Ông chồng nghiện… sạch
Ban đầu tôi cực kỳ hạnh phúc và biết ơn chồng, nhưng rồi tôi đã thấm đòn.
Chồng tôi dành rất nhiều thời gian hí hoáy trong căn bếp nhỏ. Rửa chén, vứt rác, rồi dọn dẹp tủ lạnh… anh làm hết. Nếu tôi muốn giúp đỡ, anh sẽ hoảng hốt xua tay. Anh thích bếp gọn gàng ngay ngắn, sạch bong từng ngóc ngách. Anh luôn tan làm đúng giờ, về tắm rửa rồi đứng trong bếp nói vọng ra: “Vợ nghỉ ngơi đi, để anh nấu bữa tối cho!”.
Ban đầu tôi cực kỳ hạnh phúc và biết ơn chồng. Vừa đi làm về mà loay hoay chuẩn bị cơm cho vợ, tôi nghĩ chỉ có tình yêu mới có sức mạnh như vậy.
Nhưng số lượng món ăn của chồng tôi chưa đủ các đầu ngón tay, nên chúng tôi luôn phải ăn mãi một vài món. Tôi khắc phục bằng cách tranh thủ nấu bữa tối trong lúc con đang ngủ, nhưng khi ngồi vào bàn ăn, anh dường như không vui. Tôi hỏi anh ăn có được không, anh khó chịu đáp: “Ngon mà, chỉ là…
Anh sợ em nấu ăn thì đồ bếp sẽ không đúng vị trí như anh sắp xếp nữa. Như vậy lần tới anh nấu sẽ không tìm ra”.
Ảnh mang tính minh họa – PressFoto
Chồng luôn dặn tôi không được thay đổi cách sắp xếp đồ trong tủ lạnh. Một buổi tối, khi tôi đang rửa chén, anh hỏi: “Em mới mua muối à?”. Tôi đáp: “Dạ. Sao vậy anh?”. “À không, anh chỉ tò mò thôi” – anh nói.
Chồng tôi im lặng thay đồ rồi đi ra ngoài. Một lúc sau, anh trở về trên tay có một bịch muối khác với loại tôi đã mua. Càng ngày, những việc tương tự càng xảy ra nhiều hơn: “Vợ ơi, đáng lẽ em phải mua đường của hiệu X. chứ”, “Anh đã nói là đừng mua cá ngừ hộp của hãng Y. mà?”, “Sao cái xẻng chiên lại treo bên trái? Bên trái là chỗ treo đồ gắp”, “Đĩa để ở đây, chén để ở kia. Em cứ thay đổi vị trí hoài”…
Video đang HOT
Một ngày tôi phải nghe anh cằn nhằn tới 5-6 lần, mà không chỉ cằn nhằn chuyện trong bếp. Dù anh luôn cằn nhằn rất… nhẹ nhàng, nhưng tôi không chịu nổi. Con càng lớn, xung đột vợ chồng cũng lớn theo, vì tôi phải ở trong bếp nhiều hơn để làm đồ ăn cho bé. Lọ muối, hũ đường rất hiếm khi tôi để đúng vị trí anh quy định, đôi khi còn quên đóng nắp.
Tôi biết những thứ như vỏ khoai tây chưa kịp dọn hay dăm ba hột cơm dính trên bàn ăn khiến chồng khó chịu. Trong khay chén bát được sắp xếp ngăn nắp vẫn có những chiếc lớn nhỏ đầy màu sắc của con mà dù tôi có sắp xếp cẩn thận thế nào vẫn không thể gọn gàng như ý của anh. Con hay quấy khóc nên mỗi lần đút cơm, sẽ rơi vãi thức ăn ra bàn hay trên sàn nhà.
Tôi phải vật lộn nuôi dạy con, còn anh thì vật lộn trước sự lớn lên của con. Khi con bắt đầu biết bò, cũng là lúc anh cằn nhằn nhiều hơn. Khi tay chân đã cứng cáp, con thường cầm bình sữa lạch bạch từ phòng này sang phòng kia khiến sữa văng khắp nơi. Ban đầu chồng chỉ cằn nhằn nhẹ nhàng, nhưng có lúc anh không chịu được. Tôi biết những tiếng khó chịu đó không chỉ hướng về con mà còn hướng về tôi. Tôi đành im lặng dọn dẹp những mớ hỗn độn con gây ra.
