Ông chủ cửa hàng tranh đá quý đi nhặt ve chai, mặc người đời chê gàn dở
Đạp xe qua 5 xã ven biển mỗi ngày để có kinh phí giúp người nghèo, chủ cửa hàng kinh doanh tranh đá quý từng bị người đời khinh thường, chê là làm việc gàn dở.
Sẻ chia
Chiều muộn nắng nhạt, anh Nguyễn Văn Nam (SN 1989, xã đảo Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) dắt chiếc xe đạp cũ ra khỏi cửa hàng kinh doanh tranh đá quý. Anh chuẩn bị hành trình đạp xe qua 5 xã ven biển để nhặt ve chai.
Trước đó, tại xã đảo Ngư Lộc, Nam từng được biết đến như anh chủ cửa hàng tranh thích làm từ thiện. Nam đẩy mạnh các hoạt động thiện nguyện của mình vào thời điểm đại dịch dần được kiểm soát.
Thời gian ấy, Nam nhận thấy sự sống con người thật mong manh. Cảm nhận ấy thôi thúc anh phải làm điều gì đó để cống hiến cho cộng đồng, xã hội khi còn đủ sức.
Anh Nam chuẩn bị xe đạp, chở thùng xốp đi nhặt ve chai
Sau nhiều đắn đo, anh quyết định tìm cách giúp đỡ, chia sẻ với những mảnh đời khó khăn trong khả năng của mình. Nam bắt đầu trích một phần lợi nhuận từ việc kinh doanh để hỗ trợ những gia đình khó khăn, người gặp tai nạn, khuyết tật tại địa phương.
Để hoạt động thiện nguyện của mình đi đúng hướng, Nam liên hệ, thông qua chính quyền địa phương. Anh cũng tìm hiểu kỹ cá nhân, gia đình khó khăn rồi mới đến tặng quà hoặc hỗ trợ bằng tiền mặt. Vào ngày lễ, Tết, Nam tổ chức các hoạt động vui chơi, phát tặng bánh kẹo, quần áo cho trẻ em nghèo.
Đến nay, rất nhiều gia đình, hoàn cảnh khó khăn đã nhận được sự hỗ trợ kịp thời, đầy ý nghĩa từ các hoạt động thiện nguyện của Nam. Một trong những trường hợp như vậy là hoàn cảnh của em Đặng Văn Cường (thôn Thành Lập, xã Ngư Lộc).
Anh thường rong ruổi để nhặt ve chai, thu gom phế liệu trên các tuyến đường thuộc 5 xã ven biển của huyện Hậu Lộc
Cường sinh ra trong gia đình khó khăn khi có cha bị tai biến không thể lao động. Em có 2 chị gái. Người chị đầu đã lập gia đình, có cuộc sống khó khăn, không thể đỡ đần cha mẹ. Chị thứ hai cũng mang bệnh, phải trông chờ vào sự chăm sóc của người khác.
Thu nhập chính của gia đình Cường phụ thuộc vào tiền công ít ỏi từ công việc đánh cói, bóc vỏ tôm của mẹ. Dẫu khó khăn trăm bề, mẹ Cường vẫn cố gắng đắp đổi, cho cậu con trai út đi học.
Biết hoàn cảnh khó khăn của gia đình cậu học trò hiếu học, Nam đã có những hỗ trợ kịp thời. Anh cũng vận động mạnh thường quân tặng dụng cụ học tập cho Cường yên tâm đến lớp.
Nam chia sẻ: “Sức tôi có hạn. Thế nên tôi chỉ giúp đỡ được những hoàn cảnh khó khăn hơn mình một phần rất nhỏ. Tôi xem những hỗ trợ của mình như một cách động viên, sẻ chia những buồn khổ, khó khăn của họ.
Tôi mong muốn những hỗ trợ nhỏ bé của mình có thể giúp họ thấy rằng, dù mình khó khăn, bất hạnh nhưng không bị xã hội, cộng đồng bỏ rơi. Từ đó họ sẽ vơi bớt nỗi buồn, tự tin vươn lên trong cuộc sống”.
Video đang HOT
Số tiền có được từ việc bán ve chai, phế liệu, anh đều đem giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn
“Làm việc gàn dở”
Trong quá trình đến giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, Nam nhận thấy trên đường có nhiều túi nilon, chai nhựa, phế liệu… Chủ cửa hàng tranh đá quý nghĩ đến việc sẽ đi nhặt ve chai làm sạch đường phố, bảo vệ môi trường và có thêm kinh phí để hoạt động từ thiện.
