Ông câm, bà cụt và chuyện hạnh phúc không tật nguyền
Người ta đi tìm hạnh phúc theo nhiều kiểu của riêng mình, đôi khi hạnh phúc bình dị mà cũng cao cả lắm! Câu chuyện về một ông câm sống với một người đàn bà cụt hai chân ở phường Tân Thạnh, TP Tam Kỳ, Quảng Nam là một ví dụ như vậy.
Hơn hai mươi năm gắn bó với nhau, không có quan hệ huyết thống, không phải vợ chồng, không tình đôi lứa, hai người khuyết tật ấy nương tựa vào nhau rồi tạo nên “một gia đình” hạnh phúc theo cách riêng của họ…
Cùng chung nỗi đau chiến tranh
Tình cờ trên đường Trưng Nữ Vương, TP Tam Kỳ (Quảng Nam), chúng tôi gặp một cảnh tượng rất xúc động. Một người đàn bà khoảng 60 tuổi, mất cả hai chân, ngồi trên xe lăn cùng với một ông già đang xếp những thùng các tông lại với nhau. Lâu lâu hai ông bà mỉm cười với nhau rất tình cảm dù mồ hôi đã đổ đầy trên khuôn mặt.
Hai người họ sống bằng nghề thu mua phế liệu trong một căn nhà nhỏ sát bên đường. Hỏi thăm những người xung quanh thì được biết, ông già bị câm. Người dân khu phố hay gọi họ là “ông câm, bà cụt”. Tên của ông là Nguyễn Văn Câm, bà là Trần Thị Nga. Và lạ nhất, dù sống chung nhưng họ không phải anh em, cũng không phải vợ chồng…
Ông Câm, bà Nga với công việc thường ngày giữa đống phế liệu ngổn ngang. Ảnh: TG
Với người bình thường, việc thu mua rồi làm một đại lý phế liệu đã rất vất vả, với người khuyết tật như ông bà lại khó bội phần. Bà không di chuyển được, ông thì sức yếu, làm cái gì cũng mướt mồ hôi. Nhưng với quyết tâm xây dựng một cuộc sống tự lực, đủ ăn, không lệ thuộc vào lòng hảo tâm của thiên hạ, ông bà đã gắng sức.
Thấy chúng tôi ghé lại, ông bà nghỉ tay tiếp khách. Có nghe được câu chuyện của hai người mới thấy được cuộc sống này vẫn còn nhiều điều kỳ diệu, được viết lên bằng tình yêu thương giữa người với người. Ông Câm bị dị tật từ nhỏ, không phải bẩm sinh mà do chiến tranh. Trước 1975, một quả bom khiến cơ thể ông Câm bị thương nhiều chỗ. Bà con xóm giềng đưa ông vào một bệnh viện ở Đà Nẵng. Sau mấy tháng điều trị, dù đã đi lại được nhưng ông mất đi khả năng nghe, nói. Vừa câm, vừa điếc, mấy năm sau, ông được đưa về Trại xã hội thị xã Tam Kỳ. Mọi người không biết đặt cho ông tên gì nên khi làm khai sinh, khai cho ông tên là Nguyễn Văn Câm. Cái tên gắn với kiếp người đau khổ đi với ông suốt từ đó đến giờ.
Bà Trần Thị Nga có hoàn cảnh “khá” hơn ông Câm một chút. Bà vốn quê ở TP Đà Nẵng, sau giải phóng thì bà vào huyện Tiên Phước, Quảng Nam làm công nhân cầu đường. Tai nạn bất ngờ đến với bà vào một buổi chiều, khi đi kiếm củi về nấu cơm cho anh chị em trong đội. Một tiếng nổ to, tất cả trở nên mờ ảo trước mắt bà. Tỉnh dậy, bà thấy mình nằm trong bệnh viện. Nhìn xuống dưới, bà khóc không thành tiếng khi đôi chân đã không còn. Bác sỹ bảo, bà giẫm phải một quả mìn, may chỉ bị mất đi đôi chân, còn toàn bộ cơ thể phần trên hầu như nguyên vẹn. Nghe bác sỹ dùng từ “may”, lòng bà quặn thắt. Một cô gái 17 tuổi, chưa có một mối tình, vốn hăng say lao động… giờ thành người tàn phế. Lúc ở bệnh viện, bà nhiều lần muốn quyên sinh, nhưng rồi bà vẫn sống…
Video đang HOT
Duyên phận đẩy đưa khiến bà cũng về Trại xã hội thị xã Tam Kỳ, nơi ông Câm đang được cưu mang. Ngay từ lúc mới gặp, bà đã thấy thương ông Câm bằng tình thương của người em đối với người anh. Sẻ chia với nhau trong khó khăn, trong cảnh tật nguyền, dần dần họ gần nhau hơn.
