Ông chồng kiệt sức sau 3 tháng thay vợ ở nhà trông con
“Cả ngày em chỉ ngồi buôn chuyện với bạn rồi uống trà, ăn bánh chứ gì”, ông bố Anh từng nói móc vợ, để rồi ân hận sau 3 tháng thử ở nhà nội trợ.
Anh Keir MacKenzie và con trai. Ảnh: Telegraph.
Bài dưới đây là của anh Keir MacKenzie, ông bố đã sút gần 6,5 kg vì stress và kiệt sức sau 3 tháng ở nhà chăm con thay vợ, trên Telegraph:
Thấy vợ có vẻ rất nhàn nhã khi ở nhà chăm con và dọn dẹp, nấu ăn, cho con ngủ trước khi chồng đi làm về, tôi đã chẳng nề hà khi gật đầu hoán đổi vị trí này với cô ấy vài tháng.
Đó là vào đầu năm 2013, khi vợ tôi tới thành phố Manchester (Anh) công tác cho tờ BBC Breakfast. Trước đó một tiếng, cậu con trai 20 tháng Frank tuổi bắt đầu nôn mửa nhưng cô ấy có vẻ bình thản như không. Năm ngày sau, Frank khỏi ốm nhưng mọi thứ cũng chẳng khá hơn.
Tôi nhận ra Frank chẳng thích ngủ – hay ít nhất là không thích ngủ cùng bố. Tôi đã mắc sai lầm khi đưa con vào ngủ chung phòng bởi đến 2h sáng thằng bé vẫn khúc khích bên tai bố. Nghe thì có vẻ dễ thương nhưng thực tế thì không.
Video đang HOT
Một ngày của tôi thường bắt đầu từ 5 rưỡi sáng. Thiếu ngủ khiến tôi mệt rũ. Tôi tự nhủ mình sẽ nghỉ ngơi lấy lại sức khi cho con tới nhóm chơi. Nhưng tôi đã nhầm. Đừng nghĩ đưa trẻ tới đó thì bạn sẽ đứng từ xa quan sát trong lúc nhâm nhi ly trà. Thực tế, trẻ tuổi chập chững chưa biết chơi với bạn. Tôi phát hiện ra điều này khi Frank đập chiếc ôtô nhựa vào mặt trẻ khác. Hai tiếng chạy đuổi theo con trong phòng chơi và thấp thỏm mong con đừng bị lây cúm từ những trẻ khác khiến tôi kiệt sức.
Tôi đã hy vọng sẽ nỗi đau này với những ông bố ở nhà nội trợ khác, nhưng một lần nữa lại thất vọng. Cánh đàn ông không thích nhìn hay nói chuyện với nhau khi họ chẳng cảm thấy mình là đàn ông nữa.
Trước, tôi tư duy sáng tạo, vượt qua các áp lực hạn chót và thích thú với những cuộc tán gẫu nơi công sở, thì nay tôi phải dành thời gian phân tích phân của con, tán chuyện với mấy bà mẹ về thói quen ngủ của lũ trẻ hay lo lắng liệu có phải vì xem hoạt hình nhiều mà Frank đấm thẳng vào mặt bố. Trước tôi là trụ cột nuôi cả nhà thì giờ tôi lo làm sao ngày 3 bữa chính với vài bữa phụ cho con.
Tôi còn phải cáng đáng giặt giũ, dọn dẹp, đi chợ. Chẳng tìm đâu ra thời gian cho mấy việc này, cha con tôi sống giữa một bãi chiến trường. Ngay cả cố gắng gọi đồ ăn trên trên mạng cũng không khiến tôi nhàn hơn. Khi tôi thông báo với vợ là bữa tối sẽ có cá file rán và salad thì cô ấy nói không thích mấy món đó rồi ca thán này kia. Điệp khúc có vẻ quen thuộc, giống như mỗi lần đi làm về tôi hay phàn nàn sao vợ làm món này mà không nấu món nọ.
Khi ba tháng sắp kết thúc và quầng thâm dưới mắt tôi sâu thêm, tôi nhận ra Frank cần mẹ về và tôi cần quay lại công việc. Sau khi vợ về và chúng tôi trở lại vai trò cũ, tôi thừa nhận với vợ là mình đã sai. Nuôi dạy con không dễ như uống trà, ăn bánh. Đó là công việc khó nhất trên đời. Tôi hiểu rằng việc chăm con hằng ngày hoàn toàn khác so với chuyện thi thoảng nhúng tay vào vài việc khi cuối tuần.
Tất nhiên thời gian ở nhà chăm con cũng mang lại cho tôi nhiều điều tích cực. Frank quấn bố hơn và tôi đã hiểu, thực sự trân trọng những việc không tên vợ làm mỗi ngày.
Sau thời gian ở nhà nội trợ, khi đi làm tôi thấy mình như được đi nghỉ. Quãng đường tới cơ quan mà tôi từng phàn nàn xa xôi thì giờ trở nên thi vị hơn, khi tôi dành vài tiếng đó nghỉ ngơi, đọc sách hay đơn giản là nhìn qua cửa sổ tàu và vui sướng vì biết mình không phải làm khoai tây nghiền.
Theo VNE
Câu chuyện người mẹ kiệt sức nuôi 10 người con để đến năm 80 tuổi lại bị ruồng bỏ khiến ai đọc cũng phải khóc
Đâu đó giọng cười con trẻ, lời ru ầu ơ vang lên, những giọt nước mắt tí tách rơi xuống. Bà ngẫm mà sao thấy đắng cay quá!
