Ông Campell: Lịch sử thế kỷ 21 sẽ được viết ở châu Á
Thách thức lớn nhất đối với các nhà lãnh đạo Mỹ là cần phải “thông minh và khôn ngoan” khi tập trung nhiều hơn vào châu Á – Thái Bình Dương.
Trong một buổi điều trần tại Ủy ban Quân vụ Thượng viện vào ngày hôm qua, ông Kurt Campbell, Chủ tịch đồng thời là Giám đốc nhóm châu Á đã phát biểu với các thượng nghị sĩ rằng, “lịch sử của thế kỷ 21 sẽ được viết ở châu Á. Không còn gì phải nghi ngờ về điều này.”
Ông Campbell đã đảm nhiệm chức Trợ lý Ngoại trưởng, phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, tại Bộ Ngoại giao Mỹ dưới thời bà Hillary Clinton từ năm 2009 đến 2013 và được coi là một trong các kiến trúc sư của chính sách “xoay trục” châu Á của Mỹ.
Trong bài phát biểu tại Ủy ban Thượng viện, ông Campbell cho rằng, trong khi hầu hết mọi người đều đồng ý rằng, Mỹ sẽ chuyển hướng mạnh sang châu Á – Thái Bình Dương thì cường quốc kinh tế này lại đang “mất thời gian ở Trung Đông và Nam Á” và sẽ vẫn phải mắc kẹt ở đó thêm một thời gian nữa. Ông nhận xét rằng, thách thức lớn nhất đối với các nhà lãnh đạo ở quốc hội và nhánh hành pháp sẽ là tìm ra “sự thông minh và khôn ngoan” khi tập trung nhiều sự chú ý hơn vào châu Á – Thái Bình Dương.
Ông Campbell lưu ý rằng, “mối bận tâm lớn nhất ở châu Á không chỉ là sự rối loạn chức năng trong chính quyền của chúng ta mà đó còn là việc chúng ta đang phải bận tâm vào những vấn đề ở ngoài khu vực này và Mỹ càng cố gắng thuyết phục các đối tác ở châu Á về sự có mặt của Mỹ tại đây thì càng ít nước tin Mỹ.
“Thưa quý ông và quý bà, để chính sách ở châu Á đạt hiệu quả trong tương lai, cái giá cho việc chấp nhận bước vào đấu trường này sẽ tăng đáng kể. Chúng ta phải dành nhiều thời gian và hợp tác nhiều hơn trong lĩnh vực quân sự, thương mại, kinh tế để đạt được thành công ở châu Á.”Những từ ngữ dùng để mô tả chính sách tái cân bằng đã phát triển từ “chúng ta đã trở lại châu Á” đến “chúng ta chưa bao giờ rời khỏi châu Á”. Ông Campbell cho rằng, cả hai đánh giá trên đều đúng ở phương diện nào đó nhưng cũng đều là “sai lầm sâu sắc”. Ông cho rằng, chi phí cho việc can dự nhiều hơn vào châu Á ngày càng gia tăng:
Video đang HOT
Ông cho rằng, bất cứ “bước đi nhỏ nào” cũng cần đến thời gian và phải được một số đời tổng thống sau này tiếp nối. Chính sách đối ngoại ít khi đóng vai trò quan trọng trong các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ nhưng chắc chắn chính sách đối với châu Á sẽ là một vấn đề quan trọng được đề cập đến trong chiến dịch tranh cử lần này. Sau khi Tổng thống Obama rời nhiệm sở, chiến lược tái cân bằng sẽ ra sao, đó là một trong những câu hỏi mà các ứng cử viên Tổng thống cần phải trả lời.
Trong khi, lĩnh vực quân sự được coi là “tấm vé lớn” nếu Mỹ muốn can dự vào châu Á thì ông Campbell cũng nhấn mạnh đến mức độ quan trọng của Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương. Theo ông Campbell, Mỹ có thể “thực hiện mọi việc đúng” về mặt ngoại giao ở châu Á nhưng nếu không xử lý được TPP thì Mỹ chỉ đạt được điểm C trong hai năm tới
Theo The Diplomat
Mỹ đẩy mạnh 'tái cân bằng' ở châu Á
Giai đoạn tiếp theo trong chiến lược tái bố trí quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ được Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter công bố ngay trước chuyến thăm châu Á.
Tàu ngầm hiện đại lớp Virginia đến châu Á - Thái Bình Dương - Ảnh: US Navy
Đêm qua, ông Ash Carter đã đến Tokyo, mở đầu chuyến thăm nước ngoài đầu tiên trong vai trò Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ mà ông đảm nhận từ tháng 2.2015. Trước khi đi Nhật Bản, ông có bài phát biểu sáng 6.4 (giờ Mỹ) tại Viện McCain ở Đại học bang Arizona, được giới quan sát đánh giá là "hơi bất thường" khi "lấn" qua cả lĩnh vực kinh tế.
Thành tố trung tâm
Trong bài phát biểu, ông Carter kêu gọi Thượng viện Mỹ và 11 quốc gia khác tham gia đàm phán Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhanh chóng hoàn tất thỏa thuận này, bởi TPP được coi là một thành tố trung tâm trong chiến lược ngoại giao "tái cân bằng" về châu Á của Washington sau hơn một thập niên lún vào chiến tranh ở Iraq và Afghanistan. "Việc thông qua TPP đối với tôi cũng quan trọng như được cấp thêm một hàng không mẫu hạm", ông Carter phát biểu.
