Ông chủ 3 quán ăn, quản lý 20 nhân viên vẫn chạy Grab
Không ít người vẫn giữ suy nghĩ các tài xế đến với nghề lái xe công nghệ khi không còn lựa chọn nào khác, nhưng câu chuyện của chú Bùi Quốc Anh đã chứng minh điều ngược lại.
Không chật vật vì cuộc sống mưu sinh hay kiếm thu nhập từ nghề tài xế công nghệ, chú Quốc Anh chọn chạy Grab để làm gương cho con cái và tìm kiếm niềm vui, gặp gỡ, chia sẻ.
Sống sung túc nhưng không để mình nhàn rỗi
Ít ai ngờ người đàn ông ngoài 50 tuổi như chú Bùi Quốc Anh hàng ngày vẫn chạy Grab lại là chủ của quán bún thịt nướng nổi tiếng. Nếu không có màu xanh quen thuộc của chiếc áo đồng phục Grab, hiếm ai hình dung người đàn ông trên chiếc xe tay ga bệ vệ cùng quần jeans, găng tay, mắt kính đen làm nghề tài xế công nghệ.
Ít ai ngờ phía sau màu áo tài xế Grab, chú Quốc Anh là chủ của chuỗi cửa hàng thịt nướng nổi tiếng ở TP.HCM.
Chú cho biết quán bún thịt nướng nổi tiếng với hơn 20 nhân công làm việc dư sức để cả gia đình sống sung túc, thoải mái. Chú cũng tự hào chia sẻ việc thủ tướng Anh từng đến thăm quán ăn của gia đình… Dù vậy, chú vẫn miệt mài chạy thêm Grab vì bản thân là người rất yêu lao động.
“Ngồi không nó bứt rứt, cảm thấy tay chân thừa thãi lắm. Hơn nữa, chú thích rong ruổi ngắm phố phường, gặp gỡ và trò chuyện cùng người này, người kia để học được nhiều thứ, chứ không thấy cực gì. Ngày nắng cũng như mưa, trừ khi có việc cần nghỉ, chú đều dậy từ 4h để chuẩn bị cho cuốc xe đầu tiên”, chú Quốc Anh chia sẻ.
Trước khi “nổ” cuốc xe đầu tiên, chú tranh thủ giúp vợ và con chuẩn bị mở cửa quán bún thịt nướng.
Hơn 3 năm chạy Grab mang lại cho chú mối tương giao với hàng trăm tài xế, coi nhau như anh em, bạn bè. Khi cần, chú đều nhiệt tâm bảo ban, tư vấn, chia sẻ với đồng nghiệp trong công việc lẫn cuộc sống.
Chú Quốc Anh cho biết kỷ niệm với nghề không sao kể hết, vui có, buồn cũng có. Có lần nhận đơn đi vào tiệm mua thức ăn cho khách, chú ngồi ghế chờ thì bị nhân viên yêu cầu ra ngoài đường đứng, chừa chỗ đó cho khách. Cũng có hôm mặc áo Grab đi ăn cơm, chủ quán nhìn dè chú chừng khi thấy gọi những món ngon, giá hơi cao thì thái độ khác hẳn.
Video đang HOT
Không giấu vẻ trầm ngâm, chú tâm sự:”Tôi cũng buồn nhưng không trách họ. Nhân đây, tôi mong mọi người có cái nhìn khác hơn về nghề tài xế công nghệ. Công việc nào cũng tốt, cũng là lao động chân chính, cần đối xử trân trọng hơn với các tài xế”.
Chạy Grab vì muốn làm gương cho các con
Ngoài niềm vui được lao động, ra đường gặp gỡ nhiều người thì “quả ngọt” lớn nhất mà nghề tài xế công nghệ mang lại cho chú Quốc Anh là ba người con ngoan ngoãn, biết noi gương những đức tính tốt của cha.
Có lẽ hình ảnh người cha cần cù, siêng năng lao động mỗi ngày đã dần thấm vào suy nghĩ của các con lúc nào không hay. Cả ba đều ngoan, chăm chỉ làm việc và siêng năng học hành. Con gái đầu là Hoàng Yến hiện phụ mẹ quản lý quán ăn, cô bé nhanh nhẹn, biết quán xuyến công việc. Hai con trai nhỏ thì học giỏi. Đặc biệt bé Thiên Ân, 12 tuổi, đã 3 lần đạt giải cuộc thi Robocon. Những khi đón con đi học về, chú rất vui khi con biết yêu thương ba, tự hào khoe với bạn bè về nghề chạy Grab của chú. Tất cả như mong ước chạy Grab để giáo dục các con hiểu giá trị của việc không ngừng lao động mà ban đầu chú Quốc Anh hướng đến.