Bà bảo, dường như kiếp trước ông bà là anh em ruột, nên kiếp này cứ muốn cưu mang nhau. Rồi họ dìu nhau sống cho đến khi Trại xã hội Tam Kỳ giải tán, sát nhập vào với Trung tâm Xã hội thị xã Hội An, năm 1994. Bà Nga lúc ấy xin ra khỏi Trại, ở lại Tam Kỳ mưu sinh. Mảnh đất này gắn bó với bà từ lúc mất đi đôi chân, giờ bà không thể bỏ đi được. Rồi, không do dự, bà xin Ban quản lý trung tâm cho ông Câm về sống với bà trong ngôi nhà bà tự dựng lên.
Dù cụt hai chân nhưng bà Nga là chỗ dựa cho ông Câm.
Dìu nhau đi qua muôn vàn gian khó
Hai người khuyết tật, một nam một nữ sống với nhau, hàng xóm xì xào to nhỏ. Ban đầu, họ cứ tưởng hai người là vợ chồng. Họ cười nhạo, nói bà Nga giả bộ, thấy ông Câm không nghe, không nói được, muốn lừa người xung quanh. Mặc miệng thế gian, bà cùng ông với chiếc xe lăn, miệt mài mưu sinh qua từng góc phố. Rồi thời gian qua đi, người ta cũng quen dần với cảnh ông đẩy bà đi mua phế liệu quanh những con phố Tam Kỳ. Họ bớt đàm tiếu…
Hai người khuyết tật, một nam một nữ sống với nhau, hàng xóm xì xào to nhỏ. Ban đầu, họ cứ tưởng hai người là vợ chồng. Họ cười nhạo, nói bà Nga giả bộ, thấy ông Câm không nghe, không nói được, muốn lừa người xung quanh. Mặc miệng thế gian, bà cùng ông với chiếc xe lăn miệt mài mưu sinh qua từng góc phố. Rồi thời gian qua đi, người ta cũng quen dần với cảnh ông đẩy bà đi mua phế liệu quanh những con phố Tam Kỳ. Họ bớt đàm tiếu…
Bà Nga bảo: “Nói có trời đất, tui với ổng không phải vợ chồng mô. Chẳng qua tui thấy ổng tội quá, không thân không thích, tui mới nói ổng về ở cùng, nương tựa lẫn nhau. Tui còn làm lụng vài việc được, ổng thì lúc khỏe đẩy xe cho tui. Nhưng ban đầu chẳng ai tin hết. Thôi kệ, mình cứ sống với tâm thiệt của mình. Dần dần, họ cũng hiểu ra, quý mến bọn tui. Giờ, quanh đây, nhà nào có phế liệu, họ đều dồn lại, đem đến chỗ tui bán với giá rẻ chứ nhất định không bán cho ai khác nữa. Vậy là tui cũng mừng rồi…”.
Niềm vui vì được cộng đồng chấp nhận, hiểu hoàn cảnh nhưng nỗi buồn cũng luôn vây phủ hai con người tật nguyền. Những vết thương do mảnh bom năm xưa còn nằm trong cơ thể ông Câm. Trái gió trở trời, ông lại đau yếu, nằm một chỗ. Những lúc ấy, bà Nga phải quán xuyến mọi việc trong nhà, tự mình lăn xe mưu sinh. Nhìn ông quằn quại trong cơn đau nhiều khi khiến bà như đứt từng khúc ruột. Tự bao giờ, bà đã coi ông như người anh ruột thịt của mình. Những lúc ấy, họ cứ động viên nhau mà sống. Hiện thời, với sức khỏe của hai người ngày một yếu đi, ngày nắng nóng hay mưa dầm, họ đều phải ở nhà, sống bằng khoản tích cóp vụn vặt. “Cuộc sống chật vật lắm mới đủ ăn”, bà Nga nói.
Trong câu chuyện, ông Câm ú ớ cười với chúng tôi và ra dấu với bà Nga. Bà bảo, ông ấy muốn nói với chúng tôi là ông rất vui, rất hạnh phúc khi ở bên bà. Có bà, ông như có được một điểm tựa vững chắc cả về vật chất lẫn tinh thần. Trời còn không bạc đãi ông khi cho ông được biết, được sống với một người nhân hậu như bà. “Dịch” lời ông Câm nói, bà Nga cứ rơm rớm nước mắt. Bà bảo, nhiều khi thấy ông ráng sức đẩy xe đi, dù trong người mệt, nhưng bà nói mấy ông cũng không chịu để bà đi làm một mình. Chỉ khi bệnh trở trời, ông mới nằm nhà, nhưng cứ thấp thỏm lo cho bà một mình ngoài đường. Biết ông tình cảm, bà càng thương ông hơn, cố gắng làm việc nhiều hơn để cuộc sống của ông đỡ cơ cực.
