Ông bụt nghiêm khắc
Hồi đó tôi ghét bố mình ghê ghớm. Tôi luôn đặt ra câu hỏi tại sao bố lại ghét tôi đến thế, sao bố không thương tôi. Trong hai đứa thì bố thương em trai tôi nhiều hơn. Bố bảo vì nó còn nhỏ chưa biết gì nên chẳng bao giờ đánh đòn. Còn đối với tôi, bố luôn hết mực nghiêm khắc và…nghiêm khắc.
Sau tôi còn có một đứa em trai lém lỉnh. Hồi nhỏ, hai anh em tôi rất nghịch ngợm và ham chơi. Có lần, chúng tôi rũ nhau đi chơi ở bờ sông. Cạnh đó có cây ổi không sai quả lắm, nhưng luôn là “tâm điểm” chú ý của lũ trẻ con chúng tôi.
Thằng em tôi vốn thích ăn vặt nên không khỏi bị “hấp dẫn” bởi những trái ổi xanh lúc lỉu trên cành. Còn tôi, làm anh nhưng lúc nào cũng ham chơi và chẳng quan tâm gì đến em út cả. Vậy nên mới xãy ra chuyện…ông em “quý hóa” của tôi leo trèo thế nào mà bị ngã gãy tay.
Từ hôm thằng quỷ nằm “giường bệnh”, bố cấm tôi không được đi chơi đâu cả. Ở nhà đã không sung sướng gì, lại còn phải trông nom thằng em đang bị ốm khiến tôi buồn không chịu nổi. Thỉnh thoảng, những lúc bố mẹ vắng nhà tôi lại leo hàng rào ra ngoài tìm mấy đứa bạn. Vì tội mãi chơi nên đến xế chiều tôi mới “vác xác” về nhà.
Mới về tới đầu ngõ, tôi đã trông thấy bố đứng chực sẵn trước cổng nhà. Trên tay lại còn cầm thêm một cái chổi lông gà…quá quen thuộc! Tôi sợ phát khiếp nên cứ thập thập thò thò mãi mới chịu về. Biết bố đang giận, tôi không nói gì cả mà chỉ lẳng lặng theo bố vào nhà “chịu trận”. Bố tôi đánh rất mạnh, nhưng lại không nói gì cả trong khi đánh tôi. Nhìn tôi nằm khóc rưng rức, bố cũng không an ủi lấy một lời mà hãy còn mạnh tay. Chỉ có mẹ tôi xót con, nên lúc nào cũng vào can ngăn bố tôi lại. Nhưng đợi đến lúc đó thì mông tôi cũng đã hằn lên nhiều vết lằn tê rần và đỏ chót.
Hồi đó tôi ghét bố mình ghê ghớm. Tôi luôn đặt ra câu hỏi tại sao bố lại ghét tôi đến thế, sao bố không thương tôi. Trong hai đứa thì bố thương em trai tôi nhiều hơn. Bố bảo vì nó còn nhỏ chưa biết gì nên chẳng bao giờ đánh đòn. Còn đối với tôi, bố luôn hết mực nghiêm khắc và…nghiêm khắc.
Tôi luôn tự nhủ mình phải cố gắng học tập thật giỏi để cho bố biết rằng tôi không phải là một đứa trẻ hư. Rồi có lần, mẹ bảo với tôi rằng: “thực ra bố thương con nhiều lắm đấy!” nhưng tôi chẳng thèm tin. Đã thế, mẹ lại còn kể ra rất nhiều điều khiến tôi dần bị “lung lay” tinh thần: “bố đánh con cũng chỉ là vì thương con, mong con ngoan ngoãn hơn mà thôi. Mỗi khi đánh con xong, bố lẳng lặng đi về phòng ngồi suy ngẫm. Bố buồn, mẹ biết! Bố thường hỏi mẹ đã xoa dầu cho con chưa, con thế nào rồi…”
Thực ra, không phải đợi đến lúc được mẹ kể cho nghe về bố tôi mới hiểu được rằng…bố-rất-thương-tôi. Chỉ có điều, tôi lại rất cứng đầu chấp nhận. Nếu không nhờ có bố, thì có lẽ bây giờ tôi vẫn còn ham chơi như ngày nào. Nếu không nhờ có bố, thì có lẽ…bây giờ tôi chỉ có thể là một đứa hư hỏng. Bố hiền từ giống như ông bụt, nhưng lại là một ông bụt…vô cùng nghiêm khắc trong cuộc đời tôi!
Theo Guu
Đêm tân hôn không bình yên
"Hôm nay đã là ngày 30 rồi mà bố chẳng gửi cho con đồng nào. Dạo này chắc bố bận yêu đương, hò hẹn với con mụ ấy quá. Yêu mụ ấy chắc phải tốn kém lắm nhỉ. Hay mụ ấy cấm bố gửi tiền cho con rồi".
