Ông chủ được Nam Phương hoàng hậu ban thưởng vì may áo dài đẹp là ai?
Đó là lần đầu tiên và duy nhất trong cuộc đời, ông Nhiên được nhìn thấy vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương ở khoảng cách vài mét. Nhưng đến giờ, mỗi khi nhắc lại, cuộc gặp gỡ vẫn khiến ông bồi hồi.
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km, làng Trạch Xá (xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng với nghề may áo dài truyền thống.
Áo dài ở đây được khâu hoàn toàn bằng tay nhưng mũi khâu điệu nghệ đến mức người ta không thể phát hiện ra đường chỉ khâu ở viền áo.
Có thể vì lẽ đó, trải qua hàng trăm năm, nhiều làng nghề đã bị mai một nhưng phần đông người dân Trạch Xá hiện nay vẫn sống bằng nghề và nhiều người giàu có nhờ nghề may áo dài.
May áo dài cho vua Bảo Đại
Trong số những người thuộc thế hệ già nhất làng nhưng vẫn đắm đuối với nghề may áo dài, chúng tôi được gặp cụ Nguyễn Văn Nhiên (SN 1933).
Cụ Nguyễn Văn Nhiên – người có tuổi nghề cao nhất nhì làng Trạch Xá hiện nay.
Ở tuổi 86, lại vừa trải qua cơn bạo bệnh, sức khỏe cụ đã giảm đi nhiều. Tuy nhiên, khi có người hỏi về nghề, cụ bỗng trở nên hào hứng.
‘Tôi được bố dạy may áo dài từ khi chưa tròn 10 tuổi’, cụ Nhiên bắt đầu câu chuyện bằng giọng chậm rãi.
Video đang HOT
Khi đó, nghề may áo dài ở Trạch Xá đã rất phát triển. Đàn ông trong làng thường ăn Tết xong là khăn gói quả mướp đi khắp các tỉnh thành để hành nghề.
‘Bố tôi cũng không ngoại lệ. Nhưng vì đã được nhận việc ở cửa hàng số 16 phố Cầu Gỗ (Hà Nội) nên ăn Tết xong là cụ lên đó. Khi thấy con trai đã học được cách may đo cơ bản, cụ đưa con đến cửa hàng để tiếp tục học và phụ việc.
Thời điểm đó, cửa hàng số 16 Cầu Gỗ được xem là lớn nhất miền Bắc. Chủ nhân của cửa hàng là cụ Lê Văn Muối – người giàu nhất nhì làng Trạch Xá (sau này là bố vợ của tôi). Trong cửa hàng có khoảng 60 thợ may làm việc ngày đêm’, ông Nhiên nhớ và kể lại bằng giọng mạch lạc.
Một lần, đang hăng say làm việc thì cả đội thợ sửng sốt khi có người đến báo tin vua và hoàng hậu sẽ đến để may đo áo dài.
‘Ngay lập tức, toàn bộ phố Cầu Gỗ bị cấm đi lại. Quan lính đứng dọc hai bên đường bảo vệ’, ông Nhiên nói.
Bước vào cửa hàng là vua Bảo Đại, hoàng hậu Nam Phương và một người phụ nữ nữa.
‘Lần đầu tiên trong đời nhìn thấy vua, cả cửa hàng ai cũng sợ. Nhiều người còn cúi đầu không dám nhìn nhưng tôi còn nhỏ nên vẫn len lén nhìn. Trong quá trình may áo dài cho nhà vua, tôi cũng được phụ vài việc nho nhỏ’, ông Nhiên nói.
Người thợ ở tuổi 86 cho biết, lúc đến cửa hàng, nhà vua đặt may 3 bộ áo dài. Trong đó, một bộ dành cho vua, một bộ dành cho hoàng hậu Nam Phương và một bộ cho người chị em của hoàng hậu.
Công việc may đo được thực hiện ngay khi nhà vua rời đi nên chỉ 2 ngày sau là hoàn tất. Chủ cửa hàng được vua và hoàng hậu ban thưởng tiền vì bộ áo dài ưng ý. Vì thế, tiếng tăm của cửa hàng càng ngày càng truyền xa hơn.
Gần 80 năm mê mải với nghề
Cụ Nhiên khoe chiếc áo dài do chính tay mình khâu.
Sau 3 năm học nghề, cụ Nhiên chính thức trở thành thợ may đo áo dài. Công việc mang lại cho cụ nguồn sống nhưng đó cũng là niềm đam mê nên đến tận bây giờ cụ vẫn luôn đau đáu.
‘3 năm nay, vì sức khỏe yếu nên tôi không thể may đo áo dài thường xuyên được nữa. Tuy nhiên, thỉnh thoảng nhớ nghề hoặc có ai đó yêu cầu, tôi vẫn làm. Cùng với đó, nếu được yêu cầu dạy nghề, tôi cũng không từ chối vì tôi muốn được truyền lại nghề cho nhiều người hơn’, ông Nhiên bộc bạch.
Theo lời ông, hàng trăm năm trước, áo dài Trạch Xá được khâu hoàn toàn bằng tay. Nhưng ngày nay, nhiều người đã chuyển sang may bằng máy để hiệu suất công việc cao hơn.