Ngay sau đó, bất chấp mọi sự cười chê, Nam chuẩn bị một chiếc xe đạp cũ. Phía sau xe, anh trang bị thêm thùng xốp có dán mảnh giấy ghi dòng chữ: “Xin tặng cho mình lon, chai vỏ nhựa để tặng những hoàn cảnh khó khăn. Mình xin chân thành cám ơn ạ”.
Mỗi ngày, bất chấp nắng mưa, Nam lại đạp xe dọc các tuyến đường thuộc 5 xã ven biển của huyện Hậu Lộc gồm: Hòa Lộc, Minh Lộc, Hưng Lộc, Hải Lộc, Ngư Lộc để nhặt ve chai. Sau khi di chuyển một vòng qua 5 xã, Nam trở về với chiếc xe đạp chất đầy ve chai, phế liệu phía yên sau.
Anh cẩn thận cất số ve chai, phế liệu vừa nhặt được vào một góc, chờ đến cuối tháng sẽ bán để lấy kinh phí tổ chức các hoạt động hỗ trợ người khó khăn. Nam tâm sự: “Những ngày đầu đi nhặt ve chai, tôi bị nhiều người chê cười. Họ nói tôi gàn dở. Có người còn nhìn tôi với ánh mắt khinh thường.
Hiện nay, hoạt động nhặt ve chai để giúp đỡ người nghèo của anh được nhiều người ủng hộ, đồng hành
Ban đầu, những ánh mắt khinh thường, lời chê cười ấy cũng khiến tôi ngại ngùng. Nhưng rồi tôi nghĩ mình làm việc tốt, không vi phạm pháp luật nên không buồn nữa. Từ đó, tôi đi nhặt ve chai, phế liệu bất kể sáng chiều. Chỉ khi có việc bận hoặc ốm đau không thể ra đường, tôi mới ngừng đi”.
Sau này, khi biết mục đích đằng sau việc ông chủ cửa hàng tranh đá quý đi nhặt ve chai, người dân tin tưởng và ủng hộ anh hết mực. Không chỉ ít xả rác ra đường, nhiều người còn “để dành” ve chai, phế liệu gửi tặng Nam, đồng hành cùng anh trong các hoạt động thiện nguyện.
Hiện, ngoài việc rong ruổi ngoài đường để nhặt vỏ chai, lọ nhựa…, Nam còn đến nhận ve chai, phế liệu từ những người dân địa phương. Bằng cách này, anh có thêm kinh phí để tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ em, tặng quà, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh.
Anh chia sẻ: “Trước đây, tôi đi nhặt ve chai mỗi ngày chỉ thu về 10.000 – 40.000 đồng, thậm chí có hôm không thu được đồng nào. Sau này, khi người dân biết, tin vào mục đích nhặt ve chai của tôi, họ rất ủng hộ.
Họ để dành ve chai, phế liệu rồi gọi tôi đến lấy miễn phí. Nhờ vậy, cứ cuối tháng, sau khi bán ve chai, tôi có thu nhập cao hơn. Số tiền bán ve chai tôi đều công khai cho mọi người biết. Tôi cũng công khai việc dùng số tiền này để ủng hộ hoàn cảnh nào, hết bao nhiêu, còn lại bao nhiêu… dù không ai yêu cầu”.
Không chỉ người lớn, các em học sinh cũng để dành ve chai, phế liệu cho anh Nam
Hiện nay, việc làm từng được cho là gàn dở này của Nam đã giúp đỡ được nhiều gia đình, hoàn cảnh khó khăn tại huyện Hậu Lộc. Đáng chú ý, nhiều hoàn cảnh đặc biệt khó khăn còn được anh và những người đồng hành giúp đỡ thường xuyên.
Nam tâm sự: “Những gia đình ốm đau, bệnh tật hoặc không may bị tai nạn giao thông, tôi thường giúp đỡ bằng tiền mặt. Những hoàn cảnh khó khăn khác, tôi và những người đồng hành sẽ hỗ trợ thực phẩm thường xuyên dù rất khiêm tốn…
“Tôi không có nhiều kinh phí để thực hiện các dự án thiện nguyện lớn nên vẫn đang cố gắng giúp đỡ những hoàn cảnh ngặt nghèo trong khả năng của mình. Dù rất nhỏ bé, nhưng tôi hy vọng có thể hỗ trợ họ phần nào trong lúc khó khăn”.
Nghĩa cử cao đẹp
Ông Trần Văn Sỹ, trưởng thôn Thành Lập cho biết, anh Nam kinh doanh tranh đá quý tại địa phương và là người có nghĩa cử cao đẹp.
