Ông chồng thường xuyên cáu gắt đã trở nên hiền hòa hơn
Thực sự, nụ cười như một liều “doping” giúp thay đổi cuộc sống gia đình cô. Chồng cô từ chỗ thường xuyên bực tức, cáu gắt, dần trở lại với con người hiền hòa trước đây…
Ảnh minh họa
Cô đã học được bài học từ 1 điều rất đơn giản, đó chính là ý nghĩa của nụ cười. Cô đã từng thắc mắc, tại sao bản thân luôn cảm thấy bực tức và không hạnh phúc trong chính ngôi nhà của mình? Đến khi có 1 người thân đã hỏi cô câu này, mà khiến cô tỉnh thức: “Khi việc đã xảy ra rồi, cố tranh cãi vợ hay chồng đúng, có thật sự ý nghĩa hay không?”.
Khi mới lấy nhau, vợ chồng cô thường dành cho nhau những ánh mắt trìu mến và nụ cười thân thương. Chồng cô từng có thời gian bao dung cho mọi hành động và lỗi lầm của vợ. Mỗi khi cô cư xử ngốc nghếch, anh lại nhoẻn miệng cười và nói: “Lần sau chú ý hơn biết chưa!”. Nụ cười đó, thực sự tỏa ra một năng lượng kì lạ, khiến cô bớt lo sợ, mệt mỏi, tự ti… Nhưng đó là khi chưa sinh con.
Sau khi có con, thói quen hàng ngày của cô dần bị đảo lộn và phát sinh ra đủ thứ trên đời. Nụ cười dần tắt, thay vào đó là những việc không tên cùng các chi phí cố định hàng tháng không thể thiếu…
Trong khi thu nhập của 2 vợ chồng lại không tăng. Việc dồn việc, bực tức dồn bực tức, tất cả được nén lại và thổi căng như 1 trái bóng chỉ chực nổ bất cứ lúc nào. Về đến nhà, chồng chán nản ngồi vào bàn ăn cơm: “Sao hôm nay thịt mặn thế này? Nấu với chả nướng!”.
Nghe xong lời chê kèm theo thái độ giận dữ, phản ứng đầu tiên của cô là “ném” vào mặt chồng ánh mắt tức giận cùng những lời xúc phạm: “Tại nó thế. Anh giỏi thì về sớm mà nấu. Làm được mấy đồng mà lên mặt!”. Vậy là khoảng cách giữa 2 vợ chồng ngày càng xa hơn.
Con lớn hơn chút, cô cho con đi nhà trẻ, quay lại với công việc. Tuy bận hơn nhưng cũng nhờ đó mà cô có thêm các mối quan hệ. Cô có 1 hội đồng chị em tư vấn và truyền lại các kinh nghiệm xây dựng gia đình.
Những năng lượng tích cực từ họ khiến cô thay đổi. Đầu tiên là học cách mỉm cười trở lại. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng không dễ chút nào. Những lần đầu tiên học “cười” trở lại với chồng thật ngượng nghịu đối với cô.
Video đang HOT
Để có được nụ cười, đầu tiên, cô cần học cách bình tĩnh để xử lý mọi việc. Khi làm việc và chăm con, thay vì tức giận, mệt mỏi, cô tự nhủ, những điều này sẽ làm mọi thứ tốt hơn. Sau khi cô hoàn thành mọi việc bằng tình cảm và sự thoải mái, cô kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn.
Tiếp theo, cô tiếp nhận và chấp nhận hoàn cảnh của gia đình mình dù nhiều thứ không được như ý muốn và học cách dành những suy nghĩ tích cực cho chồng, dù anh ấy vẫn tỏ thái độ khó chịu. Cuối cùng là cô mỉm cười. Cô nhận ra, khi cô thay đổi, chồng cô cũng thay đổi.
Thực sự, nụ cười như một liều “doping” giúp thay đổi cuộc sống gia đình cô. Chồng cô từ chỗ thường xuyên bực tức, cáu gắt, dần trở lại với con người hiền hòa trước đây. Anh hỏi thăm cô nhiều hơn, cùng cô chăm con và làm việc nhà.