Con cái chăm ngoan, biết yêu lao động vừa là niềm hạnh phúc, vừa là động lực để ông chủ quán thịt nướng tiếp tục gắn bó với nghề tài xế công nghệ.
Trong khi đó, cô Vân – vợ chú Quốc Anh – xúc động chia sẻ: “Cứ đúng 4h là ông ấy bật dậy, không nề hà nắng mưa, quần áo chỉnh tề và bắt đầu một ngày chạy xe. Không phải chạy vì đồng tiền mà bởi mê cái nghề này lắm. Thù lao có được bao nhiêu thì phụ giúp gia đình, mua đồ cho con. Ban đầu thấy chồng lớn tuổi, sợ ra đường hoài ảnh hưởng sức khỏe nên gia đình cũng lo lắng. Nhưng về sau, cả nhà hiểu ông ấy tìm được niềm vui khi gắn bó với nghề này và ủng hộ hết mình”.
Đối với những bác tài đặc biệt như chú Quốc Anh, trở thành tài xế công nghệ Grab không nhằm mục đích mưu sinh. Công việc thật sự đã giúp một ông chủ nhìn thấy nhiều góc cạnh khác của cuộc sống, bên cạnh việc quán xuyến kinh doanh; giúp người chồng, người cha từng bước hoàn thành ước nguyện giáo dục con cái biết yêu lao động và trân trọng mọi nghề nghiệp chân chính.
Theo Zing
8 món ngon xứ Huế khiến du khách thèm thuồng
Bánh bột lọc dẻo thơm, cơm hến cay nồng hay bún thịt nướng đậm đà...là những món ngon khiến thực khách nhớ mãi sau chuyến đi Huế.
1. Các loại bánh Huế
Ở Hà Nội hay TP HCM cũng có những quán bán bánh Huế nhưng vị ngon không thể sánh bằng khi ăn những thức quà này ở đúng quê hương của nó. Hãy ghé quán bà Đỏ đường Nguyễn Bỉnh Khiêm hay các quán ăn khác trên đường Chi Lăng, Điện Biên Phủ, Nguyễn Huệ...
Bánh bèo, bánh ram ít, bánh bột lọc... rất thơm và bao giờ cũng được dọn ra khi còn nóng hổi. Bánh bột lọc ăn dai dai, trong suốt có thể nhìn thấy nhân tôm hồng hồng ở giữa. Bánh ram ít phần trên ăn dẻo, phần dưới là bột rán giòn, giống như quẩy, ăn giòn tan. Bánh bèo trắng mịn, mỗi chiếc nhỏ vừa đúng lòng một chiếc đĩa con và phía trên một miếng tóp mỡ.
Bánh Huế chỉ làm từ bột và tôm nhưng không ngán. Mỗi loại bánh đính kèm với một loại nước chấm khác nhau. Thông thường có hai loại nước chấm: nước chấm sền sệt hơi ngọt và nước mắm nguyên chất có thêm ớt.
2Cơm hến
Ở đường Trần Phú có một quán cơm hến mái lợp bằng tranh. Quán cơm này ít khách du lịch mà chủ yếu là những người dân lao động Huế tới đây ăn. Tuy vẻ ngoài lụp xụp, nhưng tất cả mọi thức đồ đều được bày biện ngăn nắp, sạch sẽ trong tủ kính. Mỗi bát cơm có rau thơm, nửa muôi hến, giá, hoa chuối thái rối được phủ lên một ít cơm dưới đáy bát và dọn ra cùng với một bát canh hến nóng hổi.
3. Bún bò Huế
Bún bò gắn với tên Huế đủ để nói lên nét đặc thù của món ăn này đối với vùng đất cố đô. Nước dùng của bún bò được hầm từ xương bò, cho thêm một ít chả heo hay chả bò. Người ta còn cho vào một ít mắm ruốc, tạo nên một hương vị rất riêng. Thịt bò thái mỏng, một miếng giò heo, dùng kèm với tiết luộc, rau sống, bắp chuối... bún sợi to và nhất là đừng quên một thìa ớt. Không cay thì không gọi là bún bò Huế nhé. Trong sân Hội Nhà báo, gần trường Hai Bà Trưng và Quốc Học có một hàng bún bò rất đông khách mỗi buổi sáng. Ngoài ra, bạn có thể ăn bún bò ở các phố như Lý Thường Kiệt, Nguyễn Công Trứ...