‘Một thợ lành nghề có thể cắt may được 5, 6 cái áo dài trong một ngày. Trong khi khâu bằng tay, họ chỉ làm xong một cái áo’, ông Nhiên cho biết. Tuy vậy, ông Nhiên phải thừa nhận, những chiếc áo dài được may bằng máy sẽ không tinh tế bằng những chiếc áo được thợ lành nghề khâu bằng tay.
Chiếc máy may từng được cụ Nhiên sử dụng để tăng hiệu suất công việc. Tuy nhiên, cụ thừa nhận, chiếc áo dài được khâu bằng tay sẽ tinh tế hơn.
Chia sẻ với PV, ông Nguyễn Văn Miến, trưởng thôn Trạch Xá cũng khẳng định, sau hàng trăm năm tồn tại, ngày nay, nghề may áo dài vẫn đang là ngành nghề phát triển ở địa phương. 80% các hộ gia đình có người làm nghề may. Thu nhập bình quân của thợ may áo dài vào khoảng 10 triệu đồng/tháng.
Ông Miến cũng cho biết, hiện tại trong làng, ông Nhiên là thợ may giỏi và có tuổi nghề cao nhất nhì.
‘Gia đình ông Nhiên – cụ thể là bố vợ ông Nhiên cũng chính là người đã may áo dài cho vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương năm xưa’, vị trưởng thôn nói.
Minh Anh – Diệu Bình
Theo Vietnamnet
Apple sẽ sớm bắt đầu bán iPhone cao cấp 'Made in India'
Apple đã cố gắng đẩy mạnh việc sản xuất iPhone giá rẻ tại Ấn Độ trong nhiều năm qua nhưng luôn gặp phải một vài trở ngại.
Đây là bước tiến mới của công ty này khi những chiếc iPhone cao cấp được cho là có thể sẽ được tung ra tại thị trường này.
Vào năm 2016, nhà Táo đã phối hợp cùng đối tác Wistron để tiến hành sản iPhone SE tại Ấn Độ. Sau đó, công ty đã mở rộng các cơ sở để lắp ráp iPhone 6S và iPhone 7 tại đây vào năm ngoái. Tuy nhiên, theo một báo cáo mới của Reuters cho thấy iPhone Xr và Xs được sản xuất tại Ấn Độ có thể xuất hiện trên thị trường ngay trong tháng 8 tới. Cuối cùng thì gã khổng lồ công nghệ Táo khuyết cũng đã chịu hợp tác cùng Foxconn ở Ấn Độ với cơ sở được đặt tại bang Tamil Nadu.
Việc tìm nguồn cung ứng iPhone tại địa phương sẽ giúp Apple được miễn thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm của mình, đồng thời cũng đáp ứng các quy định để mở cửa hàng bán lẻ đầu tiên tại quốc gia này. Bởi chính phủ Ấn Độ hiện đang đánh thuế nhập khẩu 20% đối với các thiết bị iPhone và điều này khiến Apple khá tốn kém khi đầu tư kinh doanh tại quốc gia này.
Ấn Độ là thị trường smartphone lớn, tuy nhiên Apple chưa thực sự có vị trí cao tại quốc gia này. Thuế nhập khẩu khiến giá iPhone quá cao so với thu nhập bình quân của người dân, vì vậy người tiêu dùng Ấn Độ có xu hướng chọn các sản phẩm từ Trung Quốc như OnePlus, Samsung và thậm chí cả Huawei với mức giá hấp dẫn và phù hợp với túi tiền hơn. Sản xuất các thiết bị ở Ấn Độ giúp Apple giảm bớt gánh nặng phải trả thuế nhập khẩu, có cơ hội cạnh tranh với các đối thủ đến từ Trung Quốc, đồng thời cho phép công ty bán máy với giá rẻ hơn để chiếm thị phần tốt hơn.
Hy vọng giá của iPhone XR và XS sẽ giảm nhẹ sau khi khâu sản xuất đã đáp ứng nhu cầu người dùng. Hiện tại, mọi thương hiệu điện thoại thông minh lớn đều có các cơ sở sản xuất tại Ấn Độ để tránh thuế nhập khẩu. Samsung đã giữ thành công giá của các điện thoại hàng đầu tại Ấn Độ ngang bằng với giá quốc tế nhờ tuân thủ theo đúng chính sách này.
Hiện chính phủ Ấn Độ đang có kế hoạch biến đất nước này thành một trung tâm sản xuất điện thoại thông minh. Với cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc, Ấn Độ rất có thể sẽ tận dụng cơ hội này để biến tham vọng của mình thành hiện thực, vươn lên trở thành trung tâm sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai trên thế giới.
Theo bnews
Top 6 về lợi nhuận ngành, thu nhập bình quân nhân viên Agribank gần 29 triệu/tháng Năm 2018, Agribank đứng trong nhóm 6 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất hệ thống với hơn 7.300 tỷ lợi nhuận trước thuế. Đây cũng là năm thứ 3 liên tiếp ngân hàng này có tốc độ tăng trưởng nhanh về lợi nhuận. Thu nhập bình quân cán bộ nhân viên Agribank xấp xỉ 29 triệu đồng/tháng/người. Ngân hàng Nông nghiệp và...