Ông bố Campuchia tự làm balo cho con trai
Chiếc balo được làm từ sợi cọ raffia, nhuộm màu xanh dương, gắn thêm khóa nhựa và quai đeo phía sau.
Tại thành phố Battambang, Campuchia, một chiếc cặp đi học thông thường giá 7 USD (khoảng 160.000 đồng), nhưng nhiều gia đình khó khăn không thể mua. Việc thiếu đồ dùng học tập cơ bản có thể ngăn cản trẻ đến trường, nhưng điều này không xảy ra với Ny Keng, học sinh lớp 1 trường tiểu học Lumphat.
Chiếc balo được làm từ sợi cọ raffia, nhuộm màu xanh dương. Ảnh: Sophous Suon.
Cha em, một nông dân đã quyết định tiết kiệm khoản tiền mua cặp bằng việc tự làm tặng con balo đi học. Balo được làm từ sợi cọ raffia, chất liệu thường được sử dụng làm đồ thủ công và được nhuộm màu xanh dương. Bên ngoài, balo gắn khóa nhựa và dây đai màu đen.
Giáo viên lớp 1 của Ny Keng, Sophous Suon đã phát hiện chiếc balo này và quyết định chia sẻ ảnh chụp lên Facebook ngày 17/6. Một số người cảm động bởi tình yêu và nỗ lực của người cha muốn con trai được hưởng sự giáo dục tốt nhất. Những người khác ca ngợi anh vì sự sáng tạo.
Dezmond Pang bình luận: “Hành động thật ấm áp. Chiếc cặp sẽ là một trong những món quà ý nghĩa nhất mà cậu bé nhận được. Khi lớn lên, cậu bé sẽ hiểu được tấm lòng của người cha”.
Video đang HOT
Ny Keng đeo balo do cha làm đến trường. Ảnh: Sophous Suon.
Suon cho biết sau khi bài đăng được lan truyền trên mạng xã hội, nhiều nhà hảo tâm đã liên lạc với cô, mong muốn được giúp đỡ Ny Keng và gia đình em.
Tú Anh
Theo Bored Panda/VNE
Bận đi làm thêm bị đuổi ra khỏi nhóm tình nguyện nữ sinh còn bị trưởng nhóm mắng là vì tiền, không vì cái chung
Việc đi tình nguyện luôn là hành động đẹp của tuổi trẻ, nhưng quan trọng hơn là phải cân bằng được với cuộc sống cá nhân.
Tình nguyện là 1 hoạt động xã hội phổ biến của học sinh, sinh viên, hình ảnh màu áo xanh mỗi khi mùa hè đến hay mỗi mùa thi đều khiến mọi người ấm lòng. Đồng thời việc này cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho tuổi trẻ như biết quan tâm đến cộng đồng nhiều hơn, có cơ hội trải nghiệm nhiều điều thú vị,... Tuy nhiên xung quanh câu chuyện đi tình nguyện cũng có nhiều vấn đề cần bàn cãi.
Chẳng hạn, nếu đi tình nguyện mà không có chữ "Tâm", không tự nguyện mà chỉ đi do bị ép buộc, hoặc do cộng điểm thì nên suy nghĩ lại. Hay ở nhà chưa bao giờ biết phụ giúp bố mẹ kể cả rửa cái bát, cầm cây chổi quét nhà nhưng chương trình xã hội nào cũng có mặt thì đây chỉ là việc hình thức nhằm có cái mác để đi khoe khoang với mọi người.
Mới đây trên trang NEU Confessions có đăng tải đoạn hội thoại tranh cãi vấn đề nên đi hay không đi tình nguyện của cô gái trẻ cùng 1 bạn trong nhóm hoạt động xã hội. Câu chuyện có lẽ sẽ không có gì đáng chú ý khi bạn gái kia có chia sẻ rằng gia đình khó khăn cần phải đi làm thêm kiếm tiền trang trải cuộc sống, cộng thêm việc đang phải trả góp điện thoại nên không thể đi lần này được. Tuy lý do chính đáng nhưng bạn kia lại cho rằng cô gái có lối sống thực dụng, vì tiền nên đã thẳng thừng đuổi cô nàng này ra khỏi nhóm tình nguyện mà không hề thông cảm.
Nhân vật chính của câu chuyện, cũng là người bị đuổi ra khỏi nhóm tình nguyện chỉ vì bận đi kiếm tiền trang trải cuộc sống. Ảnh: NEU Confessions
Đoạn hội thoại giữa cô gái với bạn trong nhóm tình nguyện. Ảnh: NEU Confessions
Ở dưới phần bình luận với hơn 4 nghìn lượt tương tác, cư dân mạng đều đứng về cô gái trẻ này mà lên án hành động tình nguyện không đúng nghĩa, trong khi cô gái này chỉ không thể đi lần này được mà người bạn kia vẫn không quyết tâm đuổi ra khỏi nhóm, sự cảm thông cho nhau còn không có thì đừng nói chuyện xa xôi hơn như là giúp đỡ xã hội, khi chính mình còn chưa lo được cho gia đình và bản thân mà còn đi giúp cho cộng đồng thì thật là con người chỉ biết chú trọng cho hình thức bên ngoài.
Uông Bắc: "Cha mẹ ở nhà gồng mình làm không hết việc con cái bày đặt tình nguyện, việc nhà thì nhác việc xã hội thì siêng, rồi bày đặt đi tình nguyện chứ về nhà chưa chắc đã cầm cái chổi quét nhà".
Drago: "Hiện tại thì một số sinh viên trẻ vẫn chưa thể phân biệt, định nghĩa và cân đối được 2 chữ "tình nguyện ". Các bạn ráo riết chạy theo tư tưởng "việc nhà thì nhác việc chú bác thì siêng", đồng thời nghĩ rằng đó là hay, cao ngạo, ta đây hòa đồng, giúp ích nhiều cho xa hội. Đồng ý rằng công việc tình nguyện là điều đúng đắn và rất cần thiết, nhưng bên cạnh đó các bạn cần nâng cao nhận thức, rèn luyện cái suy nghĩ được sâu rộng hơn chín chắn hơn".
Vũ Minh Đức: "Ngày xưa đi học không có thời gian đi tình nguyện nên giờ về nhà quyết tâm tình nguyện đi nấu cơm rửa bát quét nhà phục vụ cho gia đình. Hãy học cách tình nguyện cho gia đình mình trước rồi hẵng ra tình nguyện xã hội. Nể nhất mấy đứa ở nhà thì nhác cũng bày đặt ra ngoài đi tình nguyện. Việc nhà thì nhác việc chú bác thì siêng".
Theo Helino
Ngày này năm xưa #5: Nhìn hình ảnh này, khó mà nhận ra 1 Tùng Sơn gây náo loạn ngày ấy Năm 2016, mạng xã hội bất ngờ dậy sóng trước đoạn clip một nam thanh niên vừa khóc vừa nhớ thương người yêu cũ. Kể từ khi đoạn clip đạt hơn 2 triệu lượt xem trên mạng thì chủ nhân của nó là "Công chúa thủy tề" Tùng Sơn cũng chẳng mấy chốc mà trở thành hiện tượng mạng "làm mưa làm gió"...