Sau một ngày làm việc hết sức, nhiều lần, người ta thấy ông Câm đẩy bà Nga trên chiếc xe lăn, đều đều bước đi dạo trên những con phố Tam Kỳ. Lúc đó, trông họ thư thái, bình yên đến lạ. Nhìn họ cười với nhau, không ai nghĩ cuộc sống của họ đã và đang trải qua những ngày khó khăn như thế nào. Ông làm chân cho bà. Bà lại làm tai, làm tiếng nói cho ông. Họ hỗ trợ nhau trong tình yêu thương, êm ấm, khiến không ít người trầm trồ thán phục.
Chúng tôi chia tay ông Câm, bà Nga mà lòng thấy một sự bất ngờ, những niềm vui rộn rã. Như một câu chuyện cổ tích được viết giữa đời thường, hai ông bà là tấm gương sáng về tinh thần vượt khó của người khuyết tật, về tình yêu thương trong sáng giữa người và người trong cuộc sống này. Cái đẹp đang hiện hữu và tỏa hương thơm.
Theo Nguyễn Thành Giang
Vượt sông đi cấy thuê, 3 phụ nữ chết thảm
Chiếc ghe nhỏ chở 8 phụ nữ vượt sông Gò Trâu (một nhánh của sông Bàn Thạch, thuộc địa bàn xã Tam Thăng, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) bị lật úp khiến 3 phụ nữ đi cấy thuê chết thảm.
Khoảng 7 giờ sáng nay 27/12, một nhóm phụ nữ gồm 8 người trú tại thôn Thạch Tân, xã Tam Thăng, vượt sông Gò Trâu trên chiếc ghe nhỏ do anh Phạm Công Đường (SN 1981, trú xã Tam Thăng) điều khiển sang đồng Đùi để cấy lúa thuê.
Công tác khám nghiệm chiếc ghe đang được tiến hành
Khi chiếc ghe nhỏ đưa những người phụ nữ vượt sông để kịp giờ làm thì bất ngờ chếc ghe bị lật chìm dưới sông. Hậu quả, 3 phụ nữ gồm bà Trần Thị Hạnh (SN 1960), Trần Thị Yến (SN 1960), Trần Thị Phượng (SN 1972, cả 3 cùng trú xã Tam Thăng, TP Tam Kỳ) tử vong.
Những người còn lại may mắn được người làm đồng gần đó cứu thoát chết.
Chiếc ghe nhỏ gặp nạn
Nhận được tin báo, cơ quan chức năng địa phương đã huy động lực lượng tìm kiếm các nạn nhân. Đến khoảng hơn 8 giờ sáng đã đưa thi thể 3 nạn nhân lên bờ.
Lực lượng chức năng có mặt tại hiện trường để điều tra
Theo một số nhân chứng kể lại, 8 phụ nữ này đi cấy lúa thuê tại cánh đồng Đùi bên kia sông Gò Trâu; khi đến bờ sông cả 8 phụ nữ trên nhờ anh Phạm Công Đường mượn chiếc ghe nhỏ của một người tên Dinh đang neo bên bờ sông để đưa sang sông. Do chiếc ghe nhỏ và chở quá tải nên ghe bị lật gây nên 3 cái chết thương tâm.
Theo thông tin từ xã Tam Thăng, gia đình cả 3 phụ nữ bị nạn có hoàn cảnh rất khó khăn, công việc của họ là đi làm thuê kiếm sống qua ngày. Lãnh đạoxã Tam Thăng cho biết, trước mắt xã hỗ trợ mỗi nạn nhân 2 triệu đồng để lo mai táng.
Hiện cơ quan công an đang tổ chức khám nghiệm hiện trường và điều tra nguyên nhân tai nạn.
Công Bính
Theo Dantri
Bé sơ sinh tử vong vì bị bỏ rơi ở nghĩa trang Trong thời tiết khá lạnh, em bé sơ sinh đã bị bỏ rơi tại nghĩa trang và không quá khỏi vì thời tiết lạnh Sáng 10-12, một bé sơ sinh nặng khoảng 3,5 kg còn đỏ hỏn bị bở rơi tại nghĩa trang xã Hoài Phú, Hoài Nhơn (Bình Định). Khi nghe tiếng khóc mọi người đến thì em bé đã tím tái...