Giống như những cảm nhận của cô từ nụ cười của chồng, cô học cách yêu thương cuộc sống chưa hoàn hảo của gia đình mình và gửi gắm điều đó tới anh qua cách nở nụ cười. Dù lương 2 vợ chồng không tăng, dù vợ chồng cô vẫn đang ở nhà thuê nhưng cô mỉm cười để đón nhận tất cả.
Cả nhà vui vẻ hơn, mọi người liên kết và chia sẻ với nhau một cách chân thành. Mỗi khi gặp vấn đề, vợ chồng cô cùng nói chuyện để giải quyết, thay vì cáu gắt và đổ lỗi cho nhau. Quả thật, lỗi của ai không quan trọng, ai đúng ai sai không phải là vấn đề của thời điểm đó, mà quan trọng là cách giải quyết ra sao. Chính nụ cười đã giúp cô làm điều đó để thay vạn điều muốn nói với chồng.
Thanh Tâm cảm ơn bài học kinh nghiệm đầy thú vị của cô. Quả thật, nụ cười mang đến những giá trị thật lớn. Khi bắt gặp nụ cười, những người lạ khi mới lần đầu gặp nhau còn cảm thấy gần gũi hơn, huống hồ là những người trong gia đình.
Dù chồng hay vợ đang giận đến đâu nhưng khi nhận được một nụ cười thật tươi từ đối phương thì những bực tức, cáu giận sẽ dần “hạ nhiệt”. Tuy nhiên, để thực hiện bài học tưởng chừng đơn giản này lại không đơn giản.
Thanh Tâm cảm nhận được cô gái đã rất cố gắng. Thanh Tâm thành tâm chúc mừng cô và gia đình đã có những thay đổi từ sự cố gắng của cả hai vợ chồng.
Tôi xé vội đơn ly hôn khi con gái 5 tuổi khoe một món đồ
Tôi bế con gái lên, bước ra ngoài thấy vợ đang lúi húi nấu ăn trong bếp, con trai 4 tuổi quấn quanh chân cô ấy.
Tôi năm nay 33 tuổi, cưới vợ được 6 năm. Con gái đầu lòng lên 5 tuổi, con trai thứ hai lên 4. Vợ tôi sinh dày nên nghỉ ở nhà mấy năm, mới đi làm lại từ năm ngoái.
Tình cảm của tôi với vợ rạn nứt và phai nhạt trong mấy năm cô ấy ở nhà. Tôi đi làm kiếm tiền lo cho cả gia đình 4 người, chưa nói còn gửi tiền về quê báo hiếu bố mẹ, áp lực rất nặng nề. Nhưng vợ tôi không chu toàn được trách nhiệm của mình.
Dù chẳng ở chung nhà, bố mẹ tôi sống dưới quê, thế mà mẹ chồng - nàng dâu nhiều khi vẫn hục hặc. Ở nhà chăm con nhưng cô ấy cũng chẳng để ý đến ngoại hình, để bản thân xấu xí, luộm thuộm. Chưa nói mấy năm ở nhà cô ấy cũng tụt hậu đi nhiều, trong đầu chỉ có bỉm sữa, chúng tôi chẳng còn chủ đề chung để chia sẻ với nhau.
Mà có muốn nói chuyện cũng chẳng được vì cô ấy lúc nào cũng cáu gắt, nhăn nhó với chồng. Tình cảm cứ cạn dần theo những điều nhỏ nhặt ấy. Thời điểm đó tôi đã chán ngán chẳng muốn về nhà nhưng vì con còn nhỏ nên vẫn cố chịu đựng.
Tôi muốn ly hôn đàng hoàng rồi mới tiến tới mối quan hệ mới. (Ảnh minh họa)
Giờ con út đã lên 4 tuổi, vợ cũng đi làm được hơn 1 năm, suy nghĩ kỹ tôi quyết định ly hôn. Nếu đã hết tình, tốt nhất là giải thoát cho nhau. Tôi có quý mến một cô gái ở công ty đối tác nhưng không muốn phản bội vợ hay lừa dối người kia. Tôi muốn ly hôn đàng hoàng rồi mới tiến tới mối quan hệ mới.
Chiều ấy tan làm, tôi ghé qua tòa án xin mẫu đơn ly hôn, rồi về nhà tìm đăng ký kết hôn trong két sắt. Tôi muốn cất kỹ đi, phòng hờ vợ không đồng ý tôi vẫn có thể ly hôn đơn phương được.