“Vừa qua, Nam tổ chức, thực hiện việc nhặt ve chai, thu gom phế liệu để có kinh phí hỗ trợ người nghèo, người có hoàn cảnh bất hạnh, đặc biệt khó khăn.
Anh ấy còn hỗ trợ cấp nước sạch, nước lọc miễn phí cho người nghèo. Đây là những việc làm thiết thực và giàu ý nghĩa”, ông Sỹ nói thêm.
Nhiếp ảnh gia bén duyên với vùng cao, được ngàn trẻ em yêu quý
Lê Quang Long từng bán cả xe máy để mua máy ảnh thực hiện đam mê. Và rồi anh trở thành một người hết lòng với việc giúp trẻ em nghèo vùng cao.
Đam mê nhiếp ảnh, thương người dân vùng cao
Lê Quang Long (30 tuổi) là một nhiếp ảnh gia tự do đến từ Quảng Nam. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Long đã thích chụp ảnh.
Năm 20 tuổi, không tìm được niềm vui trên giảng đường đại học, Lê Quang Long quyết định dừng lại. Anh bắt đầu thực hiện đam mê xê dịch và chụp ảnh của mình. Được ngắm nhìn những cảnh đẹp của đất nước, được trải nghiệm cuộc sống ở những nơi mình đặt chân qua rồi ghi lại là điều Long luôn mong đợi. Long thích những cảnh thiên nhiên hoang sơ nên thường tìm đến những miền núi xa xôi, hẻo lánh.
Đam mê xê dịch và chụp ảnh khiến Quang Long bén duyên với những trẻ em miền núi.
"Trong quá trình làm công việc nhiếp ảnh, đến những vùng cao hẻo lánh, mình bắt đầu gặp gỡ người dân và trẻ em ở đây. Mỗi người là một câu chuyện, một hoàn cảnh khác nhau nhưng đều có điểm chung là hoàn cảnh sống khó khăn. Cảm thông sâu sắc với những con người ấy, mình nhen nhóm ý định làm thiện nguyện để giúp đỡ họ", Long cho biết.
Công việc đầu tiên Long làm để giúp đỡ họ là bỏ tiền túi ra mua sách vở, quà cho trẻ em nghèo. Thấy được niềm vui và nụ cười hạnh phúc của trẻ thơ, Long nhận ra, mình cần lan tỏa tinh thần tốt đẹp, cần chia sẻ cuộc sống này để những người có tấm lòng thiện nguyện biết đến.
Và tháng 6/2020, nhóm thiện nguyện "Những bước chân xanh" ra đời. "Đây là dự án tập trung giúp đỡ trẻ em và người lao động nghèo ở vùng cao. Dự án này đã có sự tham gia của các bạn trẻ có chung tinh thần thiện nguyện, muốn đóng góp sức lực tới các hoạt động nhân văn, mang tính xã hội", Quang Long tiết lộ.
Quang Long yêu mến, muốn chia sẻ khó khăn với những trẻ em vùng cao.
"Mục tiêu chính của nhóm thiện nguyện là giúp các em có điều kiện học tập, đến trường thông qua việc xây trường, xây đường, cải tạo thư viện, tặng sách, vở... Bên cạnh đó, những người dân lao động nghèo, cuộc sống khó khăn tại các vùng xa xôi hẻo lánh cũng là đối tượng nhóm thiện nguyện muốn giúp đỡ. Ngoài ra, những hoàn cảnh khó khăn gặp biến cố, tai nạn nhưng không thể xoay sở trong một khoảng thời gian nhất định, có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe hoặc tương lai, nhóm cũng sẽ có các định hướng giúp đỡ phù hợp tùy theo mỗi trường hợp".
Quang Long cho biết, công việc cụ thể của nhóm là đến các vùng quê nghèo, cung cấp các suất ăn, các bữa cơm miễn phí, các phần quà nhân các ngày lễ, tết, hỗ trợ người dân xây dựng lại trường học, thư viện, đường sá,...
Nhóm thiện nguyện giúp các trẻ em có sách vở, quần áo, được đến trường.
Trong suốt thời gian hoạt động, nhóm thiện nguyện luôn nỗ lực hết mình với công việc, chia sẻ khó khăn với mọi người. Điển hình là việc cứu trợ vùng rốn lũ miền Trung tháng 11/2020; chiến dịch "Mùa đông cho em" ở các vùng Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang; chuyến xuyên Việt mang "Tết yêu thương" đến các tỉnh vùng cao...
Hiện tại, nhóm đang thực hiện chiến dịch xây dựng 100 thư viện và nấu các bữa ăn cộng đồng cho trẻ vùng cao. Tuy đó là một chặng đường dài nhiều khó khăn nhưng Long và cả nhóm chưa bao giờ ngừng nghỉ.
