Ông Cao Sỹ Kiêm: “Nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc còn rất nặng nề, gian truân”
Quân đội không tham gia làm kinh tế thì lực lượng, trí tuệ chỉ tập trung vào nhiệm vụ duy nhất là bảo vệ tổ quốc.
Phân tán lực lượng
Những đóng góp của nhiều doanh nghiệp thuộc quân đội là rất lớn trong công cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên, trước đòi hỏi của tình hình mới thì Bộ Quốc phòng đã cho thấy sự đổi mới trong tư duy khi đặt ra vấn đề cần xem xét quân đội có nên tham gia làm kinh tế hay không?
Theo Thượng tướng Lê Chiêm – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng thì Bộ Quốc phòng cũng thống nhất quan điểm quân đội sẽ không tham gia làm kinh tế mà tập trung cho xây dựng chính quy hiện đại để bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và sẽ tổ chức cổ phần hóa, thoái vốn các doanh nghiệp quân đội hiện nay.
Theo Tiến sĩ Cao Sỹ Kiêm – nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, quân đội không cần làm kinh tế để tập trung cho nhiệm vụ quốc phòng – ảnh Ngọc Quang.
Trước chủ trương quân đội không tham gia làm kinh tế của Bộ Quốc phòng, trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam Tiến sĩ Cao Sỹ Kiêm – nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng, đây là chủ trương đúng cần được nghiên cứu, triển khai sớm.
Ở các nước hầu hết quân đội không tham gia làm kinh tế mà tập trung cho nhiệm vụ chính là bảo vệ an ninh quốc phòng của quốc gia.
“Trong hệ thống nước xã hội chủ nghĩa trước đây chỉ có quân đội Trung Quốc tham gia làm kinh tế, nhưng hiện nay họ cũng không triển khai nữa”, ông Kiêm nói
Nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước nêu ra hai lý do để quân đội không nên làm kinh tế trong tình hình hiện nay:
Thứ nhất, nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc còn rất nặng nề, gian truân, vì thế quân đội làm kinh tế chỉ nên dừng ở việc tăng gia sản xuất sau giờ huấn luyện chiến đấu nhằm cải thiện đời sống bộ đội.
“Còn nhiệm vụ trọng tâm của quân đội là huấn luyện chiến đấu, xây dựng lực lượng quân đội chính quy, tinh nhuệ đặc biệt là nâng cao trình độ, trang bị kỹ thuật hiện đại.
Video đang HOT
Khi tham gia làm kinh tế quân đội sẽ bị phân tán về lực lượng, trí tuệ. Vì thế quân đội có đề xuất không làm kinh tế là rất hợp lý”, Tiến sĩ Kiêm nói.
Thứ hai, nếu vẫn còn một số doanh nghiệp thuộc quân đội thì nên cổ phần hóa, tức là quân đội chỉ tham gia một phần nhằm khai thác tiềm năng của quân đội để góp phần phát triển kinh tế đất nước.
“Điểm mạnh của doanh nghiệp quân đội chính là tính kỷ luật, khi cổ phần hóa doanh nghiệp quân đội vừa tận dụng được điểm mạnh này vừa giảm gánh nặng phải phân tán lực lượng, trí tuệ cho mặt trận kinh tế”, Tiến sĩ Kiêm nêu lợi điểm khi cổ phần hóa doanh nghiệp quân đội.
Cần tham gia vào kinh tế biển
Cũng liên quan đến chủ trương quân đội không làm kinh tế, theo chuyên gia kinh tế – Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong đây là vấn đề không mới, trước đây đã từng được đặt ra.
“Nhìn nhận vấn đề một cách tổng quan thì quan điểm quân đội không làm kinh tế hoàn toàn cũng không phải là tốt lắm. Thực tế yêu cầu của nước ta kết hợp giữa quân sự và kinh tế là vẫn cần”, ông Phong cho hay.
Theo Tiến sĩ Phong, phát biểu của Thứ trưởng Lê Chiêm nhằm hàm ý: Doanh nghiệp quân đội hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế mà tư nhân có thể làm được nhưng không liên quan đến quốc phòng thì nên để tư nhân làm, quân đội không cần tham gia.
“Mặt khác trong phát biểu cũng có ý, quân đội không làm kinh tế để tránh việc lạm dụng hoạt động kinh tế đó để cạnh tranh không lành mạnh với các thành phần kinh tế khác hoặc gây ra những cái khó coi như việc sân golf ở Tân Sơn Nhất”, ông Phong nói.
Theo chuyên gia kinh tế – Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong quân đội nên tham gia kinh tế biển – ảnh Vân Khánh
Nêu quan điểm cá nhân Tiến sĩ Phong cho rằng, những hoạt động kinh tế của quân đội mà gắn với quốc phòng cần tiếp tục duy trì đặc biệt là phục vụ kinh tế biển. Những hoạt động liên quan tìm kiếm thăm dò dầu mỏ, đóng tàu phục vụ quân sự và kinh tế rất cần.