Video đang HOT
Ảnh minh hoạ: Internet
Đêm tân hôn, tôi như chết lặng khi mở hộp quà ra và thấy trong đó là toàn những bộ quần áo cũ, rách rưới và bẩn thỉu của con. Kèm đó là một cuốn sổ nhỏ với lời lẽ cay nghiệt.
Tôi năm nay 43 tuổi, là một kỹ sư xây dựng. 14 năm trước, tôi đã kết hôn với một cô thủ quỹ ở cùng cơ quan và sinh được hai cháu 1 trai, 1 gái, xinh xắn và học hành giỏi giang.
Cuộc sống sẽ chẳng có gì đáng nói nếu cách đây 3 năm cô ấy không phải lòng một người đồng nghiệp cũng là bạn cùng cơ quan với tôi. Chúng tôi chia tay nhau và vì muốn các con không phải xa nhau nên tôi đồng ý để cả hai con cùng ở với mẹ trong căn nhà mà mấy chục năm gom góp tôi mới mua được.
Đêm tân hôn, khi lớp vỏ hộp quà cuối cùng được bật ra, tôi như chết lặng khi thấy trong đó là toàn những bộ quần áo cũ của con rách rưới và bẩn thỉu. Ảnh minh họa.
Tôi ra đi với hai bàn tay trắng, phải bán xe ô tô để trả những món nợ chung mà cuộc hôn nhân này còn để lại. Vì quê ở xa Hà Nội nên tôi cũng phải đi thuê nhà để ở, phải tự trang trải cuộc sống một mình.
Có thể nói cuộc sống những ngày sau ly hôn của tôi vô cùng khổ cực vì thiếu thốn trăm bề, cả tình cảm lẫn tiền bạc. Ấy vậy nhưng tôi vẫn luôn giữ đúng mục tiêu dù không sống chung nhà nhưng tôi vẫn luôn chăm sóc các con để chúng tôi không cảm thấy thiếu hụt tình cảm của bố.
Cuối tuần nào tôi cũng về nhà đưa các con đi ăn và mỗi khi mẹ chúng bận tôi đều đón đưa các con đi học. Và mỗi đầu tháng, tôi đều không quên gửi khoản tiền 4 triệu đồng để nuôi con vào tài khoản của mẹ chúng.
Ba năm trôi qua, mọi việc cứ diễn ra trong bình lặng như vậy. Nhưng đến khoảng gần một năm trở lại đây, kể từ khi tôi mua được nhà mới, và đặc biệt tôi có hẹn hò với bạn gái thì cả vợ cũ và các con đều tìm cách gây sự với tôi.
Các con tôi từ ngày biết bố có bạn gái thì thường xuyên nhắn tin, gọi điện để xin tiền. Tôi lúc đầu cũng chỉ nghĩ vì các con cần nên thản nhiên gửi tiền cho con mà không hề nghĩ ngợi gì.
Tuy nhiên, tôi thấy tần suất các con xin tiền gần như liên tục, khác hẳn với ngày trước và đặc biệt, mỗi lần chúng xin rất nhiều tiền, không phải vài trăm hay một triệu nữa mà có khi tới cả chục triệu. Và khi tôi cảm thấy nghi ngờ, có hỏi lại thì các con lại quanh co và đưa ra những lý do ngô nghê.
Vì thế mà tôi quyết định không cho con tiền nữa. Chỉ khi nào con có lý do thực sự cần dùng tiền thì tôi mới gửi. Điều này khiến bọn trẻ bực bội và bày tỏ thái độ hỗn xược với tôi. Dẫu vậy, tôi không giận con mà chỉ nghĩ rằng rồi khi trưởng thành chúng sẽ dần thay đổi.
Còn vợ cũ thỉnh thoảng lại gửi đơn đến cơ quan tôi để vu khống tôi mạt sát, hành hạ mẹ con cô ấy, trong khi thực tế cả bao năm nay tôi không hề bước chân vào nhà cũ. Mỗi lần đến đón con đi học hay đi ăn, tôi đều chỉ đứng chờ con ngoài ngõ.
Người vợ cũ cũng thường xuyên nhắn tin đe dọa bạn gái của tôi dù trên danh nghĩa giờ chúng tôi chẳng còn liên quan gì. Cũng vì những tin nhắn hăm dọa này mà bạn gái tôi đã không khỏi nhiều lần phải đau đớn, vật vã và lo sợ.