Mỗi chuyến đi đều là những hành trình ý nghĩa đối với Quang Long và bạn bè. Điều ấm áp chính là anh nhìn thấy nụ cười của các em nhỏ, được thấy được khát khao đến trường của các em.
Còn sức còn làm
Không chỉ là nhiếp ảnh gia chuyên giúp những trẻ em nghèo, Quang Long còn được biết đến với hình ảnh chàng trải trẻ ngâm mình 15 ngày trong dòng nước lũ cứu trợ bà con miền Trung hồi tháng 11/2020. Đó còn là hình ảnh chàng thanh niên không ngại dịch bệnh, sớm khuya giao những món đồ ăn miễn phí đến tận tay người vô gia cư, người trong vùng cách ly vì dịch Covid-19.
Quang Long trong đợt cứu trợ miền Trung hồi tháng 11/2020
Thời gian đó, Quang Long đăng kí làm tình nguyện viên của nhiều nhóm thiện nguyện, phát rau, bánh, cơm đến tận vùng dịch và những khu vực bị cách ly, những người vô gia cư. Tấm lòng của anh và các bạn trong nhóm thiện nguyện trẻ truyền cảm hứng cho nhiều người về sự sẻ chia, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
Quang Long cho hay, trong quá trình làm thiện nguyện, đi tới các vùng núi cao, việc di chuyển là khó khăn hàng đầu: "Địa hình, thời tiết là điều quan trọng trong mỗi chuyến di chuyển. Để lên được vùng cao, mình và các bạn trong nhóm phải đi đường núi gập ghềnh, đất đá cheo leo, nắng gió, mưa bão... khá nguy hiểm. Ngoài ra, tụi mình còn tiền trạm để chuẩn bị quà, thức ăn, quần áo... cho các em. Dù vậy vẫn có những phát sinh, phải xoay sở. Việc chuẩn bị thức ăn, phân công người nấu nướng cũng là vấn đề khó".
Anh luôn hi vọng được nhìn thấy nụ cười trẻ thơ, được thấy các em đến trường.
Bù lại, có những thuận lợi nhất định khiến Long cảm thấy ấm lòng. Đó là sự hỗ trợ của bạn bè, người thân và những người quen biết trên mạng xã hội. Họ luôn ủng hộ công việc thiện nguyện của nhóm Quang Long.
"Đội ngũ của mình từ lúc mới thành lập có nhân sự rất mỏng. Tuy nhiên theo thời gian và sức lan tỏa trên mạng xã hội, nhiều bạn trên khắp cả nước muốn tham gia. Những thành viên của nhóm chỉ cần đảm bảo có sức khỏe tốt để di chuyển ở những địa hình khó khăn. Hơn cả, đó phải là người mong muốn được chia sẻ với người khác", Quang Long nói.
Tương lai, Quang Long vẫn tiếp tục làm thiện nguyện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Long chưa từng có ý định dừng lại bởi đối với anh, bản chất cuối cùng của công việc chính là sự chia sẻ. Còn sức, Long sẽ còn làm hết mình.
Quang Long hi vọng, ngày càng có nhiều tấm lòng hảo tâm, những người chung chí hướng, chung sức đồng lòng để giúp đỡ cho các trẻ em nghèo: "Điều tốt mà 1 hay 2 người làm sẽ vẫn chỉ là điều tốt. Nhưng nếu điều tốt đó được lan tỏa tới tất cả mọi người thì nó sẽ trở thành một xã hội tốt, một xã hội nhân văn và tích cực".
Chàng trai trẻ chưa từng muốn dừng lại đam mê.
"Một ngày nào đó khi không còn sức khỏe để điều hành nhóm, mình có thể sẽ giao lại trọng trách quản lý cho một thành viên khác trẻ hơn, năng động hơn và có chung lý tưởng. Nhưng mình sẽ không bao giờ ngưng việc chia sẻ và giúp đỡ những người xung quanh vì điều này luôn có thể được thực hiện dưới rất nhiều hình thức khác nhau", trưởng nhóm thiện nguyện bộc bạch.
Xoài Non gây tranh cãi vì hành động này khi đi làm từ thiện Hành động này của Xoài Non trong chuyến làm từ thiện mới đây đã khiến netizen dấy lên nhiều tranh cãi trái chiều. Cụ thể, mới đây, trên kênh Tiktok của mình, hotgirl Xoài Non đã chia sẻ một đoạn clip ghi lại hành trình thiện nguyện của mình cùng với một số người bạn thân thiết. Xoài Non để mặt mộc nấu...