Ông Biden ra cách tiếp cận mới về Triều Tiên, khẳng định Trump lẫn Obama đều thất bại
Nhà Trắng cho biết đã hoàn tất việc rà soát chính sách của Mỹ với Triều Tiên. Theo đó, Tổng thống Joe Biden sẽ lựa chọn điểm nằm giữa, kế thừa cả hai người tiền nhiệm Donald Trump và Barack Obama.
Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Pennsylvania (Mỹ) ngày 30-4 – Ảnh: REUTERS
Phát biểu ngày 30-4 (giờ Mỹ) trên chuyên cơ Air Force One, người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki cho hay mục tiêu của Mỹ hiện tại vẫn là phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Tuy nhiên, bà Psaki khẳng định Tổng thống Biden sẽ không tìm cách thỏa hiệp như thời ông Trump, cũng không đi theo công thức “kiên nhẫn chiến lược” như thời ông Obama. Hiện nay, Nhà Trắng cho rằng cả hai chính sách trên đều thất bại.
Video đang HOT
“Chính sách của chúng tôi sẽ không tập trung vào một thỏa hiệp, cũng không dựa trên sự kiên nhẫn chính trị”, bà Psaki nói.
Chính quyền ông Biden hôm 30-4 không đưa ra chi tiết về kết quả rà soát chính sách đối với Triều Tiên, nhưng nhấn mạnh sẽ tập trung vào một “cách tiếp cận thực tế có sự điều chỉnh, trong đó sẽ khai thác con đường đối ngoại với Triều Tiên”, đồng thời thực hiện “tiến độ thực tế” trong việc tăng cường an ninh cho Mỹ và các đồng minh”, theo Reuters.
Hãng tin AP phân tích rằng ông Biden, giống như tổng thống Obama trước đây, đã nhìn nhận Triều Tiên là thách thức đối ngoại lớn nhất cho Mỹ và đồng minh.
Bình luận của bà Psaki dù vậy cho thấy ông Biden sẽ không sao chép cách làm của sếp cũ Obama, cụ thể là việc tiếp cận song hành giữa việc gắn kết với Triều Tiên ở mặt tốt và trừng phạt các hành động từ Bình Nhưỡng mà Washington cho rằng xấu.
Bên cạnh đó, chính quyền Biden cũng có vẻ đang gửi tín hiệu rằng họ sẽ tìm cách từ từ phi hạt nhân hóa Triều Tiên dựa trên nỗ lực và thiện chí của Bình Nhưỡng, trong đó mỗi sự nhượng bộ của Triều Tiên có thể được đổi lại tương ứng là giảm nhẹ lệnh trừng phạt của Mỹ.
Vừa qua, Mỹ cũng không nhắc tới đảm bảo an ninh dành cho Triều Tiên hay một thỏa thuận chính thức chấm dứt cuộc chiến hai miền Triều Tiên. Đây là hai yêu cầu từ phía Triều Tiên mà chính quyền tổng thống Trump trước đây từng cân nhắc, xem như hai điều khoản nằm trong gói thỏa hiệp lớn hơn giữa Washington và Bình Nhưỡng.
Một sự điều chỉnh khác là ông Biden được hiểu sẽ ít tập trung vào việc phát triển mối quan hệ với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un. Thay vào đó, tổng thống Mỹ sẽ dành thời gian và nguồn lực nhiều hơn vào việc tham vấn với Hàn Quốc và Nhật Bản, theo AP.
Nhà Trắng đính chính 'nói nhầm' của Biden
Biden cho rằng trẻ em không có người lớn đi kèm đổ về biên giới là một cuộc khủng hoảng, song Nhà Trắng đính chính Tổng thống đã "nói nhầm".
Phát biểu tại Nhà Trắng cuối tuần trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết chính quyền sẽ không lập tức tăng lượng người tị nạn được nhập cảnh do các điều kiện ở biên giới khiến đây là thời điểm tồi tệ để nâng mức tiếp nhận.
"Vấn đề là các cơ quan về người tị nạn đang nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng xảy ra ở biên giới với trẻ em. Chúng ta không thể làm hai việc cùng lúc", Biden nói.
Đảng Cộng hòa và một số nhà quan sát cho rằng đang xảy ra khủng hoảng tại biên giới phía nam, song Nhà Trắng bác bỏ quan điểm này. Bởi vậy, Biden được cho là đã sử dụng cụm từ mà chính quyền luôn cẩn thận tránh dùng.
Tổng thống Mỹ Joe Biden tại một cuộc họp ở Nhà Trắng hôm 19/4. Ảnh: AFP .
Tại cuộc họp báo hôm 19/4, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki khẳng định Tổng thống đã "nói nhầm" và ông thực sự tin rằng khủng hoảng đang xảy ra ở Trung Mỹ, không phải ở biên giới, nơi nhiều trẻ di cư đang bị giữ trong các cơ sở chật chội, không đủ điều kiện.
"Tổng thống không cảm thấy trẻ em đến biên giới của chúng ta để tìm nơi ẩn náu do bạo lực, khó khăn kinh tế và các hoàn cảnh tồi tệ khác là một cuộc khủng hoảng", Psaki nói. "Tổng thống cảm thấy khủng hoảng xảy ra ở Trung Mỹ, nơi tình cảnh thảm khốc khiến nhiều người phải chạy trốn. Đó là tình huống mà chúng tôi cần dành thời gian, nỗ lực và cần giải quyết nếu chúng ta muốn ngăn chặn nhiều dòng người di cư trong những năm tới".
Biden tuần trước giao nhiệm vụ cho Phó tổng thống Kamala Harris giải quyết "nguyên nhân gốc rễ" tình hình biên giới. Harris đã điện đàm với các lãnh đạo Guatemala và Mexico, nhưng không đến thăm biên giới hoặc trao đổi với các lãnh đạo El Salvador, Honduras. Harris cho biết bà có kế hoạch đến thăm Mỹ Latinh, song chưa công bố thời gian.
Mỹ-Hàn Quốc sẽ tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Ngày 15/4, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki xác nhận, Tổng thống nước này Joe Biden sẽ gặp người đồng cấp Hàn Quốc Moon Jae-in trong thời điểm từ nay đến cuối tháng 5. Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ gặp người đồng cấp Hàn Quốc Moon Jae In trong thời điểm chưa xác định từ nay đến cuối tháng 5....