“Qua những sự cố liên quan đến chất lượng tàu cá của ngư dân gần đây đặt ra vấn đề: Quân đội có đủ trình độ kỹ thuật đóng tàu thì nên giao việc đóng tàu quân sự và tàu đánh cá ngư dân cho doanh nghiệp quân đội. Tôi ủng hộ quân đội tham gia làm kinh tế biển, nhất là đóng tàu”, Tiến sĩ Phong cho biết.
Ủng hộ quân đội làm kinh tế biển nhưng với lĩnh vực doanh nghiệp tư nhân làm được và không liên quan đến quốc phòng như xây dựng dự án, công trình dân dụng thì quân đội không nên tham gia.
(Theo Giáo Dục)
Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng: Quân đội sẽ thôi làm kinh tế
"Quân đội tập trung xây dựng quân đội. Tất cả doanh nghiệp quân đội sẽ cổ phần hóa, thoái vốn. Cái nào phục vụ cho quốc phòng thì phục vụ cho quốc phòng. Chứ không để "lăn tăn" các doanh nghiệp làm kinh tế... Đây là quan điểm của Quân ủy Trung ương... ", Thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nói.
Tại buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc với lãnh đạo TPHCM sáng 23/6, Thượng tướng Lê Chiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã nêu rõ quan điểm của Bộ Quốc phòng về dự án sân golf Tân Sơn Nhất.
Vấn đề "xoá sân golf, mở rộng sân bay" được đưa ra bàn tại buổi làm việc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với lãnh đạo TPHCM
Thượng tướng Lê Chiêm cho biết, ngay khi dư luận phản ánh về việc quá tải sân bay Tân Sơn Nhất, trong khi ngay sát bên sân bay là một quỹ đất lớn dành làm sân golf, Bộ Quốc phòng đã lệnh dừng tất cả dự án trong sân golf để kiểm tra, báo cáo Chính phủ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, sẽ thuê tư vấn nước ngoài nghiên cứu, tìm ra phương án tốt nhất cho sân bay Tân Sơn Nhất (Ảnh: Nguyễn Quang)
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, dự án sân golf Tân Sơn Nhất có từ năm 2007, được 8 Bộ và Thủ tướng Chính phủ thời đó phê duyệt. Tuy nhiên, hiện nay, việc giải tỏa áp lực cho sân bay Tân Sơn Nhất là cần thiết.
"Quan điểm của Bộ Quốc phòng là ưu tiên phát triển hàng không, lấy đất làm sân bay", Thượng tướng Lê Chiêm khẳng định.
Thượng tướng Lê Chiêm cũng cho biết, toàn bộ quỹ đất quốc phòng trên địa bàn TPHCM là rất lớn, có lịch sử để lại từ xa xưa. Theo yêu cầu, sắp tới cầu sẽ thanh tra toàn bộ đất Quốc phòng.
Thượng tướng Lê Chiêm cho biết, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo dừng tất cả các dự án trong sân golf Tân Sơn Nhất (Ảnh: Nguyễn Quang)
"Quân đội tập trung xây dựng quân đội. Tất cả doanh nghiệp quân đội sẽ cổ phần hóa, thoái vốn. Cái nào phục vụ cho quốc phòng thì phục vụ cho quốc phòng. Chứ không để "lăn tăn" các doanh nghiệp làm kinh tế... Đây là quan điểm của Quân ủy Trung ương. Cương quyết làm đúng chủ trương của Thủ tướng Chính phủ", Thượng tướng Lê Chiêm nói.
Ảnh chụp vị trí sân golf Him Lam nằm sát sân bay Tân Sơn Nhất
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đề nghị TPHCM thực hiện nghiêm Nghị quyết về phát triển kinh tế, quốc phòng trên địa bàn. TPHCM phải hết sức quan tâm, thể hiện rõ trách nhiệm của mình là địa bàn chiến lược, là đầu tàu kinh tế của cả nước...
Vừa đánh golf vừa có thể ngắm máy bay lên xuống.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, làm sân bay Long Thành nhưng Tân Sơn Nhất vẫn tồn tại vì nhu cầu lớn. Sân bay Long Thành tới năm 2025 - 2027 mới xong. Do đó, nếu không giải quyết điểm nghẽn ở sân bay Tân Sơn Nhất thì rất gay go.
Ngoài sân golf, nơi đây còn có tổ hợp nhà hàng, khách sạn
"Để đảm bảo tính khách quan, chúng ta sẽ thuê tư vấn nước ngoài nghiên cứu, tìm ra phương án tốt nhất cho sân bay Tân Sơn Nhất. Đây là nguyện vọng của Đoàn đai biểu Quốc hội TPHCM và cử tri quận Tân Bình", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
Công Quang - Quốc Anh
Theo Dantri
Đỗ Mạnh Cường khoe 6 nhân tố mới cho show thời trang 6 gương mặt triển vọng của làng mẫu Việt được nhà thiết kế mời vào show diễn thu đông 2016. Show diễn Thu/Đông 2016 của Đỗ Mạnh Cường sẽ có khoảng 100 người mẫu trình diễn. Ngoài những gương mặt đình đám như Lê Thúy, Hoàng Thùy, Trang Khiếu, Mâu Thuỷ, Lê Xuân Tiền, Lê Thanh Thảo, Hằng Nguyễn, Vũ Mạnh Hiệp, Hữu...