Ông bố lái taxi dẫn dắt con gái vô địch Grand Slam
Djokovic thu gom danh hiệu Grand Slam thứ 17 tại Úc mở rộng trong sự nghiệp chỉ tốn công báo chí liệt kê và kể những câu chuyện không mới.
Nhưng tay vợt nữ Mỹ Sofia Kenin, 21 tuổi lần đầu vô địch lại trở thành những đề tài cực nóng nơi hậu trường. Sofia Kenin đến với quần vợt từ con số 0, cô chẳng có chút nền tảng liên quan môn đấu này từ gia đình hay tiền bạc và không được làm quen ở những trường đào tạo danh tiếng như hầu hết các tay vợt khác.
Sofia Kenin là dân gốc Nga, có cha là ông Alexander Kenin, tài xế taxi tại New York, nhưng vẫn dành thời gian huấn luyện và tập cùng cô. Thế nên khi Sofia Kenin lên ngôi Úc mở rộng 2020 thì ông Alexander Kenin bước ngay vào hàng ngũ ba ông bố huyền thoại trong lịch sử quần vợt đưa con của mình trở thành nhà vô địch Grand Slam.
Ông bố huyền thoại và nhà tân vô địch Sofia đi vào lịch sử Grand Slam. Ản: GETTY IMAGES
Đó là những ông bố Mike Agassi (cha của Andre Agassi), ông Richard William (cha của bộ đôi tay vợt nữ Serena và Venus William). Giờ thế giới lại có thêm ông bố Alexander Kenin, người được xem là huyền thoại nhất trong ba ông bố huyền thoại, bởi ông là dân tay ngang, không có bằng cấp HLV và nghề chính là chạy taxi.
Ông Alexander Kenin kể gia đình ông, mà cụ thể là ông và vợ Lena từ Nga sang New York định cư năm 1987 mà trong túi chỉ có vài trăm USD và không biết nói lấy một từ tiếng Anh. Nhưng ông dần thích nghi với nỗ lực và ý chí cao. Ban đêm ông chạy taxi, ban ngày tranh thủ đi học sử dụng máy tính và học tiếng Anh…
Ngày bé, ở tuổi lên năm Sofia được bố dẫn đến một sân quần vợt và ông phát hiện con gái rất yêu thích môn này. Vì thương con, ông tìm hiểu môn quần vợt, xem tivi rồi tự rút ra kinh nghiệm và chỉ bảo con gái. Trình độ con đến đâu ông lại trau dồi kiến thức quần vợt đến đấy.
Cứ thế, khi Sofia sang tuổi 21 thì cô đã trở thành nhà vô địch và ông lái taxi đã trở thành HLV huyền thoại từ một người tay ngang, tự trau dồi kiến thức để tự huấn luyện con thành nhà vô địch.
Theo PLO
Video đang HOT
Djokovic không được yêu như Federer: Lỗi tại ai?
Tình cảm là thứ không bao giờ lý giải được, bởi vậy, người ta yêu Roger Federer và ghét Novak Djokovic vì những lý do rất khó hiểu.
"Vì sao số đông fan tennis không bao giờ tha thứ cho Djokovic vì những 'tội ác' khổng lồ", cây viết Kevin Palmer của Tennis365 mở đầu bài phân tích sau khi Nole đăng quang Australian Open 2020.
Có một sự bất công cho Djokovic ở đây. Làm thế nào một tay vợt giành tới 17 danh hiệu Grand Slam lại nhận những ngôn từ cay nghiệt như vậy?
Djokovic đơn giản là sinh ra không đúng thời điểm. Sự trỗi dậy của anh xuất hiện khi lượng lớn người hâm mộ chia làm hai phe. Một bên yêu Federer, và phần còn lại ủng hộ Nadal. Cũng chính vì Federer và Nadal liên tục tạo ra những màn so tài đỉnh cao, tất cả dường như bị cuốn vào màn trình diễn của họ.
Djokovic có hành động châm biếm trọng tài ở chung kết Australian Open 2020.
Khi những chiến thắng của Nole trở thành "tội ác"
Ngày Nole trở thành kẻ thách thức của "Big Two" (Federer và Nadal) và thường xuyên kết thúc những trận đấu bằng thất bại, anh còn nhận được tiếng vỗ tay. Nhưng khi Djokovic bùng nổ và lật đổ Roger và Rafa một cách thường xuyên hơn, người hâm mộ tỏ ra khó chịu, vì thấy thần tượng của mình liên tục gục ngã.
Từ những thất bại 5 set, đến 4 rồi 3 set, Nole như cơn cuồng phong cuốn phăng mọi rào cản, dù đó là Federer hay Nadal. "Tội ác" của anh lớn dần từ đó. Càng giành nhiều chiến thắng, người hâm mộ lại càng khó tha thứ cho Nole.
Không ai giải thích được, bởi tình cảm người hâm mộ đã gắn sâu vào một lập luận khó thay đổi. Như một chân lý, Federer luôn là vua, dù thất bại đi nữa.
"Tàu tốc hành" như hiện thân cho những chuẩn mực tuyệt vời của quần vợt. Anh mang đến cho người xem một phong cách hào hoa và lịch lãm. Vì lẽ đó, Djokovic có thể hạ được Roger, nhưng không bao giờ chiến thắng trong cuộc chiến chinh phục tình cảm của người hâm mộ.
