Ông chủ Air Mekong tiết lộ hậu trường tạm ngừng bay
Chia sẻ chiều 25/2, ông Đoàn Quốc Việt, Chủ tịch BIM Group, Cty mẹ của Air Mekong khẳng định hãng chỉ tạm ngừng bay, không biến mất như tin đồn và sẽ sớm trở lại ấn tượng hơn.
Ông Đoàn Quốc Việt lần đầu chia sẻ về việc tạm ngừng bay.
Ấn tượng vẫn lỗ nặng
Ba ngày trước khi hãng hàng không tư nhân Air Mekong (còn gọi là Sếu đầu đỏ) tạm ngừng bay (sau ngày 28/2), ông Đoàn Quốc Việt đầy tâm tư điểm lại những gì Air Mekong đã làm được như thực hiện trong hơn 2 năm qua (từ ngày 9/10/2010) như đã có khoảng 25.000 chuyến bay với hơn 1,6 triệu lượt khách an toàn và để lại nhiều ấn tượng khi tỷ lệ kín chỗ đáng mơ ước với trên 82%. Ngay trong những ngày cuối cùng trước khi tạm ngừng bay, Air Mekong vẫn đạt tỷ lệ kín chỗ lên tới 88% – theo số liệu từ hãng bay báo cáo cập nhật cho Chủ tịch Đoàn Quốc Việt lúc 16h chiều 25/2.
Theo ông Việt, dù đạt con số ấn tượng trên và doanh thu cũng khá cao (trung bình khoảng 80 đến hơn 100 tỷ đồng mỗi tháng), nhưng do chi phí đội lên quá lớn.
Đây là lý do khiến hãng buộc phải tạm ngừng bay để đổi loại máy bay phù hợp hơn với thị trường Việt Nam, giảm được chi phí, tính toán lại chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả hơn. Trò chuyện với PV cách đây hơn 2 năm trước khi hãng bay chính thức ra đời, ông Đoàn Quốc Việt đã từng dự tính về những khoản lỗ lớn, chấp nhận lộ trình lỗ. Giờ đây ông Việt chia sẻ buộc phải tạm ngừng bay để cơ cấu lại nếu không khoản lỗ trong năm 2013 sẽ vượt qa ngoài dự tính.
Sẽ trở lại
“Do bí mật kinh doanh, chúng tôi chưa thể tiết lộ loại máy bay mới và thời điểm chính xác sẽ trở lại, nhưng Air Mekong xin hứa với khách hàng chắc chắn sẽ trở lại với một tâm thế mới, đảm bảo phát triển bền vững, hiệu quả và tiếp tục phục vụ tốt hơn”, ông Đoàn Quốc Việt khẳng định.
Video đang HOT
Về việc giải quyết công việc cho đội ngũ nhân sự trong thời gian tạm ngừng bay, ông Việt cho biết một bộ phận Air Mekong vẫn tiếp tục làm việc và hãng hoàn toàn chủ động với sự kiện này, đã chuẩn bị từ trước đây 6 tháng. “Chúng tôi tạm ngừng bay trong tầm kiểm soát”, ông chủ Air Mekong khẳng định.
Về sức khỏe của BIM Group như một số người hoài nghi, ông Việt khẳng định tập đoàn kinh doanh trên nhiều lĩnh vực như bất động sản, thủy sản…đều đạt kết quả khả quan trong năm qua, nhưng Air Mekong lỗ. Tuy nhiên, ông Việt cũng bác bỏ thông tin một số trang mạng cho rằng hãng Air Mekong lỗ tới 30 tỷ đồng/tháng.
Theo Dantri
Những cái 'chết yểu' của hàng không tư nhân Việt Nam
Trong số 5 hãng được cấp phép từ 2007, hiện chỉ còn VietjetAir trụ lại, Indochina Airlines phá sản, Trãi Thiên khai tử, Blue Sky không được nhắc tới, giờ đến lượt Air Mekong khó khăn.
Indochina Airlines
Đây là hãng hàng không tư nhân đầu tiên đi vào hoạt động tại Việt Nam, nếu không tính tới Jetstar Pacific (có phần vốn góp của Nhà nước do Vietnam Airlines đại diện).
Indochina Airlines được thành lập vào tháng 5/2008 với tên gọi ban đầu là Công ty Cổ phần Hàng không Tăng Tốc, tên giao dịch quốc tế AirSpeedUp JSC, vốn điều lệ là 200 tỷ đồng. Thời gian ngắn sau đó, ngày 17/10/2008, hãng đã được đổi tên thành Công ty Cổ phần Hàng không Đông Dương Indochina Airlines.
Indochina Airlines biến mất khỏi bản đồ bay Việt Nam.