4. Chè Huế
Chè Hẻm ở 27 Hùng Vương đã trở nên một địa điểm nức tiếng ở Cố đô. Gần công viên Tuổi Trẻ cũng có một loạt các hàng chè di động, chiếu ánh đèn sáng rực cả một vỉa hè. Mỗi quán có khoảng hơn hai chục loại chè, đủ sắc màu được bầy trong các nồi nhôm. Người mua có thể chọn chè các vị hoặc thập cẩm với giá chỉ từ 10.000 đồng/cốc.
5. Đậu hũ (tào phớ)
Bạn nên ăn thử món đậu hũ mà người miền Bắc thường hay gọi là tào phớ khi đến Huế. Một trong những điều đặc biệt ở món ăn này ở Huế đó là phớ được nấu cùng với gừng. Đậu hũ không trắng muốt như ở Hà Nội mà hơi ngả màu vàng như màu của nước thắng đường và được xắt thành thừng lát mỏng như tờ giấy bồng bềnh trên mặt nước. Mùi thơm và hương vị cay cay của gừng khiến cho món ăn rất phù hợp vào những ngày đầu xuân lành lạnh.
6. Bánh khoái
Nếu hỏi những người đạp xích lô trên phố, người ta sẽ dẫn bạn tới cửa tiệm bánh khoái ở đường Hồng Mai, ở gần ngã tư Đinh Tiên Hoàng. Nhưng so với những đĩa bánh bèo, bánh ram, bánh ít chỉ 20.000 - 25.000 đồng, thì một đĩa bánh khoái ở đây đắt gấp đôi. Bù lại nhân bánh đầy ắp, vỏ bánh vàng ruộm, giòn và nước mắm có đầy đủ vị: chua, cay, mặn, ngọt rất vừa. Nhúng miếng bánh vào nước chấm, cắn miếng bánh ngập răng mà không ngán. Chính bởi vậy, khách ở đây lúc nào cũng đông. Những người phục vụ ở đây cũng rất nồng nhiệt, khi ăn xong, họ sẽ gọi taxi đến tận nơi đón bạn hoặc ra vẫy xích lô đưa khách về.
7. Bánh canh Nam Phổ
Bánh canh của người Nam Phổ (huyện Phú Vang) nấu không giống với cách ở vùng khác, nhờ một bí quyết gia truyền. Để có những sợi bánh canh có mùi vị thơm ngon, người nấu phải chọn loại gạo đặc biệt, để ra sợi bánh mềm mà không nát, vừa thơm lại vừa khác biệt. Nước dùng cho bánh canh được làm từ cua, thịt nạc xay, tôm, sườn heo, chả, cùng với bí quyết riêng tạo cho bánh canh Nam Phổ có hương vị rất đặc thù. Đó là màu vàng của gạch cua và tôm sền sệt, quánh lại trông thật thu hút. Bánh canh Nam Phổ thường không có cửa tiệm cố định mà chỉ bán ở các gánh hàng rong. Mỗi bát không quá 20.000 đồng.
8. Bún thịt nướng
Một trong những nét đặc biệt của món ăn này đó là nó không hề chan nước mà nước trộn cùng với bún là một loại nước tương đặc thù của Huế, sền sệt có vị ngọt, rắc vừng. Thịt ướp gia vị, nướng thơm lừng, trộn với rau sống, giá, su hào, cà rốt. Làng Kim Long là nơi lừng danh với món ăn này. bên cạnh bún thịt nướng, ở đây còn có món bánh ướt: bún, thịt nướng, rau thơm được quấn trong tờ bánh ướt mỏng tang, trắng nõn nà.
Theo Internet
Cách làm bún thịt nướng đơn giản mà ngon cho chị em yêu ẩm thực Bún thịt nướng là món ăn ưa thích của gia đình bạn, vì vậy cả nhà thường cùng nhau đi ăn vào những ngày cuối tuần. Để có được tình cảm gia đình, lại đảm bảo an toàn, vậy tại sao bạn không học ngay cách làm bún thịt nướng tại nhà. Để có được món điểm tâm ngon tuyệt cho gia đình...