Khi con biết đi, giới hạn chịu đựng của chồng cũng lên đến đỉnh điểm. Không biết từ khi nào mà anh rất hay hét vào mặt con. Con khóc, tôi phải dỗ dành, còn anh thì miệng la hét, tay dọn dẹp. Căng thẳng lặp đi lặp lại khiến ai cũng mệt mỏi.
Anh muốn con ngồi yên một chỗ và anh cũng muốn tôi như thế. Người lớn bắt ngồi yên đã khó, huống hồ một đứa trẻ đầy hiếu động. Tôi để con chơi thỏa thích khi anh đi làm, và cố gắng dọn dẹp cho ngôi nhà trở về trạng thái gọn gàng trước khi anh trở về. Ấy thế mà anh vẫn không hài lòng. Tôi dọn dẹp anh cũng không thích, tôi nấu ăn anh không ưng ý, tôi ra ngoài gặp bạn thì anh mặt nặng mày nhẹ…
Khi tôi kể rằng chồng không muốn tôi đứng bếp, ai nghe cũng ganh tị, bảo rằng tôi có số hưởng. Ban đầu tôi cũng hạnh phúc khi nghĩ rằng mình có ông chồng chu đáo tình cảm, đảm đang. Nhưng sống chung dưới một mái nhà mà luôn phải trong tâm thế để mắt đến người kia khiến tôi cảm thấy cực kỳ mệt mỏi.
Việc nuôi dạy con không dễ dàng gì, với cả tôi và anh. Tôi hiểu sự vất vả của anh, nhưng đó là trách nhiệm của một người cha. Làm sao có thể bắt một đứa trẻ nhỏ xíu hiểu tâm lý của một người cha hơn 30 tuổi?
Ảnh mang tính minh họa – Freepik
Tôi chưa nghĩ đến ly hôn khi con còn quá nhỏ. Lý do để ra tòa chia tay cũng không to tát, có khi người ta lại cười tôi “sướng quá hóa rồ”. Tôi đã thử nói chuyện với anh nhiều lần, nhưng có lẽ anh không biết đã làm tôi mệt mỏi như thế nào, nên chẳng có ý định thay đổi. Vì thế, tôi sẽ phải tiếp tục bày tỏ cảm xúc của mình. Tôi muốn anh biết một điều quan trọng: trở thành cha mẹ đồng nghĩa với việc phải sẵn lòng bỏ bớt những thói quen cũ.
Chấp nhận nhau và thay đổi vì nhau, đó mới là gia đình.
Khi vợ đột nhiên "hiểu chuyện", cánh đàn ông hãy xem lại bản thân!
Cánh đàn ông nói chung thường thích một người phụ nữ "hiểu chuyện", nghĩa là không ghen tuông, cấm đoán, để anh ta được thoải mái tự do trong thế giới riêng của mình.
Nếu đã dành tình cảm thật lòng cho đối phương thì chẳng ai có thể bình tĩnh thản nhiên được. Tình yêu luôn đi kèm với ghen tuông, mong muốn sở hữu đồng thời là sự quan tâm đối phương hết mực.
Bởi vậy, nếu người vợ đột nhiên "hiểu chuyện", trở nên tâm lý, ngoan ngoãn theo suy nghĩ của những người chồng thì các anh cũng đừng vui mừng. Hãy nhanh chóng nhìn nhận lại bản thân mình và mối quan hệ là vừa!
1. Chẳng bao giờ cằn nhằn, cho chồng thoải mái làm những điều anh ta muốn
Phụ nữ thường bị các ông chồng gắn cho cái mác "nói nhiều" đầy phiền phức nhức đầu. Chồng lười không tắm cũng nhắc nhở, chồng đi uống rượu về muộn cũng cằn nhằn, chồng không biết giữ gìn sức khỏe cũng chê trách, chồng giao lưu với những người bạn không tốt cũng nổi nóng... Cánh đàn ông cảm thấy bị kìm kẹp vô cùng khó chịu khi vợ can thiệp quá nhiều vào cuộc sống riêng của mình.
