻ được đưa lên mạng cho thấy Zuckerberg trong trang phục trang trọng có thắt cà vạt, điều hiếm thấy ở nhà tỉ phú trẻ này, đang tươi cười với Chủ tịch Trung Quốc.
“Tôi nghĩ đó là dấu mốc lịch sử có ý nghĩa đối với cá nhân tôi”, nhà lãnh đạo trẻ viết tiếp trên trang Facebook của mình. Đi cùng với ông Tập là ông Lu Wei, người được gọi là sát thủ của internet và mạng xã hội. Chính ông Lu đã ra lệnh cấm Facebook ở Trung Quốc.
Cũng tại sự kiện này, Chủ tịch Tập Cận Bình đã gặp gỡ với người sáng lập tập đoàn Microsoft, ông Bill Gates… – Ảnh: Reuters
… và cả CEO hiện tại của tập đoàn Apple, ông Tim Cook – Ảnh: Reuters
Nhiều người rất ngạc nhiên, không ít người tức giận và thất vọng khi thấy những dòng chia sẻ của ông chủ Facebook trên trang cá nhân. Họ trông đợi Zuckerberg nhiều hơn thế, chẳng hạn như chất vấn nhà lãnh đạo Trung Quốc tại sao chặn Facebook thay vì tươi cười với họ trong một dịp rất hiếm hoi này.
“Ông ấy đã cấm Facebook của anh ở Trung Quốc… Tại sao anh lại đi gặp ông ấy”, một người chỉ trích Zuckerberg, theo tờ South China Morning Post.
Đây không phải là lần đầu tiên Zuckerberg thể hiện tình cảm của mình đối với ông Tập Cận Bình. Hồi tháng 12.2014, Zuckerberg từng tiếp đón “sát thủ” Lu tại trụ sở chính của Facebook. Hình ảnh báo chí ghi lại chuyến viếng thăm đó cho thấy Zuckerberg sưu tập nhiều hình ảnh về chính phủ Trung Quốc và có cả bộ sưu tập bài phát biểu của ông Tập. Chúng được đặt trên bàn làm việc của Zuckerberg.
“Zuckerberg hoặc là không biết gì về chính trị hoặc không biết xấu hổ”, Hu Joa, một nhân vật bất đồng chính kiến, chỉ trích. Hu gọi ông Lu là kẻ thù của internet và nói rằng: “Zuckerberg là một thiên tài về internet phải hiểu sức mạnh của công nghệ có thể làm thay đổi xã hội”.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Chủ tịch Trung Quốc được đãi món Nhật với rượu xoàng
Trong thực đơn mà chính quyền Seattle chiêu đãi Chủ tịch Tập Cận Bình trong đêm đầu tiên ông đến Mỹ đầy rẫy những nguyên liệu Nhật, nước có quan hệ đầy sóng gió với Trung Quốc. Còn rượu vang thì chỉ ở hạng "tầm tầm".
Toàn cảnh buổi tiệc chiêu đãi ông Tập Cận Bình tại Seattle - Ảnh: AFP
Bữa tiệc chiêu đãi ông Tập Cận Bình tại thành phố Seattle - chặng dừng chân đầu tiên của ông trên đất Mỹ - chẳng phải là quốc yến và không có mặt Tổng thống Mỹ Barack Omaba. Nhưng rõ ràng đó là một buổi chiêu đãi ngoại giao, đồng nghĩa mọi chi tiết nhỏ nhặt nhất cũng được tính toán kỹ lưỡng nhất.
Ấy vậy mà người ta phải nhướng mắt nhìn nhau khi thấy trong thực đơn có wasabi, loại gia vị độc chiêu của ẩm thực Nhật Bản, không thể nhầm lẫn với bất kỳ nguyên liệu của quốc gia nào khác. Ai cũng biết mối quan hệ đầy sóng gió giữa Trung Quốc và Nhật Bản với các mắc mứu khó gỡ của lịch sử. Thế nên người Mỹ chẳng có lý do gì, nếu thực sự muốn làm vui lòng khách mời, lại đưa nguyên liệu độc chiêu của người Nhật vào thực đơn trong buổi tiếp đãi đầu tiên dành cho nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Thêm vài nguyên liệu khác, nổi tiếng trong ẩm thực Nhật Bản nhưng cũng phổ biến ở những nước khác, được ghi theo tên cách gọi của người Nhật trong tờ thực đơn. Chẳng hạn củ cải trắng, thay vì được ghi bằng tên chung thông dụng "white radish" thì được ghi theo cách gọi của người Nhật là "daikon". Đối với loại đậu nành trong trái dài, hạt to, thực đơn lập tức "phang" ngay là edamame - cách gọi của người Nhật cho món đậu nành Nhật Bản luộc. Trong khi đó, người ta có thể thay bằng một cách viết "trung lập" hơn như "green soy bean" đối với loại đậu phổ biến ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... này.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (bìa phải) trong một buổi làm việc tại Seattle - Ảnh: Reuters
Bây giờ thì thử "soi" rượu vang, thức uống không bao giờ thiếu trong các buổi chiêu đãi ngoại giao. Với vang đỏ, người Seattle đãi Chủ tịch Tập loại cabernet sauvignon năm 2013 của hãng Chateau Ste. Michelle. Vang trắng thì có loại chardonnay cũng của hãng này. Với mức giá 15 USD và 11,95 USD/chai thì hẳn đã biết đó không phải là loại rượu tinh túy "xứng tầm" để đem mời nhà lãnh đạo của một đất nước là thị trường rộng lớn nhất đối với Mỹ.
Trang web tin tức Quartz "chọt" rằng hay ban tổ chức rất ý thức về chiến dịch chống chi tiêu lãng phí trong chính phủ mà ông Tập đang phát động ở Trung Quốc, và không muốn làm ông phải khó xử khi mời loại rượu hảo hạng đắt tiền?
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Ông Tập pha trò ở Mỹ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trêu đùa khi nói về chiến dịch trấn áp tham nhũng của Bắc Kinh và nhận được sự tán thưởng của đám đông tại Seattle, Mỹ. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Seattle ngày 22/9. Ảnh: Reuters Khẳng định chiến dịch "đả hổ diệt ruồi" kéo dài ba năm nay là nhắm vào việc...