Chồng mất sớm, để lại cho bà một nách 10 người con. Người ta, ai nhìn vào hoàn cảnh của bà cũng thấy ái ngại. Trong nhà tài sản chẳng có gì, cái nghèo, cái đói đang thường trực vây quanh. Mọi người lo lắng rồi không biết mẹ con bà sẽ sống ra sao trong cái thời buổi khốn khó này. Có người khuyên bà nên đi bước nữa, biết đâu có thêm đàn ông trong nhà, bà sẽ bớt đi một phần gánh nặng. Cũng có người mach nước hay là bà cho bớt vài đứa con đi ở. Chúng sẽ vừa kiếm được tiền nuôi thân mà bà cũng bớt khổ. Nhưng cả hai phương án trên đều bị bà quả quyết bỏ qua.
Bà nhất định không tái giá nữa. Bà muốn giữ trọn đạo phu thê với người chồng quá cố. Còn về chuyện cho con đi ư? Chỉ trừ khi bà chết đi. Còn nếu bà vẫn sống, bà sẽ giữ chặt con bên mình, kể cả chỉ ăn rau, húp cháo loãng cũng không bao giờ bà để con phải đi làm kẻ hầu người hạ cho gia đình khác. Mười đứa con chính là tài sản quý giá nhất mà bà có, là những kỉ niệm đẹp nhất của bà và chồng bà. Bà chẳng có lộc về tiền tài thì bà có lộc về đường con cái. Bà luôn tin, rồi con cái bà sau này sẽ làm bà mát mặt.
Bà làm quần quật từ sáng sớm đến tối mịt để chạy ăn từng bữa cho các con. Các con bà lại cứ cách nhau 1 năm 1 nên lớn không lớn hẳn, nhỏ không nhỏ hẳn. Đứa lớn chỉ có thể giúp bà bằng cách trông các em bên dưới để bà yên tâm đi làm mà thôi. Đồng lương làm được ngày nào, bà đổ dồn hết vào tiền mua gạo, mua thức ăn. Nói thức ăn nghe cho có chứ chỉ có vài con cá khô, ít tép nhỏ, lạc rang. Có hôm, bới cơm cho các con ăn xong, quay ra nhìn nồi cơm đến chút cháy cũng chẳng còn mà bà không bao giờ kêu khổ. Bà chỉ cần các con bà được ăn no là đủ rồi.
Các con bà rồi cũng khôn lớn, trưởng thành. Đứa nào cũng đã có công việc ổn định. Vài người con cũng đã lập gia đình. Bà cũng đã già yếu lắm ở cái tuổi 80, bởi bao tháng năm lăn lộn, sự vất vả đã vắt kiệt sức lực của bà. Cứ tưởng đây là lúc bà sống để được hưởng phúc thì nào ngờ.
- Anh là lớn, anh phải nuôi mẹ là đúng rồi. Sao lại đùn đẩy trách nhiệm cho chúng em.
- Tôi là lớn nhưng đã có gia đình. Tôi còn phải lo cho vợ, cho con tôi. Các cô các chú chưa lập gia đình thì chăm sóc bà đi. Nếu không thì góp tiền vào đây để thuê người chăm sóc bà.
- Anh chị tưởng tiền là vỏ hến hay sao mà cứ thích bỏ ra là bỏ ra được. Cũng phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới kiếm được đấy chứ.Bà nằm trong buồng, nghe con cái cãi nhau về chuyện nuôi mình mà nước mắt cứ thế tuôn rơi. Thật sự trong giấc mơ, bà cũng vẫn luôn mơ thấy gia đình con cái vui vầy, hòa thuận, đầm ấm. Thế mà giờ đây... Bà ngẫm mà sao thấy đắng cay quá! Bà đã dành trọn hết cuộc đời mình, hy sinh nhưng niềm vui riêng của bản thân, nhịn ăn, nhịn mặc để dành cho con tất cả những gì mình có. Thế mà bây giờ, con cái bà lại trả ơn bà bằng những câu cãi vã nhau hàng ngày. Các cụ nói chẳng sai, 1 mẹ nuôi được 10 con nhưng 10 con lại chẳng thể nuôi nổi 1 mẹ.
Không muốn con cái cãi vã nhau, xô xát, đánh chửi nhau, bà lẳng lặng dọn về mái nhà tranh cũ khi xưa sống một mình. Con cái bà biết chuyện cũng chẳng hề ngăn cản. Thậm chí chúng còn:
- Đúng rồi, mẹ về đấy ở cho thoải mái. Rồi hàng ngày chúng con sẽ thay phiên nhau cơm nước đầy đủ cho mẹ.
Bà không nói gì, chỉ lẳng lặng quay đi. Ngồi ở thềm cửa, nhớ về những năm tháng khi xưa, khi những đứa con của bà còn nhỏ, vẫn hay cùng bà ngồi ở thềm cửa này, tíu tít kể chuyện cho bà nghe. Đâu đó giọng cười con trẻ, lời ru ầu ơ vang lên, những giọt nước mắt tí tách rơi xuống. Người ta vẫn thường chẳng nói: Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc, đừng để buồn lên mắt mẹ nghe con đấy ư? Các con bà không biết khi nghe được nỗi lòng này của bà, còn thấy xót xa, có thấy tủi hổ, tội lỗi hay không đây?
Theo Afamily
Cưới phải một cô vợ chẳng ra gì! Có đôi lần, inbox tôi là những tâm sự của các ông chồng. Rằng họ đã lỡ cưới một cô vợ chả ra gì. Rằng phụ nữ thật là quá đáng. Rằng vợ họ thật quá quắt... Hầu hết đàn ông tôi biết đều trải qua một giai đoạn được gọi là shock hôn nhân trong những năm đầu của cuộc hôn nhân....