Ông Bùi Sỹ Lợi: Tăng tuổi nghỉ hưu “đón đầu xu thế” già hóa dân số
Theo ông Bùi Sỹ Lợi việc tăng tuổi nghỉ hưu, bước đầu chính là cách điều chỉnh nhận thức, quan điểm và phương pháp để người lao động Việt Nam quen dần với việc phải làm việc sau khi về già.
Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội
Tăng tuổi nghỉ hưu để quen dần với việc làm việc sau khi về già
Trả lời báo chí tại hành lang Quốc hội chiều 29/5, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, chia sẻ kết quả khảo sát về độ tuổi nghỉ hưu theo dự thảo Luật Lao động (sửa đổi) đang được trình Quốc hội cho ý kiến.
“100% phụ nữ trong khu vực hành chính sự nghiệp muốn bình đẳng tuổi nghỉ hưu với nam giới là 62 trong khi các nữ công nhân không ai muốn tăng tuổi nghỉ hưu”, ông Bùi Sỹ Lợi đề cập quanh quy định được quan tâm bậc nhất với dự thảo Luật Lao động (sửa đổi).
Trong tờ trình của Chính phủ, hai phương án tăng tuổi nghỉ hưu được đưa ra để Quốc hội thảo luận. Phương án 1 tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình thêm 3 tháng/năm đối với nam giới và 4 tháng/năm với nữ giới cho đến khi nam đủ 62 tuổi và nữ đủ 60 tuổi. Phương án thứ 2 có tốc độ tăng tuổi nghỉ hưu nhanh hơn là 4 tháng đối với nam và 6 tháng với nữ.
Vị đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa cho biết ông đồng tình với phương án 1 bởi nó không gây sốc cho thị trường lao động, bổ sung thêm việc làm và không tạo ra tình trạng thất nghiệp tức thời. Tuy nhiên, ông Lợi cũng cho rằng còn nhiều thời gian để thảo luận về dự thảo luật này và điều quan trọng nhất là phải xin ý kiến tất cả các đối tượng có thể chịu ảnh hưởng.
Trong bối cảnh Liên Hợp Quốc từng nhiều lần cảnh báo dân số Việt Nam đang già hóa nhanh chóng, ông Lợi cũng cho rằng việc tăng tuổi nghỉ hưu, bước đầu, chính là cách điều chỉnh nhận thức, quan điểm và phương pháp để người lao động Việt Nam quen dần với việc phải làm việc sau khi về già.
Lấy Nhật Bản làm ví dụ, ông Lợi cho biết tuổi nghỉ hưu ở quốc gia Đông Á này là 70 trong bối cảnh thiếu nguồn nhân lực đang trở nên nghiêm trọng. Trong khi đó, Việt Nam đã bước qua thời kỳ dân số vàng và bước vào giai đoạn đầu của quá trình già hóa, điều có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng nếu Việt Nam không có những bước chuẩn bị để đương đầu với những thách thức này.
Video đang HOT
“Tuổi thọ bình quân của người Việt Nam hiện nay là 76,6. Suốt gần 70 năm qua, chúng ta không điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu”, ông Lợi đề cập đến việc cấp thiết phải nâng tuổi nghỉ hưu để phù hợp hơn với điều kiện kinh tế xã hội hiện tại của Việt Nam.
Ngoài ra, Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng nhấn mạnh rằng hơn 40% tổng số người về hưu của Việt Nam đang tiếp tục làm việc trong thị trường lao động. Điều này có nghĩa là những người này vừa hưởng lương hưu nhưng lại vừa hưởng lương lao động. Nó cũng góp phần giải thích cho việc 4 tháng đầu năm, nguồn nhân lực mới được bổ sung của Việt Nam là gần 400.000 người nhưng đã giải quyết việc làm cho hơn 400.000 lao động.
“Với những lý do đó, chúng ta phải nghiên cứu, tính toán để chuẩn bị lộ trình nhằm tránh những cú sốc cho thị trường lao động, đón đầu xu thế già hóa dân số và tạo nguồn lực cho phát triển kinh tế, xã hội của đất nước”, ông Lợi nhấn mạnh.