Bay chuyến đầu tiên vào ngày 25/11/2008, nhưng chỉ một năm sau, Indochina Airlines lún sâu vào khủng hoảng chủ yếu do suy thoái kinh tế. Đến tháng 9/2009, hãng hàng không của nhạc sĩ Hà Dũng chỉ còn một chặng bay TP HCM - Hà Nội. Năm 2011, hãng dần teo tóp, nợ tiền xăng đối tác, nợ lương nhân viên và xin ngừng cất cánh. Đến cuối năm 2011, Indochina Airlines biến mất khỏi bản đồ bay Việt Nam.
Cục Hàng không Việt Nam lúc đó giải thích nguyên nhân rút giấy phép bay của Indochina Airlines là hãng này đã ngừng khai thác quá lâu và cũng không có một động thái nào cho thấy hoạt động trở lại.
Trãi Thiên
Trai Thien Air Cargo là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam được cấp phép chuyên vận chuyển hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, nhưng cũng đành phải khép lại giấc mơ bay. Thành lập vào tháng 6/2008, Trãi Thiên được cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không trong nước từ tháng 10/2009 với vốn pháp định là 500 tỷ đồng.
Trụ sở cũng như văn phòng Chủ tịch Trãi Thiên luôn đóng cửa vào thời điểm hãng bị tước giấy phép bay. Ảnh: Kiên Cường
Nhưng sau một năm, hãng vẫn chưa công bố kế hoạch sắm tàu bay, lên lịch bay, trong khi nhân viên liên tục gửi đơn tố cáo về chuyện nợ lương, cán bộ chủ chốt tản mạn tìm chỗ làm mới.
Đến tháng 12/2011, hãng bị rút giấy phép kinh doanh mà lý do Cục Hàng không đưa ra cũng là Trãi Thiên không có bất cứ dấu hiệu gì về khả năng cất cánh.
Blue Sky Air
Tháng 8/2010, Cục Hàng không đã cấp giấy phép hoạt động cho Hãng hàng không Bầu Trời Xanh, Hãng sẽ khai thác các loại máy bay như trực thăng, thủy phi cơ và tất cả các loại máy bay cánh bằng khác.
Ban đầu hãng đăng ký khai thác hơn 20 tuyến du lịch trong nước. Tuy nhiên, từ đó đến nay vẫn không có thêm thông tin nào về hoạt động của hãng này.
Air Mekong
Chỉ tạm ngừng bay nhưng Air Mekong là cái tên mới nhất góp mặt vào danh sách các hãng hàng không tư nhân đối diện với khó khăn. Với số vốn điều lệ 200 tỷ đồng, hãng được thành lập bởi nhiều nhà đầu tư Việt Nam mà đại diện là Công ty Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long (BIM Group).
Chính thức bay vào tháng 10/2010, sau gần 2 năm hoạt động, Air Mekong có 4 tàu bay thương mại Bombardier CRJ 900 có thể bay trên độ cao 12.000 m với 13 đường bay đến 9 điểm nội địa.
Air Mekong vừa tuyên bố tạm dừng bay.
Tháng 6/2012, Air Mekong bàn với Eximbank về thỏa thuận mời nhà băng này tham gia góp 11% vốn điều lệ. Lãnh đạo Air Mekong thừa nhận tình hình kinh tế èo uột nên kinh doanh khó khăn. Doanh thu năm 2012 của hãng cao hơn 7% so với 2011, mức này tốt hơn năm trước nhưng cũng không phải là sáng sủa.
Cuối năm 2012, CEO Lương Hoài Nam xin nghỉ việc sau bốn tháng nhậm chức với lý do gia đình. Ít ngày sau đó, Air Mekong bị đối tác cung ứng nhiên liệu tốchuyện nợ nần.
Đến nay, Air Mekong đưa ra lý do đổi tàu bay để giải thích cho việc tạm ngừng bay từ đầu tháng 3, nhưng vẫn khiến giới kinh doanh hàng không bận tâm. Nhân viên của hãng được thông báo tình hình nội bộ từ 4 tháng trước, không ít người đã rời đi tìm bến đậu mới cho mình.
Theo VNE
Ông Lương Hoài Nam thôi chức CEO để được gần vợ Ông Lương Hoài Nam đã nghỉ việc ở Air Mekong sau 4 tháng đảm nhiệm chức vụ Giám đốc điều hành tại đây. Đại diện hãng hàng không tư nhân Air Mekong cho biết ông Lương Hoài Nam, Giám đốc điều hành của hãng đã nghỉ việc từ hôm 1/11 vừa rồi. "Ông Nam xin nghỉ vì lý do cá nhân", đại diện...