Tôi đang loay hoay mở két thì con gái gọi bố. Quay người lại, con bé mỉm cười chìa ra cho tôi một tờ giấy:
- Bố ơi bố xem tranh con vẽ đẹp không này. Con vẽ nhà mình 4 người, bố mẹ, con và em Sóc đấy. Bố mẹ đứng hai bên, con và em đứng giữa.
Tôi cầm bức tranh lên xem. Con bé khá có năng khiếu, nhân vật trong tranh đều đang cười tươi, 2 người lớn và 2 đứa trẻ. Trong lúc tôi xem, con bé kể chuyện:
- Bạn Mimi lớp con bức tranh chỉ vẽ 3 người, mẹ bạn ấy không có bố đâu bố ạ. Hôm qua bạn ấy bị các bạn chê cười không có bố, khóc nhè trên lớp đấy. Nhưng con không cười bạn ấy đâu.
Tôi lặng người nhìn nụ cười hồn nhiên và những lời lẽ ngây thơ của con gái. Bàn tay tôi khựng lại, không thể mở nổi két sắt để lấy giấy tờ nữa. Tôi bế con gái lên, bước ra ngoài thấy vợ đang lúi húi nấu ăn trong bếp, con trai 4 tuổi quấn quanh chân cô ấy. Ngày đi làm, tối về cô ấy lại quanh với hai đứa con, con gái lớn tự chơi được, con nhỏ thì vẫn quấy mẹ.
Đêm ấy tôi không ngủ nổi, cứ nghĩ về bức tranh kia của con gái. Tôi hết tình yêu với vợ song vẫn rất thương con. Nghĩ lại vợ tôi cũng không phạm sai lầm gì. Tôi hạ quyết tâm vì con sẽ tiếp tục chung sống với vợ không ly hôn nữa, nửa đêm tôi trở dậy xé vụn đơn ly hôn.
Giờ hai vợ chồng tôi đã giải quyết được mâu thuẫn, thông cảm, thấu hiểu cho nhau nhiều hơn. (Ảnh minh họa)
Vợ tôi không hề biết chuyện đó, mấy hôm tôi tâm sự với người chị họ thân thì chị ấy bảo:
- Chú biết nghĩ đến con là tốt nhưng mà vẫn chưa thực sự thông cảm cho vợ. Bây giờ nhé, chú cứ giành hết việc chăm hai đứa con đi rồi sẽ hiểu vợ chú phải trải qua những gì. Đi làm hết giờ tối còn được nghỉ, quay cuồng với hai đứa con 24/24h không có thời gian thở luôn.
Tôi giật mình nhận ra mình đã quá vô tâm. Sau đó tôi thử áp dụng buổi tối trông hai con để vợ đi cà phê hoặc làm việc cô ấy muốn. Sau một tuần tôi thấy tâm trạng của vợ khác hẳn, vui vẻ nhẹ nhàng, còn bản thân tôi thì mệt lử vì trông 2 đứa trẻ. Lúc này tôi hiểu sự thay đổi của vợ cũng vì quá nhiều áp lực và vất vả. Kiếm tiền mệt mỏi nhưng mấy năm trời ở nhà trông con trong bốn bức tường còn khó khăn hơn nhiều.
Giờ hai vợ chồng tôi đã giải quyết được mâu thuẫn, thông cảm, thấu hiểu cho nhau nhiều hơn. Tâm sự câu chuyện của mình, tôi hy vọng sẽ giúp ích chút gì đó cho các ông chồng, đừng vô tâm như tôi rồi suýt đánh mất hạnh phúc gia đình.
15 năm mới được chồng nấu cơm đợi, lúc mở lồng bàn tôi tắt lịm nụ cười vì thứ bên trong Tắt lịm nụ cười hạnh phúc trên môi, tôi hoá điên mà xô đổ hết mâm cơm xuống đất khóc như kẻ điên dại. Vợ chồng tôi quen nhau do mai mối. Đơn giản thời điểm đó cả hai thấy đối phương phù hợp vậy là cưới. Cưới về yêu sau cũng chẳng sao. Lúc đó chồng tôi 32 tuổi rồi, anh mải...