Bản thân ông Lợi cũng đề cập đến những băn khoăn của người lao động với việc tăng tuổi nghỉ hưu lên 60 tuổi với nữ và 62 tuổi với nam. Tuy nhiên, vị đại biểu Quốc hội nhấn mạnh thực chất, không phải ai cũng buộc phải làm đến độ tuổi này. Dự án Luật Lao động sửa đổi cũng trao cho người lao động “quyền” nghỉ hưu thay vì “có thể” nghỉ hưu như luật trước đó.
“Những người lao động trong các ngành như dệt may, da giày, thủy sản, điện tử hay những ngành vẫn được biết tới là nặng nhọc sẽ được về hưu sớm hơn so với độ tuổi quy định”, ông Lợi nhấn mạnh.
Việt Nam, 1 trong nước có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới
Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi) quy định những người làm việc trong điều kiện bị suy giảm khả năng lao động sẽ được nghỉ hưu sớm hơn 5 năm. Nếu công việc diễn ra trong môi trường độc hại, nguy hiểm và ảnh hưởng tới sức lao động thì người làm có thể được nghỉ hưu sớm tới 10 năm. Chính phủ sẽ ban hành quy định cụ thể về những ngành nghề nào người lao động được quyền nghỉ hưu sớm.
Bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cũng đã có những chia sẻ về tình trạng nhân khẩu học của Việt Nam. Cùng nhận định Việt Nam đã không còn ở thời kỳ đỉnh của dân số vàng, Bộ trưởng Dung cho biết Việt Nam đang là một trong những nước có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới.
Về việc tăng tuổi nghỉ hưu của công nhân, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết đây là vấn đề được quan tâm đặc biệt và Chính phủ đang rà soát lại toàn bộ những ngành nghề, lĩnh vực công việc nặng nhọc, độc hại cần được nghỉ hưu sớm để lập danh sách kèm theo bộ luật này. Đối với những lao động trình độ cao, lành nghề hoặc làm việc trong các lĩnh vực đặc biệt, thời gian nghỉ hưu có thể kéo dài hơn so với quy định của luật, thậm chí khuyến khích họ làm việc đến hết đời.
Theo Bizlive
Tạo "văn hóa an sinh" trong xã hội
Đó là nhận định của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung tại buổi làm việc với Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH Việt Nam) về vấn đề cải cách chính sách BHXH; tinh gọn, hiện đại hoá bộ máy, nâng cao chất lượng phục vụ của ngành BHXH diễn ra vừa qua.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu tại buổi làm việc với BHXH Việt Nam
Thành tựu lớn, thách thức lớn
Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu, cho biết: Thời gian qua, BHXH Việt Nam đã hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu, kế hoạch nhiệm vụ được giao trong công tác thu, giảm nợ BHXH; cải cách thủ tục hành chính (TTHC), ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), góp phần đảm bảo đầy đủ, kịp thời quyền lợi cho người hưởng... Tính đến hết quý I/2019, số người tham gia BHXH là 14,795 triệu người; tham gia BH thất nghiệp là 12,78 triệu người; BHYT là 83,6 triệu người.
Năm 2018, công tác cải cách TTHC, ứng dụng CNTT của Ngành BHXH đã được Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ, Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ và Đoàn Giám sát của Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam đánh giá có hiệu quả, được sự đồng tình ủng hộ của doanh nghiệp, người lao động và nhân dân.
Tại "Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT Việt Nam năm 2018", BHXH Việt Nam tiếp tục giữ vững vị trí thứ 2 trong Bảng xếp hạng chung khối các bộ, ngành có dịch vụ công. Những tháng đầu năm 2019, BHXH Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều giải pháp, ứng dụng mới trong lĩnh vực này, như: Hệ thống tin nhắn tra cứu đóng, hưởng BHXH, BHYT; Hệ thống trả lời, tư vấn tự động...
Ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng nhận định, 10 năm qua, đặc biệt là 5 năm trở lại đây, BHXH Việt Nam đã có một bước tiến dài với nhiều kết quả ấn tượng trong phát triển đối tượng, diện bao phủ BHXH, BHYT ngày càng tăng lên; cải cách TTHC, ứng dụng CNTT đi trước đón đầu, hoàn thiện được cơ sở dữ liệu quốc gia về BHXH, BHYT... đã tạo nền tảng đảm bảo an sinh xã hội của đất nước.
Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Lợi cũng cho rằng, Ngành BHXH cũng đang phải đối mặt với những thách thức lớn khi nhận thức của người dân về hệ thống an sinh xã hội chưa cao, các chính sách BHXH, BHYT được thiết kế chưa thực sự hấp dẫn với người dân, người lao động... Do đó, trong thời gian tới, BHXH Việt Nam phải tiếp tục chủ động, cố gắng hơn nữa trong phối hợp với các bộ, ngành kiến nghị sửa đổi, hoàn thiện chính sách. Đồng thời, kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng hiệu quả công việc, nâng cao chất lượng phục vụ.
Cần xây dựng văn hoá an sinh
Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung ghi nhận và đánh giá cao những kết quả, thành tựu mà Ngành BHXH đã đạt được thời gian qua, đặc biệt trong lĩnh vực cải cách TTHC, ứng dụng CNTT, góp phần mang lại sự hài lòng ngày càng cao cho người, đồng thời chia sẻ với những khó khăn, thách thức mà Ngành BHXH đang gặp phải.
"Những khó khăn, thách thức đó, Bộ LĐTB&XH sẽ sát cánh, đồng hành cùng BHXH Việt Nam để cùng nhau tháo gỡ, giải quyết với những giải pháp, việc làm cụ thể vì một mục tiêu chung đảm bảo quyền lợi của người dân, người lao động", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.
Cũng theo Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH, thời gian tới, BHXH Việt Nam và Bộ LĐTB&XH cần bám sát tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH, tập trung làm tốt các nhiệm vụ, giải pháp đặt ra trong Nghị quyết. Đặc biệt lưu tâm đến 3 vấn đề lớn:
Thứ nhất, cần thay đổi nhận thức của nhân dân, người lao động về chính sách an sinh xã hội, với hai trụ cột chính là BHXH, BHYT. Phải tạo nên "văn hoá an sinh" trong xã hội để người dân thấy được sự sát sườn, thiết thực của các chính sách này, từ đó tự giác tham gia.
Thứ hai, hai ngành phải tăng cường phối hợp để góp ý, kiến nghị xây dựng, sửa đổi chính sách BHXH, BHYT hấp dẫn hơn; giải quyết ngay những vấn đề đang tồn tại như tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH, BHYT cần phải có những chế tài mạnh, xử lý dứt điểm.
Thứ ba, hai ngành cần xây dựng, đổi mới theo tinh thần Nghị quyết 28-NQ/TW, hướng tới hiện đại, tinh gọn, chuyên nghiệp, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo; tăng cường kết nối dữ liệu giữa hai Ngành trong giải quyết chế độ cho người tham gia BHXH, BH thất nghiệp.
Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh mong muốn, thời gian tới tiếp tục nhận được sự phối hợp, hỗ trợ từ Bộ LĐTB&XH trong hoàn thiện, sửa đổi, xây dựng chính sách BHXH, BHYT; kết nối dữ liệu giải quyết chế độ BH thất nghiệp; thực hiện thanh tra chuyên ngành; phát triển BHXH tự nguyện...
Minh Anh
Theo PLVN
Năm 2018, Bộ LĐ-TB&XH ghi dấu ấn đậm nét, có nhiều điểm đột phá Tất cả các nhiệm vụ trọng tâm của ngành đặt ra đều đạt và vượt mức chỉ tiêu. Năm 2018, ngành LĐ-TB&XH đã đặt nền móng rất quan trọng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt với 3 đột phá bao gồm: thể chế, giáo dục nghề nghiệp và lĩnh vực người có công - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết. Bộ trưởng...