Trên phương diện quân sự, vị tân chủ Lầu Năm Góc tuyên bố: "Đích thân tôi cam kết theo đuổi giai đoạn tiếp theo của chính sách tái cân bằng này, bởi nó cho phép chúng tôi can dự sâu hơn và đa dạng hơn với khu vực". Bước đầu tiên trong giai đoạn này, "chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư cho các phương tiện quân sự tương lai đặc biệt phù hợp với môi trường an ninh năng động và phức tạp của châu Á - Thái Bình Dương", ông nói. Trang bị máy bay ném bom tàng hình tầm xa, tên lửa hành trình chống hạm tầm xa tân tiến, hay năng lực tái thiết các đường băng nhanh chóng... là một số ví dụ mà ông Carter nói rằng có thể giúp các lực lượng của Mỹ "sống sót trong những tình huống khủng hoảng". Ngoài ra, phát triển các loại hình chiến tranh không gian, chiến tranh điện tử, hay một số dạng "bất ngờ" khác cũng nằm trong kế hoạch của Lầu Năm Góc, ông cho biết.
Bên cạnh đó, Mỹ cũng sẽ triển khai đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương những phương tiện phù hợp mà nước này đã phát triển trong thập niên qua, ông Carter nói. Đó là tàu ngầm lớp Virginia phiên bản mới nhất, máy bay trinh sát Poseidon P-8, các chiến đấu cơ hiện đại F-22, F-35, máy bay ném bom tầm xa như
B-2, B-52... "Và trong bối cảnh khu vực đứng trước mối đe dọa tên lửa, chúng tôi đang tiến hành triển khai thêm 2 tàu chống tên lửa Aegis", ông cho biết và nói thêm: "Chúng tôi sẽ tiếp tục đưa những công nghệ tối tân, chẳng hạn như các loại vũ khí, khí tài hải quân, không quân mới nhất, vào toàn vùng Thái Bình Dương".
Củng cố quan hệ đồng minh
Mặt khác, Mỹ cũng "liên tục làm mới các mối quan hệ đồng minh từng có từ thời Chiến tranh lạnh" cũng như vun đắp các mối quan hệ mới, ông Carter nói. "Khi tới Nhật Bản, chúng tôi sẽ hoàn tất một bộ quy tắc Hướng dẫn hợp tác quốc phòng" đóng vai trò nền tảng trong mối quan hệ đồng minh, cho phép hai bên tăng cường hợp tác trong lĩnh vực không gian và không gian mạng. Ông Carter sẽ gặp gỡ Thủ tướng Shinzo Abe và các quan chức Nhật Bản trong hôm nay và ngày mai, bộ quy tắc hướng dẫn này dự kiến sẽ được ký kết vào cuối tháng 4.2015 khi ông Abe thăm chính thức Washington.
Rời Tokyo, ông Carter sẽ đến Hàn Quốc "để bàn hợp tác tăng cường năng lực phòng thủ trên bán đảo Triều Tiên" nhằm đối phó với mối đe dọa đến từ nước láng giềng ưa khiêu khích của Seoul. Ông Carter cũng cho biết khả năng sẽ thiết lập những "hợp tác ba bên chưa có tiền lệ", chẳng hạn với Nhật Bản và Úc để tăng cường an ninh biển trong khu vực Đông Nam Á, hoặc với Nhật Bản và Hàn Quốc để xây dựng hệ thống chia sẻ thông tin đầu tiên trong khu vực nhằm "cùng nhau ngăn chặn và phản ứng kịp thời với các tình huống khủng hoảng".
Chưa hết, cuối tháng 5 và đầu tháng 6 tới, ông Carter sẽ trở lại Đông Nam Á, tham dự Đối thoại Shangri-La tại Singapore và thăm Ấn Độ. Hồi tháng 1.2015, trong chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama, Mỹ và Ấn Độ đã nhất trí về một Thỏa thuận khung hợp tác quốc phòng song phương. Chuyến thăm New Delhi của ông Carter sắp tới dự kiến sẽ thực sự đưa hai nước vào hợp tác an ninh biển và công nghiệp quốc phòng.
Riêng đối với Đông Nam Á, ông Carter nhấn mạnh các hợp tác với Philippines, VN, Malaysia và Indonesia bằng cách cung cấp những phương tiện tăng cường an ninh biển và giảm thiểu thiên tai, hay hỗ trợ Singapore thiết lập trung tâm chia sẻ thông tin và cứu trợ thảm họa.
Thục Minh
(Văn phòng Singapore)
Theo Thanhnien
Mỹ mở giai đoạn mới trong chiến lược "xoay trục" sang châu Á Chính quyền Obama đang mở một giai đoạn mới trong chiến lược "xoay trục" sang châu Á-Thái Bình Dương bằng việc đầu tư vào các vũ khí công nghệ cao như máy bay ném bom tàng hình tầm xa và tên lửa hành trình chống hạm mới, và mở rộng các quan hệ đối tác thương mại. Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ash...