Tình cảm là thứ rất khó giải thích. Đôi khi đã vươn tới vinh quang, kẻ chiến thắng chưa chắc lấy được xúc cảm ngọt ngào nhất từ khán giả. Giải đấu nào có Federer, Djokovic và thậm chí Nadal chắc chắn không được yêu trọn vẹn. Khán giả cuồng nhiệt hơn mỗi lần FedEx giành điểm và ít khi điều đó thuộc về Nole.
Nole càng thành công, người ta lại ghét anh hơn.
Ở trận chung kết Australian Open gặp Dominic Thiem, khi Nole giao bóng hỏng lần đầu tiên, một cổ động viên hét lớn đầy phấn khích: "Đúng rồi".
Djokovic đáp lại bằng một cái liếc xéo. Sau đó, anh giành lại điểm số quyết định. Tay vợt người Serbia phản ứng bằng cách hôn gió với người giễu cợt mình, như một lời nhắc nhở đẳng cấp của Nole vẫn ở đây.
Khi Nole kết thúc phần phát biểu sau trận đấu, người ta vẫn nghe thấy những tiếng la ó. Chuyện gì đang xảy ra vậy? Djokovic là nhà vô địch, và đã 8 lần lên ngôi tại Australian Open. Thế nhưng, anh mãi không bao giờ chinh phục hoàn toàn trái tim của người hâm mộ.
Djokovic mãi không bao giờ là kẻ vĩ đại được yêu
Tồn tại trong làng banh nỉ là một sự "căm ghét" đầy khó hiểu cho Djokovic. Vòng 4 của US Open 2019, Nole xin rút lui trước Stan Wawrinka vì chấn thương. Anh đã thua 4-6, 5-7 và bị dẫn 0-2 trong set thứ ba. Đám đông ở Flushing Meadows bắt đầu phản đối tay vợt người Serbia.
Nếu trên sân là Federer, Nadal hay Andy Murray, tiếng la ó hẳn được thay bằng những tràn vỗ tay. Murray cảm nhận được điều đó rõ rệt nhất.
Federer luôn chiến thắng trong cuộc chiến chinh phục tình cảm của người hâm mộ.
Không chỉ người hâm mộ, nhiều thương hiệu quốc tế cũng không thích Djokovic, dù anh chỉ kém Federer có 3 danh hiệu Grand Slam. Theo Brandwatch, tổng thu nhập của Nole trong năm 2018, thời điểm anh có 2 Grand Slam, chỉ dừng lại ở 23,5 triệu USD, kém xa Federer với 77,2 triệu USD cùng năm. Ngay cả Kei Nishikori, tay vợt không thuộc dạng tầm cỡ thế giới, còn bỏ túi đến 34,6 triệu USD.
Trên mạng xã hội, trong giai đoạn từ tháng 6/2018 đến 2/2019, Djokovic nhận được tới 24% số bình luận mang tính tiêu cực, theo Brandwatch. Điều này cho thấy kẻ căm ghét Nole rất nhiều.
Theo cây viết Kevin Palmer, Nole không phải tay vợt dễ mến trong mắt số đông người hâm mộ còn bởi cách cư xử. Ở trận chung kết Australian Open 2020, anh bị tố dùng chiêu trò để vô địch. Nole được cho là xin thời gian điều trị để hồi phục sức và đánh mất hưng phấn của Thiem trong trận chung kết Australian Open.
Những phản ứng không ngại bất kỳ ai, ngay cả trọng tài, làm hình ảnh Djokovic trở nên đáng ghét hơn. "Ông tự làm mình nổi tiếng rồi đấy... Làm tốt lắm", tay vợt người Serbia nói với trọng tài Damien Dumusois như vậy vào cuối set thứ hai.
Lúc đi ngang qua trọng tài, Nole còn chạm vào chiếc giày và có hành động mang hơi hướm của sự mỉa mai. Djokovic phải trả giá cho điều đó bằng những cảnh báo của trọng tài. Nếu trên sân là Federer hay Nadal có hành động như vậy, liệu họ sẽ nhận hình phạt như Djokovic? Kevin Palmer khẳng định là không.
Một lần, tác giả của trang Tennis365 có thực hiện cuộc phỏng vấn với Nole, và hỏi: "Anh nghĩ sao khi khán giả yêu Federer hơn". Nhún vai, Nole đáp: "Tôi chấp nhận thôi".
Chấp nhận mình sinh ra không đúng thời điểm, và để được yêu mến như Federer hay Nadal, đó là những gì Djokovic chịu đựng. Anh không còn lựa chọn nào khác. Bởi vậy, dù có vượt qua Roger để trở thành tay vợt giành nhiều Grand Slam nhất lịch sử, Nole sẽ luôn là kẻ yếu thế trong cuộc chiến đi tìm sự yêu mến từ người hâm mộ.
Theo Zing
Những sự kiện lớn thể thao thế giới năm 2020 Năm 2020 chứng kiến nhiều sự kiện bóng đá lớn hấp dẫn trên thế giới lẫn khu vực châu Á. Cùng Dân Trí điểm qua những sự kiện nổi bật. Giải U23 châu Á (8-26/1) Giải U23 châu Á là sự kiện quan trọng của các đội châu Á (trong đó có U23 Việt Nam). Giải đấu này sẽ quyết định 3 tấm...