Thế nhưng vợ làm tất cả những điều đó cũng chỉ vì muốn tốt cho chồng. Cô ấy cũng rất mệt mỏi và đau đầu khi phải nhắc nhở, để ý đến mọi mặt trong đời sống của chồng mình. Chăm con nhỏ đã mệt, phụ nữ cũng mong được chồng chăm sóc mình, ai mong phải cằn nhằn cho thêm mệt mỏi? Nhưng vì thương yêu, cô ấy lại chẳng thể làm ngơ nổi.
Bởi thế một khi vợ trở nên ít nói, để mặc chồng thoải mái làm những gì anh ta muốn, điều đó nói lên một sự thật là cô vợ ấy không còn yêu chồng nữa.
Không yêu không thương nên anh ta làm gì cũng chẳng bận lòng, hại sức khỏe hay không tốt cho anh ta thì cô ấy cũng thờ ơ. Cho đến một ngày, nếu cô ấy đột nhiên đòi ly hôn thì anh chồng cũng đừng quá ngạc nhiên!
2. Không ghen tuông, để mặc chồng thoải mái với các mối quan hệ khác giới
Đã là con người khi yêu ai đó thật lòng thì tình yêu ấy luôn chứa đựng sự ghen tuông, ham muốn sở hữu, nỗi đau đớn khi bị phản bội. Nếu không có những cảm xúc ấy đồng nghĩa với việc đối phương không yêu bạn thật lòng, không còn bất kỳ lý do nào khác. Tùy tính cách, quan điểm của mỗi người mà sự ghen tuông có thể được thể hiện ở các mức độ khác nhau nhưng chắc chắn là phải có.
Các ông chồng luôn muốn được tự do trong thế giới riêng của mình, qua lại với những người bạn mình thích tất nhiên là có cả bạn khác giới. Thông thường cánh chị em đều rất dị ứng với bạn khác giới của chồng khiến chồng thấy vợ mình thật nhỏ nhen, không phóng khoáng.
Bởi lẽ đó nếu một ngày vợ thản nhiên không muốn hỏi han khi thấy chồng thân thiết với một người phụ nữ khác thì đó chính là hồi chuông báo động cho thấy tình yêu trong tim cô ấy đã cạn kiệt rồi.
Nếu một ngày vợ thản nhiên không muốn hỏi han khi thấy chồng thân thiết với một người phụ nữ khác thì đó chính là hồi chuông báo động... (Ảnh minh họa)
3. Chẳng một lời níu kéo nếu chồng có ý muốn chia tay
Trong các cuộc tranh cãi vì mâu thuẫn, nếu chồng vì quá bực tức mà buột miệng thốt ra hai chữ "chia tay", nếu vợ còn tha thiết với chồng thì mấy chữ đó chẳng khác gì sét đánh ngang tai.
Tuy thế với một người vợ đã trở nên chết lặng sau nhiều lần chịu tổn thương thì ly hôn đối với cô ấy đã chẳng còn đáng sợ, thậm chí còn là một sự giải thoát. Trong trường hợp người chồng không thật lòng muốn ra tòa ly dị mà bắt gặp phản ứng đó của vợ mình, hãy nhanh chóng tỉnh ngộ, sửa đổi bản thân để giành lấy trái tim vợ. Nếu không sẽ có một ngày cô ấy hạ quyết tâm và chủ động đưa ra đề nghị ly hôn đấy!
Giọt nước mắt ở buổi hẹn cuối trước khi cầm quyết định ly hôn "Chúng ta đi xem phim nhé, ngày mai đã không còn là vợ chồng nữa rồi", Sơn nhắn thế và Phượng đồng ý. 01 Giống như những tình yêu khác họ đã từng mặn nồng đến mức cái nắm tay cũng làm rung lên mọi dây thần kinh cảm xúc. Họ đã từng buôn chuyện và ngủ vùi cùng chiếc điện thoại vì...