Tuy nhiên, tôi và bạn gái đã quyết tâm cùng nhau vượt qua mọi khó khăn để tiến tới hôn nhân. Và cách đây hai tuần, chúng tôi đã tổ chức đám cưới trong niềm mong mỏi của gia đình và bạn bè.
Cũng vì không muốn làm tổn thương con nên tôi chỉ tổ chức tiệc cưới ở quê. Còn trên Hà Nội, tôi chỉ làm tiệc báo hỷ để mời anh em bạn bè thân thiết, đồng nghiệp đến chia vui.
Trước ngày tổ chức tiệc ở Hà Nội một tuần, tôi có mời hai con đi ăn và thông báo với con về đám cưới của tôi cũng như chia sẻ về hoàn cảnh của tôi để các con thông cảm.
Hôm đó, bọn trẻ dù không vui nhưng tỏ ra rất tôn trọng tôi và quyết định tổ chức tiệc.
Nghĩ các con đã chấp nhận sự thực mới này nên tôi đã mạnh dạn mời con đến dự tiệc cưới, đồng thời cũng để ra mắt người vợ mới của tôi.
Hôm tổ chức tiệc đó, các con tôi không đến nhưng một người họ hàng bên nhà tôi đã mang đến một gói quà lớn, được gói đẹp đẽ và bảo của các con tôi gửi.
Hôm đó, nhận món quà của con, tôi rất vui vì nghĩ rằng con đã cảm thông cho bố. Và tối đó, ngay trong đêm tân hôn, khi hai vợ chồng trở về phòng, tôi mới mang gói quà con gửi ra mở.
Tôi còn hào hứng khoe với vợ và rủ vợ cùng mở quà vì nghĩ rằng chắc vợ cũng sẽ vui khi thấy các con chồng đã dần hòa đồng và không còn hằn học nữa.
Ấy vậy nhưng khi lớp vỏ hộp quà cuối cùng được bật ra, tôi như chết lặng khi thấy trong đó là toàn những bộ quần áo cũ của con rách rưới và bẩn thỉu. Kèm theo đó là một cuốn sổ nhỏ ghi theo dạng nhật ký từng ngày với những lời lẽ rất xấc xược:
"Này bố ơi, sao bố không gửi tiền cho con thế? Bố nghĩ một tháng chỉ 4 triệu là đủ thôi sao. Tiền đó xin lỗi đi chỉ đủ mua vài bộ váy ngủ".
"Hôm nay đã là ngày 30 rồi mà bố chẳng gửi cho con đồng nào. Dạo này chắc bố bận yêu đương, hò hẹn với con mụ ấy quá. Yêu mụ ấy chắc phải tốn kém lắm nhỉ. Hay mụ ấy cấm bố gửi tiền cho con rồi".
Giá như tôi nghiêm khắc hơn với bọn trẻ thì có lẽ vợ chồng tôi đã không có một đêm tân hôn trong nước mắt và dằn vặt như thế này.
Nhìn những dòng chữ con gửi và những bộ đồ cáu bẩn con gửi, tôi không thể nghĩ rằng đứa con gái 10 tuổi lại có thể có những nsuy nghĩ và lối hành xử xấc xượchư vậy.
Kể từ lúc nhận món quà, tôi ngồi như chết trân còn vợ tôi thì bỏ ra ngoài cả tiếng. Tôi phải thuyết phục mãi mới đưa được cô ấy về.
Nhìn nét mặt vợ mà tôi ân hận vô cùng, giá như tôi không bày đặt chuyện mở quà cùng nhau, giá như tôi không thông báo về bữa tiệc cưới với các con, giá như tôi nghiêm khắc hơn với bọn trẻ thì có lẽ vợ chồng tôi đã không có một đêm tân hôn trong nước mắt và dằn vặt như thế này.
Giờ tôi băn khoăn vô cùng, tôi nên xử lý ra sao với món quà cưới này của con. Nếu để lặng thinh, tôi sợ bọn trẻ sẽ "được đằng chân lân đằng đầu", còn nếu tôi quát mắng, tôi sợ con sẽ tổn thương.
Và quan trọng những ngày tiếp theo đây, tôi sẽ phải cư xử với con như thế nào để người vợ mới không phải đau lòng trước thái độ xấc xược của con chồng?
Theo Tienphong
Chết lặng khi phát hiện sự thật trong căn phòng bí mật của vợ sắp cưới Tôi bất ngờ phát hiện ra một căn phòng bí mật của vợ sắp cưới. Trong căn phòng đó, tôi nhìn thấy sự thật đau lòng mà vợ chưa cưới giấu kín. Tôi là một chàng trai tỉnh lẻ lên thành phố học đại học. Nhờ ngoại hình điển trai mà ngay từ năm đầu đại học tôi đã kiếm được nhiều tiền...